Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 17: Ôn tập học kỳ I

I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức:

- Củng cố kiến thức các bài đã học trong chương trình cho học sinh.

- Hệ thống kiến thức theo từng chủ đề để học sinh dễ tiếp cận kiến thức.

2. Kĩ năng:

- Hình thành có hệ thống kỹ năng đối phó của bản thân với môi trường, công việc và mọi người xung quanh.

- Luyện tập trả lời câu hỏi và làm các bài tập.

3-Thái độ:

- Tự giác tuân thủ đúng những quy định của trường. Nâng cao ý thức cá nhân trong học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức và trong cuộc sống hàng ngày.

- Ôn tập nghiêm túc chuẩn bị cho bài kiểm tra.

II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯ¬ỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Xác định giá trị.

- Nhận thức.

- Đặt mục tiêu.

- Ra quyết định.

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 17: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười xung quanh.
- Luyện tập trả lời câu hỏi và làm các bài tập.
3-Thái độ:
- Tự giác tuân thủ đúng những quy định của trường. Nâng cao ý thức cá nhân trong học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức và trong cuộc sống hàng ngày.
- Ôn tập nghiêm túc chuẩn bị cho bài kiểm tra.
II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Xác định giá trị.
- Nhận thức.
- Đặt mục tiêu.
- Ra quyết định.
III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Thể hiện sự tự tin.
- Giải quyết vấn đề.
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC .
- SGV, SGK - GDCD 9.
- Giấy khổ to, bút dạ, bảng phụ.
- Sách bài tập tình huống
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(không)
3. Bài mới (2’)
Chương trình giáo dục công dân lớp 9 học kỳ I gồm có 10 bài được chia thành các chủ đề : Quan hệ với bản thân; quan hệ với công việc; quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại. Đó là những nội dung kiến thức giúp các em có cách nhìn mới về thế giơí quan, nhân sinh quan vô cùng phong phú, bước đầu hình thành nhân cách cá nhân.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 (23’)
Ôn tập kiến thức từ bài 1 đến bài 4
* Mục tiêu: GV hệ thống kiến thức đã học theo chủ đề.
* Cách tiến hành: GV phát vấn.
H: Em hãy chia các bài giaó dục công dân đã học trong học kỳ I lớp 9 thành các chủ đề.
Quan hệ với bản thân.
Quan hệ với công việc
Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ( 3 nhóm)
N1: Chí công vô tư là gì? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của chí công vô tư trong cuộc sống? Em hãy kể việc làm của em và các bạn thể hiện tính tự chủ hoặc thiếu tự chủ trong cuộc sống? 
VD: Tính tự chủ:
- Bình tĩnh suy xét mọi việc trước khi đưa ra ý kiến.
- Luôn từ tốn trong nói năng với mọi người.
- Cân nhắc trước khi nhậnn xét người khác.
N2: Năng động, sáng tạo là gì? Nêu được ý nghĩa của năng động, sáng tạo trong cuộc sống? Để có được tính năng động, sáng tạo, chúng ta cần phải làm gì?
N3: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Nêu ý nghĩa của làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả?
VD: dân chủ:
- Họp tổ chức kỷ niệm ngày 20/11.
- Bình xét gia đình văn hoá ở tổ dân phố. 
Kỷ luật:
- Nội quy trường học, cơ quan, bệnh viện
Đại diện các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.
HS nhận xét. GV nhận xét. 
Chủ đề: quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại.
1- Tình hữu nghị giữa các dân tộc.
GV treo bảng phụ.
Bài tập: Chọn cụm từ thích hợp trong các phương án sau để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây sao cho đúng nhất:
“ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệgiữa nước này với nước khác”
Phương án lựa chọn:
bình đẳng, gần gũi
bạn bè, thân thiện
anh em, đồng chí
hợp tác, phát triển
HS làm bài tập trên bảng. GV nhận xét và chấm điểm. Đáp án: B
Như vậy, chúng ta đã hiểu khái niệm về tình hữu nghị giữa các dân tộc qua bài tập vừa xong. 
H: Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc là gì?
2- Hợp tác cùng phát triển.
GV phát vấn:
H: Em hiểu hợp tác cùng phát triển là gì? Hãy kể tên một số công việc nước ta hợp tác với các nước khác để giải quyết? 
H: Ý nghĩa và nguyên tắc của sự hợp tác?
H: Nguên tắc của sự hợp tác cùng phát triển là gì?
3- Bảo vệ hoà bình.
GV cho HS nghiên cứu SGK(3’) sau đó trả lời câu hỏi.
H: Hoà bình là gì? Bảo vệ hoà bình là gì? Trách nhiệm của HS góp phần bảo vệ hoà bình?
Hiện nay, trên thế giới nhiều nơi còn chiến tranh, gây đau thương, mất mát cho nhân loại. Do đó phải bảo vệ hoà bình, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. 
GV tổ chức HS thảo luận nhóm (5’).
H: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
2- Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì? Tại sao thanh niên sống cần có lí tưởng? Hãy nêu lí tưởng của em? 
Đại diện các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.
GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2 (17’)
Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Mục tiêu: HS làm một số dạng bài tập, củng cố kiến thức.
* Cách tiến hành: HS lên bảng làm bài tập, phát phiếu học tập cho HS.
GV treo bảng phụ có ghi bài tập.
Bài tập 1.: Hành vi nào sau đây thể hiện tính dân chủ?
Chỉ cho người được chỉ định trước phát biểu ý kiến.
Giám đốc tự quyết định mọi vấn đề trong công ti.
Bàn bạc tập thể trước khi đưa ra quyết định.
Ban chỉ huy chi đội tự lên danh sách đề cử ban chỉ huy chi đội mới.
GV gọi HS làm bài. cả lớp nhận xét. GV nhận xét và chấm điểm.
Bài tập 2. Hãy chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống để làm rõ thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
“ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị.được hình thành trong quá tình lịch sử lâu dài của dân tộc, được trưyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”
GV gọi HS làm bài. cả lớp nhận xét. GV nhận xét và chấm điểm.
Bài tập 3: GV treo bảng phụ.
Tình huống. 
Hằng là người nhanh nhẹn, luôn hoàn thành ngay công việc được giao, nhưng bạn lại không cẩn thận, hay bỏ qua một vài công đoạn, làm tắt nên kết quả không cao trong công việc. Ví dụ: Khi làm bài kiểm tra, bạn làm rất nhanh và thường xong trước cả lớp những không được điểm cao vì nhiều lỗi do cẩu thả, sơ suất.
a. Em có nhận xét gì vè cách làm việc của Hằng?
b. Cách làm việc đó có giúp hằng thành công trong công việc sau này không?
c. Nêú em là bạn của hằng, em khuyên bạn như thế nào?
HS làm việc theo nhóm. GV cho HS trả lời, nhận xét và chấm điểm HS làm đúng.
I- QUAN HỆ VỚI BẢN THÂN.
1- Tự chủ: ? Tự chủ là gì? Hãy nêu biểu hiện và ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống?
? Rèn luyện như thế nào để có tính tự chủ?
( đã ôn ở tiết 16)
II- QUAN HỆ VỚI CÔNG VIỆC.
1- Chí công vô tư.
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, kết côông thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- Biểu hiện cơ bản của chí công vô tư là ; công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
- Ý nghĩa: Người sống chí công vô tư luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng. đem lại lợi ích cho cộng đồng, tập thể, đất nước.
2- Năng động sáng tạo
- Năng động, sáng tạo là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. Say mê tìm tòi nghiên cứu để tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
- Ý nghĩa: Năng động, sáng tạo giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, đạt kết quả cao trong học tập, lao động và góp phần xây dựng gia đình, xã hội.
3- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn.
* Ý nghĩa: 
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội.
+ Tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng.
+ Đem lại hạnh phúc, niềm tự hào, thu nhập cao cho bản thân người lao động.
4- Dân chủ và kỷ luật.
( đã ôn ở tiết 16)
III- QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC, NHÂN LOẠI.
1- Tình hữu nghị giữa các dân tộc.
a. Khái niệm:
 - Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè, thân thiện giữa nước này với nước khác”
b- Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc:
- Tạo điều kiện để các nước, các dân tộc hợp tác cùng phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội.
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến chiến tranh.
2- Hợp tác cùng phát triển.
a. Khái niệm:
- Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
VD: Việt Nam hợp tác quốc tế về các vấn đề: môi trường, an ninh, bệnh tật, phòng chống đói nghèo, dân số.
b. Ý nghĩa:
- Hợp tác để cùng nhau giải quyết các vấn đề chung, nóng bỏng của nhân loại, toàn cầu như: chiến tranh, bệnh tật, dân số, môi trườngmà không một nước nào có thể đơn phương giải quyết được.
c. Nguyên tắc.
- Tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi
3- Bảo vệ hoà bình.
a. Khái niệm.
- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giưã con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
- Bảo vệ hoà bình là giữ gìn, bảo vệ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết xung đột, mâu thuẫn, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
b. Trách nhiệm của HS góp phần bảo vệ hoà bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh như: viết thư, gửi quà ủng hộ nhân dân và trẻ em những vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh, vẽ tanh cổ động
4 - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
4.1a- Là giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc. đó cũng chính là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam.
4.1b. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đoàn kết, nhân ái, thuỷ chun, cần cù lao động, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo
4.2a- Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Lí tưởng của bản thân: HS tự liên hệ.
III- Bài tập
Bài tập 1:
Đáp án đúng: Hành vi C thể hiện tính dân chủ, đó là mọi người cùng được bàn bạc ý kiến cho công việc chung của tập thể, xã hội.
Bài tập 2.
Phương án lựa chọn: b
a/ vật chất b/ tinh thần
c/ văn hoá d/ Quý giá
Bài tập 3: Tình huống. 
a. Cách làm việc của Hằng cẩu thả, không chất lượng, hiệu quả.
b. Cách làm việc đó sẽ không đem lại thành công cho Hằng trong công việc.
c. Nếu là bạn, em sẽ khuyên Hằng nên rèn luyện cho mình tính cẩn thận, chú ý vào công việc, suy nghĩ kĩ trước khi hành động để công việc đạt kết quả cao, đem lại thành công trong công việc và trong cuộc sống.
4- Củng cố (3’)
- Chúng ta đã ôn tập và củng cố lại chương trình học kì I của môn GDCD. Nội dung trình đã trang bị cho các em những kiến thức về quan hệ với bản thân, với công việc, với cộng đồng, đất nước, nhân loại. Qua đ

File đính kèm:

  • docT17-CD9.doc