Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 20: Giáo dục ứng xử văn hóa trong giao tiếp

I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào ứng xử có văn hóa trong giao tiếp.

- Phân biệt được ứng xử có văn hóa và thiếu văn hóa trong giao tiếp

2. Kĩ năng:

- Thực hiện tốt cách ứng xử có văn hóa trong giao tiếp.

- Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè ứng xử có văn hóa trong giao tiếp.

3-Thái độ:

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hóa trong giao tiếp.

II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯ¬ỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Xác định giá trị.

- Nhận thức.

- Đặt mục tiêu.

III- PH¬ƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Thảo luận nhóm.

- Trò chơi

IV- PHƯ¬ƠNG TIỆN DẠY HỌC .

- Sách tham khảo

- Giấy khổ to,bút dạ, bảng phụ.

V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 20: Giáo dục ứng xử văn hóa trong giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/1/2012
Ngày giảng: 30/1/2012
Tiết 20:
GIÁO DỤC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào ứng xử có văn hóa trong giao tiếp.
- Phân biệt được ứng xử có văn hóa và thiếu văn hóa trong giao tiếp
2. Kĩ năng: 
- Thực hiện tốt cách ứng xử có văn hóa trong giao tiếp.
- Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè ứng xử có văn hóa trong giao tiếp.
3-Thái độ:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hóa trong giao tiếp.
II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Xác định giá trị.
- Nhận thức.
- Đặt mục tiêu.
III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thảo luận nhóm.
- Trò chơi
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC .
- Sách tham khảo 
- Giấy khổ to,bút dạ, bảng phụ.
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (K)
3-Bài mới 
 GV giới thiêu bài (1’)
 Ứng xử văn hóa trong giao tiếp là việc làm hết sức quan trọng trong cuộc sống, Thông qua giao tiếp ít nhiều có thể đánh giá được phẩm chất đạo đức của con người, mặt khác nhờ quá trình giao tiếp con người cũng có thể trao đổi với nhau để đi đến một sự thống nhất cao trong công viêc. Để làm được điều đó thì cần có kĩ năng giao tiếp .....
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1(8’)
HS tìm hiểu ứng xử văn hóa trong giao tiếp 
* Mục tiêu: HS hiểu được thế nào ứng xử có văn hóa trong giao tiếp.
* Cách tiến hành:
TLN (3') theo bàn 
? Em hiểu thế nào giao tiếp.
GV treo bảng phụ sơ đồ 
- Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều người nhằm giải quyết một vấn đề nào đó có thể bằng cách nói hoặc viết...
Trong mọi ngành nghề, để thành công, người lao động cần có sự hợp tác,bổ trợ, giúp đỡ, hay tối thiểu là góp ý từ nhiều phía. Tuy nhiên, để các bên phối hợp hiệu quả, đúng lúc, dúng “liều lượng”, cần phải có sự trao đổi thông tin chính xác. Ngày nay, nhiều công cụ, công nghệ hiện đại vẫn đang được ưu tiên phát triển để phục vụ cho quá trình giao tiếp của con người. Tất cả đều nói lên tầm quan trọng của việc trao đổi, luân chuyển thông tin, cụ thể là kỹ năng, kỹ thuật giao tiếp.
Quan trọng như vậy, nhưng làm sao để học hết các bí quyết để thành công trong giao tiếp, giao tiếp gồm có những hạng mục gì, hay đơn giản là bản thân mình đã giao tiếp tốt chưa, làm thế nào để có thể giao tiếp cho tốt Tất cả đều là một quá trình rèn luyện, tích lũy và tiến bộ.
 ? Thế nào là ứng xử văn hóa trong giao tiếp
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách ứng xử văn hóa trong giao tiếp (15')
- Mục tiêu: HS nhận biết 1 số biết cách ứng xử văn hóa trong giao tiếp.
- Cách tiến hành:
TLN (5') chia 3 nhóm.
H: Khi giao tiếp chúng ta cần chú ý cách ăn mặc, nói năng, đi đứng ntn?
- GV phân tích cho HS thấy rõ đầu tóc ntn là gọn gàng, ăn mặc nntn là phù hợp với môi trường và điều kiện hoàn cảnh sống (ở trường, ở nhà..)
GV phân tích: Gặp người trên phải biết chào, hỏi dù quen hay không quen.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những điều nên tránh trong giao tiếp ứng xử. (15')
- Mục tiêu: HS biết một số điều cần tránh trong giao tiếp.
- Cách tiến hành:
H: Trong giao tiếp ứng xử văn hóa theo em nên tránh những gì?
I-Thế nào là ứng xử văn hóa trong giao tiếp 
 Văn hoá ứng xử và văn minh giao tiếp là một phạm trù rất rộng gồm cử chỉ, lời nói, hành vi thể hiện và cả trang phục phù hợp.  Trong xã hội ngày càng văn minh, hiện đại thì những quy tắc, những phong cách giao tiếp lịch sự, văn minh ấy càng được thể hiện rõ nét
II, Cách ứng xử văn hóa trong giao tiếp 
1, Trang phục: 
- Đầu tóc gọn gàng, ăn mặc phù hợp với môi trường và điều kiện hoàn cảnh sống.
2. Nói năng: 
- Đối với thầy cô, người lớn tuổi: Phải kính trọng, lễ phép chào hỏi, nói năng phải khiêm tốn nhã nhặn có đủ chủ ngữ, vị ngữ, xưng hô đúng mực.
+ Đi hỏi, về chào.
+ Khi giao tiếp phải từ tốn, biết lắng nghe, không được nói leo, cãi lại. Nếu cảm thấy không đúng thì nên phân minh một cách nhẹ nhàng ...
- Đối với bạn bè: 
+ Biết tôn trọng lẫn nhau
+ Trong giao tiếp xưng hô đúng mực, từ tốn, biết lắng nghe, chia sẻ giúp đỡ mọi người.
+Sống hòa đồng, đoàn kết.
- Đối với người bé tuổi: biết nhường nhịn, giúp đỡ.....
3. Đi, đứng.
- Không cười nói quá to, không nói tục chửi bậy. Đi, đứng phải quan sát những người xung quanh...
III. Những điều nên tránh trong giao tiếp ứng xử:
1. Nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễu thứ tự hoặc luồng suy nghĩ của người đó.
2. Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột ngột, khó hiểu đề tài nói chuyện của bạn. Không nên đưa những trọng tâm, những khái quát làm người tiếp chuyện khó theo dõi mạch chuyện.
3. Nói sai đề tài, không quan tâm đến điều mình nói.
4. Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi làm người tiếp chuyện có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá.
5. Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, quanh co, dài dòng, gây nên cảm giác không trung thực cho người hỏi.
6. Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả.
7. Làm ra vẻ hiểu biết sâu rộng.
8. Phát triển câu chuyện không tập trung vào chủ đề chính làm cho người tiếp chuyện cảm thấy nhàm chán.
9. Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người khác để ép người đó phải chuyển sang nói về đề tài mà bạn thích.
10. Thì thầm với một vài người trong đám đông.
11. Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy.
12. Chêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình một cách tùy tiện.
13. Đột ngột cao giọng.
14. Dùng những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ.
15. Dùng những từ đệm không cần thiết.
16. Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác.
4-Củng cố (3’)
Ứng xử văn hóa trong giao tiếp là nét đẹp thể hiện sự văn minh, lịch sự của mỗi người. Vì vậy khi giao tiếp cần phải chú ý đến đối tượng giao tiếp để từ đó tự lựa chọn cho mình một cách ứng xử giao tiếp cho phù hợp.
5-Hướng dẫn học bài (2’)
- Về nhà học bài, nắm được nội dung đã học
- Chuẩn bị bài: Thực hành ngoại khóa các nội dung đã học
*****************************************

File đính kèm:

  • docT20- CD9.doc