Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 4 - Bài 4: Bảo vệ hòa bình

I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.

 - Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.

 - Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giơí.

- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong cuộc sống hàng ngaỳ.

2. Kĩ năng:

- Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh da nhà trường và địa phương tổ chức.

3-Thái độ:

- Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.

II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Tư duy phê phán.

- Giao tiếp.

- Xác định giá trị.

- Tìm kiếm và xử lý thông tin.

 

doc6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 4 - Bài 4: Bảo vệ hòa bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/9/2011
Ngày giảng: 12/9/2011
Tiết 4 - Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.
 - Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình. 
 - Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giơí.
- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong cuộc sống hàng ngaỳ.
2. Kĩ năng: 
- Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh da nhà trường và địa phương tổ chức.
3-Thái độ:
- Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Tư duy phê phán.
- Giao tiếp.
- Xác định giá trị.
- Tìm kiếm và xử lý thông tin.
III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não.
-Thảo luận nhóm.
- Trò chơi tiếp sức.
- Đóng vai
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC .
. Thông tin bạo loạn lật đổ, diễn biến hoà bình. 
. Giấy khổ to,bút dạ, bảng phụ.
. Tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hoà bình .
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức (1 phút)
2-Kiểm tra đầu giờ: (3’)
Câu hỏi : Câu hỏi. Dân chủ là gì? Tại sao trong cuộc sống cần phải có dân chủ và kỉ luật ? Bản thân em đã làm những việc gì thể hiện tính kỷ luật ?
3- Bài mới:
Giới thiệu bàig (1 phút).
GV giới thiệu ảnh về cuộc chiến tranh của đế quốc mỹ tại Việt Nam.
HS suy nghĩ trả lời.
GV: Chúng ta vừa được xem những bức tranh về chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và đã thấy được sự khủng khiếp, thấy nỗi đau khổ tột cùng mà chiến tranh đã gây ra cho dân tộc Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung. Và trong mỗi chúng ta không ai muốn chiến tranh xảy ra, chúng ta đều ưa chuộng hoà bình và mong muốn hoà bình sẽ có ở mọi nơi trên thế giới. Vậy hoà bình là gì? Và tại sao chúng ta phải bảo vệ hoà bình. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1(12phút).
Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề .
- Mục tiêu: Hình thành khái niệm về hoà bình.
- Cách tiến hành: 
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
HS có 3 nhóm thảo luận.
Nhóm 1:
1- Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem tranh?
Nhóm 2:
2- Chiến tranh đã gây lên hậu quả gì cho con người?
Nhóm 3:
3- Chiến tranh đã gây lên hậu quả gì cho trẻ em?
HS: Các nhóm thảo luận .
GV: Các câu hỏi của cả 3 nhóm là chung cho cả thông tin và ảnh , yêu cầu của mỗi nhóm khác nhau. Hướng dẫn các nhóm trình bày.
HS:Cử đại diện nhóm trình bày.
HS:Cả lớp tham gia nhận xét.
GV phát vấn HS:
1-Vì sao chúng ta ngăn ngừa chiến tranhvà bảo vệ hoà bình?
2- Cần phải làm gì để ngăn ngừa chiến tranh và bảo vệ hoà bình?
GV kết luận :
Nhân loại ngày nay đang đứng trước vấn đề nóng bỏng có liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại .
 Đó là bảo vệ hoà bình và chống lại chiến tranh .Học sinh chúng ta phải hiểu rõ hoà bình đối lập với chiến tranh như thế nào, thế nào là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa.
I- Đặt vấn đề
1- Sự tàn khốc của chiến tranh:
- Giá trị của hoà bình.
- Sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
2- Hậu quả:
- Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm 10 triệu người chết.
- Chiến tranh thế giới thứ 2 có 60 triệu người chết.
Nhóm 3- Từ 1900 đến 2000, chiến tranh đã làm :
- 2 triệu trẻ em bị chết.
- 6 triệu trẻ em thương tích tàn phế.
- 20 triệu trẻ em sóng bơ vơ.
300 nghìn trẻ em tuổi thiếu niên buộc phải đi lính, cầm súng giết người.
GV sử dụng phương pháp kích thích tư duy của học sinh bằng cách đưa ra câu hỏi.
Nêu sự đối lập giữa chiến tranh và hoà bình?
Em hãy phân biêt cuộc chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa?
Cách bảo vệ hoà bình vững chắc là gì?
HS làm việc cá nhân.
GV gợi ý HS phát biểu ý kiến cá nhân.
HS đóng góp ý kiến.
GV tổng hợp và bổ xung ý kiến.
Câu 1:
 Hoà bình
 Chiến tranh
 - Đem lại cuộc sống bình yên, tự do.
 - Nhân dân được no ấm , hạnh phúc.
 - Là khát vọng của mọi người .
- Gây đau thương chết chóc.
- Đói nghèo , bệnh tật, không được học hành.
- Thành phố, làng mạc , nhà máy bị tàn phá.
- Là thảm hoạ của mọi người.
Câu 2 :
 Chiến tranh chính nghĩa
 Chiến tranh phi nghĩa
- Tiến hành đấu tranh chống xâm lược.
- Bảo vệ độc lập , tự do.
- Bảo vệ hoà bình.
- Gây chiến tranh giết người, cướp của.
- Xâm lược đất nước khác.
- Phá hoại hoà bình.
Câu 3:
Cách bảo vệ hoà bình vững chắc nhất?
-Xây dựng mối quan hệ bình đẳng , hữu nghị, hợp tác các quốc gia.
- Đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập tự do.
GV kết luận và chuyển ý.
Hoạt động 2( 13 phút):
Tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu: Hoà bình là gì? Biểu hiện của lòng yêu hoà bình? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hoà bình?
- Cách tiến hành: 
GV đàm thoại và trao đổi cùng HS để giúp HS hiểu khái niệm hoà bình và tìm ra những biểu hiện của hoà bình.
1-Thế nào là hoà bình?
2- Biểu hiện của lòng yêu hoà bình?
3-Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình?
- GV tổ chức trò chơi tiếp sức. Chia lớp thành 3 đội. Yêu cầu : Hãy nêu hậu quả mà chiến tranh để lại.
GV bổ sung: Hiện nay xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia đang diễn ra , ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ ở nhiều nơi trên thế giới .Vì vậy , ngăn chặn chiến tranh , bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại.
Dân tộc ta là một dân tộc yêu chuộng hoà bình và đã phải chịu nhiều đau thương mất mát từ chiến tranh để bảo vệ tổ quốc , bởi vậy nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hoà bình.
- GV phân tích thông tin về vụ thành lập nước Đề ga tự trị ở Tây Nguyên năm 2000 và vụ giáo xứ Thái 
 Hà năm 2008, vụ thành lập vương quốc Mông.
II-Nội dung bài học.
1-Hoà bình là:
- Không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con người.
- Hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại.
2-Biểu hiện của lòng yêu hoà bình:
- Giữ gìn cuộc sống bình yên.
- Dùng thương lượng ,đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.
- Không để xảy ra chiến tranh, xung đột.
3-Chúng ta phải :
- Toàn nhân loại phải ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
- Dân tộc ta đã và đang tham gia tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hoà bình và công lí trên thế giới.
Hoạt động 3(10) :
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Mục tiêu : Vận dụng nội dung bài học để làm bài tập trong SGK và sách tình huống GDCD 9. 
- Cách tiến hành: 
GV sử dụng phiếu học tập.
Cả lớp làm bài tập .
GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi 1 : Những hoạt động nào sau đây bảo vệ hoà bình .
1- Đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.
2- Tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau.
3- Đối xử thân thiện với mọi người.
4- Ép buộc người khác theo ý mình. 
5- Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
6- Thông cảm chia sẻ với mọi ngươì.
7- Nói xấu lẫn nhau.
Câu 2: Bản thân em và các bạn có nên làm các việc sau đây để góp phần bảo vệ hoà bình ? GV treo bảng phụ.
Hoạt động
 Nên 
 Không nên
- Đi bộ vì hoà bình.
-Vẽ tranh vì hoà bình.
-Viết thư cho bạn bè quốc tế.
-Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.
-Kêu gọi những người có lương tri nên hành động vì trẻ em.
HS lên bảng đánh dấu vào những hành vi thể hiện hoà bình.
GV nhận xét câu trả lời của HS.
GV cho HS làm bài tập trong SGK. Tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai theo tình huống (bài tập 4 -SGK)
HS các nhóm tự phân vai và lời thoại.
Cả lớp nhận xét.
GV nhận xét và đánh giá phần tham gia của HS.
III- Bài tập.
Đáp án: Những hoạt động bảo vệ hoà bình : 1, 2, 3, 6. 
4- CỦNG CỐ( 3 phút)
Chúng ta ai cũng mong muốn có cuộc sống hoà bình .Trên khắp hành tinh chúng ta, hoà bình là điều kiện cần có cho mỗi người ,mỗi gia đình và mỗi dân tộc. Hoà bình là điều kiện trước tiên để con người sống, học tập, lao động và sáng tạo, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Là HS được sống trong một dân tộc hoà bình, chúng ta phải cố gắng phấn đấu học tập góp phần nhỏ vào việc giữ gìn cho dân tộc ta và cả loài người tiến bộ.
5-DẶN DÒ (2 phút).
- Làm bài tập trong SGk.
- Sưu tầm tranh ảnh về hoà bình.
- Xem trước bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc.
**********************************

File đính kèm:

  • docT4-CD9.doc