Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 29: Quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội của công dân (tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện các quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân phù hợp với lứa tuổi.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tìm kiếm và xử lý thông tin.

- Tư duy phê phán

III- CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC.

- Động não

- Xử lý tình huống

- Bày tỏ thái độ.

- Nghiên cứu tài liệu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 29: Quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội của công dân (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 9/4/2012
Ngày giảng: 12/4/2012
Tiết 29:
QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (TIẾT1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện các quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Tư duy phê phán
III- CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC.
- Động não
- Xử lý tình huống
- Bày tỏ thái độ.
- Nghiên cứu tài liệu.
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- SGK - SGV - GDCD 9.
- Hiến pháp 1992, luật khiếu nại, tố cáo,
- Sơ đồ nội dung bài học.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3')
 Bài tập: Hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lí.
- Không chăm sóc bố mẹ (đạo đức).
- Ăn cắp tài sản của nhà nước (pháp lí).
- Lấy của bạn cái bút (đạo đức).
- Giúp người lớn vận chuyển ma tuý (pháp lí).
* HS lên bảng làm bài tập:
HS cả lớp nhận xét: GV nhận xét, đánh giá và cho điểm.
Bài mới.
Giới thiệu bài (1')
GV hỏi: ở lớp 6,7,8, các em đã học những quyền cơ bản nào của công dân?
(Quyền học tập, quyền khiếu nại tố cáo, quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, quyền PL bảo hộ tính mạng, sức khoẻ,).
GV nhận xét, tổng kết: Để tìm hiểu thêm các quyền khác nữa của công dân, chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề:( 13')
* Mục tiêu: Bước đầu HS hiểu được công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.
* Cách tiến hành:
GV ghi bảng. Gọi HS đọc nội dung phần đặt vấn đề trong SGK.
GV đưa ra câu hỏi:
Câu 1: Những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân?
Câu 2: Nhà nước quy định những quyền đó là gì?
Câu 3: Nhà nước ban hành những quy định đó để làm gì?
HS bày tỏ ý kiến cá nhân.
Cả lớp tham gi góp ý kiến.
GV nhận xét, bổ sung ý kiến của HS.
* Kết luận: Công dân có quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt những chính sách của nhà nhà nước và pháp luật. Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nhà nước thực thi công vụ.
Ví dụ:
- Tham gia góp ý, xây dựng hiến pháp và pháp luật.
- Tham gia sửa đổi, bổ sung xây dựng hiến pháp.
- Chất vấn đại biểu Quốc hội về các lĩnh vực trong đời sống XH.
- Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của cơ quan quản lí nhà nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. (17')
*Mục tiêu:
- HS nêu được thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Nêu được các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
* Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
HS chia nhóm thảo luận.
Câu 1: Nêu nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 2: Cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
VD: Là đại biểu HĐND xã, huyện
- Kiểm sát viên, công tố viên,
- Tham gia ứng cử HĐND các cấp,
Hoạt động 3: Luyện tập (5')
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
* Cách tiến hành:
VD:
- HS các nhóm thảo luận.
- HS các nhóm nhận xét.
- GV kết luận, đưa ra đáp án đúng.
- HS ghi nội dung bài học.
I. Đặt vấn đề:
Câu 1:
- Quyền tham gia ý kiến dự thảo, bổ sung, sửa đổi 1 số điều của hiến pháp.
- Tham gia bàn bạc, quyết định các công việc của xã hội.
Câu 2: Những quy định đó là những quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Câu 3: Để xác định quyền và nghĩa vụ công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực.
II. Nội dung bài học:
1) Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội:
- Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội.
- Tham gia bàn bạc công việc chung.
- Tham gia thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Tham gia thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện công việc chung của nhà nước.
2. Phương pháp thực hiện:
* Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc quản lí nhà nước, xã hội.
* Gián tiếp:
Thông qua đại biểu nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
III. Bài tập:
Bài tập 1 SGK (59).
Đáp án: Tất cả các quyền sau đều thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân.
- Quyền bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND.
- Quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND.
- Quyền khiếu nại, tố cáo.
4. Cñng cè:(3')
Nh­ vËy, c«ng d©n cã quyÒn tham gia qu¶n lÝ nhµ n­íc vµ x· héi, gãp phÇn x©y dùng 1 x· héi æn ®Þnh, bÒn v÷ng.
5. HDHB (2')
- Häc bµi cò.
- Nghiªn cøu phÇn 2 néi dung bµi häc vµ lµm bµi tËp SGK.
**********************************

File đính kèm:

  • docT29- CD9.doc