Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 15: Thực hành, ngoại khoá các nội dung đã học, tính tự chủ - Dân chủ và kỷ luật

I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức:

- Củng cố và nâng cao nội dung tính tự chủ và việc thực hiện dân chủ, kỷ luật trong nhà trường.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng kiến thức bài học vào xử lý các tình huống, làm bài tập.

- Rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao năng lực, phẩm chất cá nhân.

3-Thái độ:

- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Tôn trọng và ủng hộ những việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định cuar tập thể, cộng đồng.

II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯ¬ỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Xác định giá trị.

- Nhận thức.

- Tư duy phê phán.

III- PH¬ƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Động não.

- Thảo luận nhóm.

- Trò chơi

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 15: Thực hành, ngoại khoá các nội dung đã học, tính tự chủ - Dân chủ và kỷ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2011
Ngày giảng: 28/11/2011
Tiết 15
Thực hành, ngoại khoá các nội dung đã học.
Tính tự chủ - Dân chủ và kỷ luật 
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
- Củng cố và nâng cao nội dung tính tự chủ và việc thực hiện dân chủ, kỷ luật trong nhà trường.
2. Kĩ năng: 
- Biết vận dụng kiến thức bài học vào xử lý các tình huống, làm bài tập.
- Rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao năng lực, phẩm chất cá nhân.
3-Thái độ:
- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Tôn trọng và ủng hộ những việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định cuar tập thể, cộng đồng.
II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Xác định giá trị.
- Nhận thức.
- Tư duy phê phán.
III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Trò chơi
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC .
- SGV, SGK - GDCD 9.
- Giấy khổ to,bút dạ, bảng phụ.
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : không
3-Bài mới .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 (17’)
Củng cố kiến thức trọng tâm bài tự chủ; dân chủ và kỷ luật.
* Mục tiêu: HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức bài học. HS liên hệ thực tiễn.
* Cách tiến hành:
GV tổ chức HS thảo luận nhóm (7’).
Câu hỏi: 
N1: Tự chủ là gì? Tại sao cần có tính tự chủ? Hãy kể tên những việc làm thể hiện tính tự chủ hoặc thiếu tự chủ của em ?
- Biểu hiện của tính tự chủ. Luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống, biết tự ra quyết định cho mình. Trái với tính tự chủ là hành vi thiếu tự chủ, nao núng, hoang mang, tự ti, thiếu tính quyết đoán.
HS kể tên những việc làm thể hiện tính tự chủ hoặc thiéu tự chủ của bản thân. 
VD: - Theo bạn trốn học đi chơi
 - A dua nói xấu người khác
* Để có tính tự chủ, cần phải trung thực, tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể, vượt khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt, không a dua theo bạn bè xấu làm điều sai trái.
N2: Nêu khái niệm dân chủ và kỷ luật? Mối quan hệ của dân chủ và kỷ luật? Ví dụ việc làm thể hiện dân chủ và kỷ luật? 
VD: Dân chủ: Họp lớp đăng ký danh hiệu thi đua đầu năm.
- Cả chi đội thảo luận về phương hướng của chi đội năm học
Kỷ luật: 
- Đi học đúng giờ
- Tham gia bảo vệ của công.
- Chú ý nghe giảng trong lớp
- Không nói tục, chửi bậy.
Dân chủ và kỷ luật luôn đi cùng với nhau. Nó có ý nghĩa:
- Tạo ra sự thống cao về nhận thức, ý chí và hành động.
- Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong học tập, lao động, hoạt động xã hội.
đại diện các nhóm trình bầy kết quả thảo luận. HS các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét và chấm điểm nhóm kết quả thảo luận tốt.
Hoạt động 2 (22’)
 Thực hành làm bài tập vận dụng.
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành:
GV treo bảng phụ.
Bài tập 1:
Trong các câu sau, câu nào thể hiện tính tự chủ, câu nào thể hiện thiếu tính tự chủ?
( Đánh dấu x vào ô tương ứng)
Câu ca dao, tục ngữ
Gió chiều nào, che chiều ấy
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Giận cá, chém thớt
ăn có nhai, nói có nghĩ
ăn có chừng, chơi có độ
Dù ai nói ngả noí nghiêng
Lòng ta vẫ vững như kiềng ba chân
HS lê bảng làm bài tập. HS nhận xét. GV nhận xét, kết luận và chấm điểm.
Bài tập 2: 
GV phát phiếu học tập cho HS. HS làm bài tập (5’).
Tình huống
Nhung là con một trong gia đình, lại hay ốm yếu nên được bố mẹ và mọi người quan tâm, nuông chiều. Dó đó, mỗi khi gặp chuyện khó khăn, đau ốm, buồn bực là Nhung lại khóc lóc, rên rỉ, bi quan, cho rằng mình thật khổ sở, bất hạnh. 
Em có đồng ý với suy nghĩ và việc làm của Nhung không? Vì sao?
Nếu em là người thân hoặc là bạn của Nhung thì em sẽ khuyên Nhung như thế nào?
GV cho HS trả lời câu hỏi.
HS nhận xét, GV nhận xét, chấm điểm.
Bài tập 3: GV treo bảng phụ.
HS lên bảng làm bài tập .
 * Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính dân chủ?
( Khoanh vào chữ cái trước câu em lựa chọn)
Thảo luận bản nội quy của lớp.
Chỉ lặng yên nghe ý kiến của các bạn
Ngại góp ý vì không phải là cán bộ lớp.
Quyết định công việc không cần thông qua tập thể.
Bài tập 4: GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức HS chơi trò chơi “ tiếp sức” (5’)
Câu hỏi:
Em hãy kể tên những việc làm thể hiện tính kỷ luật của học sinh?
HS tham gia trò chơi
GV nhận xét, đánh giá kết quả cuộc chơi. Tuyên dương đội thắng.
N1: Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống.
- Ý nghĩa: tự tin giúp con người sống và ứng xử có văn hoá, đứng vững trướ khó khăn, thử thách, cám dỗ, không tiêu cực.
N2- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người cùng tham gia bàn bạc những công việc liên quan đến mọi người, cộng đồng và đất nước.
- Kỷ luật là những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất chung hành động để công việc đạt kết quả cao nhằm đạt mục tiêu chung.
* Mối quan hệ: là mối quan hệ hai chiều, kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỷ luật.
Bài tập 1:
Tự chủ
Thiếu tự chủ
x
x
x
x
x
x
Bài tập 2: 
Đáp án:
Không đồng ý với suy nghĩ và việc làm của Nhung vì đó là cách làm thiếu tính tự chủ, hoang mang, tự ti, mặc cảm, không có bản lĩnh.
Em sẽ khuyên Nhung cố gắng mạnh mẽ hơn, tự tin vào mình, không nên bi quan như vậy. Nhung còn có bố mẹ và mọi người quan tâm, chăm sóc, còn có những người có hoàn cảnh éo le, khó khăn hơn Nhung nhiều, có những người tàn tật hoặc mắc bệnh nan cuộc sống của họ chỉ tính từng ngày nhưng họ vẫn vươn lên, sống kiên cường và đạt những thành tích cao trong cuộc sống. Nhung nên rèn luyện cho mình tính tự chủ để tự tin bước vào cuộc sống.
Bài tập 3:
Đáp án đúng: a vì đó là công việc chung của lớp nên mọi người cùng tham gia góp ý kiến vào công việc chung đó.
4- Củng cố (3’)
	Tự chủ, dân chủ và kỷ luật là những phạm trù kiến thức cần thiết của mỗi con người, đặc biệt là HS, các em cần có tính tự chủ để làm chủ bản thân, suy ngghĩ và hành động đúng đắn, không bị lôi kéo, dụ dỗ sa vào con đường tện nạn xã hội. Tính dân chủ và kỷ luật giúp các em sống vui vẻ, thoải mái theo những quy định chung, hoàn thành công việc đạt kết quả cao. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân.
5- Dặn dò (2’)
Về nhà tìm hiểu về vấn đề ATGT ở đị phương và ghi chép lại, tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục tai nạn GT
*******************************

File đính kèm:

  • docT16-CD9.doc