Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 6 - Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển và vì sao phải hợp tác quốc tế.

- Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của nhà nước ta.

2. Kĩ năng:

- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng bản thân.

3-Thái độ:

- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước ta về hợp tác quốc tế.

II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Xác định giá trị.

- Tư duy phê phán.

- Tìm kiếm và xử lý thông tin.

- Hợp tác.

III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Động não.

- Thảo luận nhóm.

- Đàm thoại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 6 - Bài 6: Hợp tác cùng phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/9/2011
Ngày giảng: 26/9/2011
Tiết 6 - Bài 6
HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển và vì sao phải hợp tác quốc tế.
- Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của nhà nước ta.
2. Kĩ năng: 
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng bản thân.
3-Thái độ:
- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước ta về hợp tác quốc tế.
II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Xác định giá trị.
- Tư duy phê phán.
- Tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Hợp tác.
III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Đàm thoại.
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC .
. Tranh ảnh, băng hình...về sự hợp tác giữ nước ta và các nước khác
. Giấy khổ to,bút dạ, bảng phụ.
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức (1 phút).
2-Kiểm tra đầu giờ:(3’)
 GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi trắc nhiệm.
x
x
 Em đồng ý với hành vi nào sau đây, vì sao?
- Ném đá trêu chọc khách nước ngoài.
- Giúp đỡ khách nước ngoài du lịch Việt Nam.
- Thiếu lịch sự với khách nước ngoài.
- Chia sẻ với nạn nhân chất độc màu da cam.
HS: Cả lớp theo dõi nhận xét.
GV: Bổ sung đánh giá, chấm điểm.
3- Bài mới:.
* Giới thiệu bài (1’)
Loài người ngày nay đang đứng trước những vấn đề nóng bỏng, có liên qua đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại, đó là :
Bảo vệ hoà bình chống chiến tranh hạt nhân chống khủng bố.Tài nguyên môi trường, bệnh tật hiểm nghèo. Dân số và kế hoạch hoá gia đình.
 Cách mạng khoa học công nghệ. 
VIệc giải quyết các việc trên là việc của toàn nhân loại không riêng 1 quốc gia nào, 1 dân tộc nào. Để hoàn thành sứ mệnh này, càng phải hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Đấy là ý nghĩa của bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:(13 phút)
Phân tích vấn đề.
- Mục tiêu: Hiểu mối quan hệ hợp tác của Việt Nam và các nước trên thế giới.
- Cách tiến hành:
GV: Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận cả lớp về các thông tin trong phần gạch chân.(chuẩn bị trước.)
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Đặt câu hỏi, phát vấn.
Câu 1: Qua thông tin về Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, em có suy nghĩ gì ?
Câu 2: Bức ảnh trung tướng phi công Phạm Tuân nói lên điều gì? 
Câu 3: Bức ảnh cầu Mĩ Thuận là biểu tượng nói lên điều gì?
Câu 4: Bức ảnh của bác sĩ Việt Nam và Mĩ đang làm gì và có ý nghĩ như thế nào?
-GV: Gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
-HS : Cả lớp làm việc, trả lời cá nhân.
-HS : Lớp nhận xét.
-GV: Nhận xét bổ xung và kết luận chung hệ thống các câu hỏi.
-GV: Qua phần trao đổi, chúng ta rút ra bài học gì ?
I. Đặt vấn đề :
Câu 1: Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực: thương mại, y tế, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, khoa học, quỹ nhi đồng, đó là sự hợp tác toàn diện thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Câu 2: Trung tướng Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ với sự giúp đỡ của nước Liên Xô.
Câu 3: Cầu Mĩ Thuận là biểu tượng sự hợp tác giữa Việt Nam và Ôt xtrâylia về lĩnh vực giao thông vận tải.
Câu 4: Các bác sĩ Việt Nam và Mĩ “phẫu thuật nụ cười” Cho trẻ em Việt Nam, thể hiện sự hợp tác quốc tế và nhân đạo.
- Rút ra bài học ý nghĩa.
-GV: Gợi ý cùng trao đổi với HS về thành quả của sự hợp tác.
-GV: Đưa ra các câu hỏi liên quan nội dung (giao từ tuần trước.)
-HS : Làm việc cá nhân.
-HS : Cả lớp tham gia thảo luận chung.
-GV và HS cùng trao đổi .
Câu 1: Quan hệ hợp tác giưã các nước sẽ giúp chúng ta các điều kiện sau :
+ Vốn. 
+ Trình độ khoa học.
+ Khoa học - công nghệ.
Câu 2: Bản thân em có thấy được tác dụng của sự hợp tác với các nước trên thé giới ?
- HS : Trả lời cá nhân:
+ Hiểu biết của em rộng hơn.
+ Tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật của các nước.
+ Biết được tiến bộ, văn minh của nhân loại.
+ Bổ sung về nhận thức lí luận và thực tiễn.
+Gián tiếp-trực tiếp giao lưu với bạn bè
+ Đời sống vật chất tinh thần của bản thân và gia đình em.
-HS : Cả lớp bổ sung thêm.
-GV: Nhận xét, kết luận.
* Giao lưu quốc tế trong thời hiện đại ngày nay trở thành yêu cầu của mỗi dân tộc. Hợp tác hữu nghị với các nước giúp đất nước tác tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội. Nó cũng là cơ hội của thế hệ trẻ nói chung và bản thân các em nói riêng trưởng thành và phát triển toàn diện.
Hoạt động 2(16 phút)
Tìm hiểu nội dung bài học SGK.
* Mục tiêu: Biết hợp tác là gì? Chủ trương của nhà nước ta về sự hợp tác và cách rèn luyện sự hợp tác với mọi người.
* Cách tiến hành:
-GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
-HS : Chia thành 3 nhóm.
-GV: Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi .
Nhóm 1 :
Câu 1: Em hiểu thế nào là hợp tác ?
Câu 2: Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào ?
Nhóm 2: ý nghĩa của hợp tác với các nước đối với toàn nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng.
* Việt Nam hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường: bảo vệ bầu khí quyển, hạn chế lượng khói bụi xả vào không khí, bảo vệ tài nguyên khoáng sản ( VN có cao nguyên đá Đồng Văn là công viên địa chất toàn cầu). ..
Nhóm 3:
Câu 1: Chủ trương của đảng và nhà nước ta trong công tác đối ngoại.
Câu 2: Tráchnhiệm của bản thân em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác?
-HS : Các nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm lên trình bày.
-HS : Cả lớp trao đổi, bổ sung.
-GV: Nhận xét, kết luận.
-GV: Ghi nội dung lên bảng.
-HS : Ghi vào vở. 
-GV: Cho 1 HS đọc lại nội dung 1 lần cho cả lớp cùng nghe.
II.Nội dung bài học.
1) Hợp tác .
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung. 
- Nguyên tắc hợp lí :
+ Dựa trên cơ sở bình đẳng.
+ Hai bên cùng có lợi.
+ Không có hại đến lợi ích người khác.
 2) Ý nghĩa của hợp tác cùng phát triển :
- Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu .
- Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.
- Để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại.
* Chủ trương của Đảng và nhà nước ta:
- Coi trọng, tăng cường hợp tác các nước trong khu vự vực và trên thế giới.
- Nguyên tắc :Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Bình đẳng cùng có lợi.
- Phản đối âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt, cường quyền, can thiệp nội bộ nước khác .
 *Về bản thân:
- Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Luôn luôn quan tâm đến tình hình thế giới có vai trò của Việt Nam.
- Có thái độ hữu nghị, đoàn kết của người nước ngoài và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong giao tiếp.
- Tham gia hoạt động hợp tác trong học tập, lao đông và hoạt động tinh thần khác .
Hoạt động 3( 6 phút)
Hướng dẫn HS giải bài tập SGK .
* Mục tiêu: vận dụng kiến thức trong bài làm bài tập trong SGK( tr.22,23).
* Cách tiến hành:
GV đưa ra tình huống:
Trong giờ kiểm tra toán ở lớp, Bình và Tú thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh: Bình làm một số bài, Tú làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm.
Câu hỏi:
1- Theo em, hành vi của Bình và Tú có phải là sự hợp tác không? Vì sao?
2- Hành vi đó có lợi hoặc có hại như thế nào? 
-HS : Cả lớp quan sát, góp ý.
-GV: Nhân xét, kết luận.
III- Bài tập.
Đáp án:
1- Hành vi của Bình và Tú không phải là sự hợp tác vì đó không phải là sự giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển . Việc làm đó vi phạm kỷ luật của nhà trường và làm cho hai bạn học ngày càng kém hơn .
2- Hành vi đó không có lợi mà ngược lại, làm cho 2 bạn đó tính ỷ lại, trông chờ vào người khác. Không trung thực trong học tập. Tạo tính lười và lỗ hổng kiến thức của 2 bạn đó.
4- CỦNG CỐ( 3 phút)
Rèn luyện ý thức hợp tác cho HS và khắc sâu kiến thức đã học.
Giáo viên tổng kết toàn bài :
Là 1 công dân tương lai của đất nước XHCN, chúng ta cần hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và hợp tác với các nước nói riêng để cùng nhau xây dựng một thế giới văn minh, tươi sáng hơn.
5- DẶN DÒ :(2 phút)
- Học nội dung bài học trong SGK.
- Làm bài tập 1, 2 SGK ( 22,23).
- Chuẩn bị bài mới. “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” 

File đính kèm:

  • docT6 -CD9.doc