Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 8: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

I, Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao phải kế thừa và phát huy những truyền thống đó.

- Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. Kĩ năng:

- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3-Thái độ:

- Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Xác định giá trị.

- Trình bầy suy nghĩ.

- Thu thập và xử lý thông tin.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 8: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/10/2011
Ngày giảng: 10/10/2011
Tiết 8:
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP
CỦA DÂN TỘC
I, Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao phải kế thừa và phát huy những truyền thống đó.
- Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
2. Kĩ năng: 
- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3-Thái độ:
- Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Xác định giá trị.
- Trình bầy suy nghĩ.
- Thu thập và xử lý thông tin.
III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não.
- Phân tích trường hợp điển hình.
- Trình bầy 1 phút.
- Thảo luận nhóm.
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC .
. Câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về chủ điểm.
. Những tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề trong thực tế.
. Giấy khổ to, bút dạ, bảng phụ.
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức (1 phút)
2-Kiểm tra đầu giờ: (4’)
GV treo bảng phụ có ghi bài tập. Gọi HS lên bảng và làm bài:
Câu hỏi: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống dân tộc. Giải thích tại sao?
a- Uống nước nhớ nguồn.
b- Tôn sư trọng đạo.
c- Con chim có tổ, con người có tông.
d- Lời chào cao hơn mâm cỗ.
đ- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
e- Cả bè hơn cây nứa.
g- Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức.
HS lên bảng làm bài tập.
HS khác nhận xét. 
GV đánh giá và cho điểm.( đáp án đúng: a,b,c,d,e).
3- Bài mới: 
*/ Giíi thiÖu bµi: (1’)
TiÕt tr­íc chóng ta ®· t×m hiÓu thÕ nµo lµ truyÒn thèng tèt ®Ñp cña d©n téc, ®Ó hiÓu ®­îc truyÒn thèng tèt ®Ñp cã ý nghÜa nh­ thÕ nµo vµ H/S cÇn ph¶i lµm g× ®Ó b¶o vÖ vµ ph¸t huy truyÒn thèng tèt ®Ñp ®ã tiÕt häc h«m nay chóng ta cïng nhau ®i t×m hiÓu phÇn cßn l¹i cña bµi “KÕ thõa vµ ph¸t huy truyÒn thèng tèt ®Ñp cña d©n téc”
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu nội dung bài học.(10’)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của truyền thống và cách giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
* Cách tiến hành:.
GV cho HS thảo luận theo bàn.
Nội dung :
Câu 1- Ý nghĩa của truyền thống dân tộc?
Câu 2- Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
GV bổ sung: Thái độ, hành vi chê bai, phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoặc bảo thủ, trì trệ, hoặc ca ngợi chủ nghĩa tư bản, thích hàng ngoại, đua đòi...
GV quan sát, nhắc nhở các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV nhận xét .
HS ghi bài vào vở.
II-Nội dung bài học.
2- Ý nghĩa:
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có giá trị vô cùng quý giá,góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Thể hiện tính cội nguồn của mỗi cá nhân ,dân tộc.
3- Cách rèn luyện:
-Bảo vệ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ,góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
-Tự hào truyền thống dân tộc mình,phê phán,ngăn chặn tư tưởng ,việc làm phá hoại đến truyền thống của dân tộc.
 Hoạt động 2:(10’)
 Hướng dẫn làm bài tập .
* Mục tiêu: Biết lựa chọn những việc làm thể hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
* Cách tiến hành:
 GV sử dụng phiếu bài tập.
HS làm bài tập 1,3, SGK trang 25-26.
GV phát phiếu 1/2 lớp câu 1,1/2 lớp 
Câu 3.
hiện tượng như nói tục chửi bậy, bói toán, tảo hôn, ma chay, cưới hỏi linh đình cũng là những truyền thống dân tộc cần gĩư gìn và phát huy.
Theo em, ý kiến trên là đúng hay sai? Vì sao?
HS tự do trình bày ý kiến của mình. GV chấm điểm HS trình bầy tốt nhất. 
III-Bài tập.
Đáp án đúng:
Bài 1:
-Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục , tập quán của dân tộc.
-Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống.
-Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
-Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá.
-Nhờ có truyền thống ,mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng.
-Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào.
-Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một , lãng quên.
Hoạt động 3:(10’)
Rèn luyện thực tế củng cố kiến thức.
GV tổ chức cho HS thi hát về những làn điệu dân ca của quê hương mình và mọi miền đất nước.
HS tự do hát .
GV cùng tham gia.
4- CỦNG CỐ:(3’)
Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời , có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước.Truyền thống đó là bài học , kinh nghiệm quý giá để mọi thế hệ noi theo.Việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vấn đề quan trọng, đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc, khách quan và có lòng tin vào cái thiện, cái hợp lí , cái tiến bộ để giữ gìn truyền thống mà cha ông ta đã để lại, góp 
phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 5- DẶN DÒ:(2’)
- Làm bài tập còn lại SGK trang 26.
- Ôn tập nội dung các bài từ bài 1-7 chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docT8- CDCD9.doc