Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Bài 10 - Tiết 13: Tìm hiểu lịch sử hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và truyền thống của chi đoàn nhà trường
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
- HS hiểu được lịch sử hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và truyền thống chi đoàn nhà trường.
- Giải thích được vì sao thanh niên cần phải có lý tưởng sống.
- Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay.
2. Kĩ năng:
- Xác định được lý tưởng sống cho bản thân.
3-Thái độ:
- Có ý thức sống theo lý tưởng.
II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯ¬ỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Xác định giá trị.
- Nhận thức.
- Đặt mục tiêu.
III- PH¬ƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGV, SGK - GDCD 9.
- Giấy khổ to,bút dạ, bảng phụ.
- Những tấm gương lao động, sáng tạo trong thời kỳ đổi mới.
ạo ra sản phẩm có giá trị. D- Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. Trả lời: Ý D đúng vì lao động năng suất, chất lượng, hiệu quả là trong cùng một thời gian nhất định sẽ làm được nhiều việc đạt kết quả cao nhất. 3- Bài mới: Khởi động (1’). Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: Một năm bắt đầu từ mùa xuân, Cuộc đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước. Như vậy chúng ta đã thấy, qua những năm tháng tuổi thơ, con người bước vào thời kỳ trưởng thành cả về thể chất và tâm sinh lý. Đó là tuổi trưởng thành về đạo đức và văn hoá. Đó là tuổi khẳng định sáng tạo, nuôi dưỡng nhiều ước mơ, hoài bão và khát vọng, có ý chí lớn, sống sôi nổi trong tình bạn, tình yêu, đó là tuổi đến với lý tưởng sống phong phú, đẹp đẽ hướng tới cái lớn lao, cao cả với sức mạnh lôi cuốn của lý tưởng. Để hiểu rõ hơn lí tưởng của thanh niên nói chung và học sinh chúng ta nói riêng, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bài hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1(27’). Tìm hiểu lịch sử hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và truyền thống của chi đoàn nhà trường * Mục tiêu: - HS hiểu được lịch sử hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và truyền thống chi đoàn nhà trường. - Giải thích được vì sao thanh niên cần phải có lý tưởng sống. - Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay. * Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Câu hỏi: 1- Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì? Lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì? 2- Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã đóng góp những gì? Lí tưởng sống của họ là gì? 3- Suy nghĩ của bản thân em về lí tưởng sống của thanh niên qua 2 giai đoạn trên? Em học tập được gì? HS thảo luận nhóm. HS cử đại diện nhóm lên trình bầy kết quả thảo luận. HS cả lớp nhận xét và bổ xung ý kiến. GV gợi ý những gương anh hùng tiêu biểu trong chiến đấu mà em biết. GV phân tích vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. H: Nêu ví dụ về những tấm gương tiêu biêủ của lịch sử về lí tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu? H: Sưu tầm một số câu nói, lời dậy của Bác Hồ với thanh niên Việt Nam? HS trả lời cá nhân. HS cả lớp bổ xung ý kiến. GV liệt kê ý kiến. GV tổng kết: Tư tưởng của bác đồng thời là lời dạy, là nhiệm vụ cho thanh niên thực hiện lí tưởng. H: Lí tưởng của thanh niên ngày nay là gì? Học sinh phải rèn luyện như thế nào? Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bầy kết quả thảo luận. Các nhóm nhận xét và bổ sung ý kiến. GV nhận xét. H: Lí tưởng của em là gì? Tại sao em xác định lí tưởng như vậy? HS suy nghĩ và tự do bày tỏ ý kiến của mình trong vòng 1 phút. GV góp ý, định hướng cho HS những lí tưởng sống cao đẹp phù hợp với chuẩn mực đaọ đức xã hội, phù hợp với lí tưởng chung của dân tộc, thời đại. H: Truyền thống của chi đoàn nhà trường là gì? H: Để góp phần cho chi đoàn nhà trường vững mạnh hơn nữa bản thân em phải làm gì? Câu hỏi: Ý kiến của em về tình huống sau: - Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn chủ đề: Lí tưởng của thanh niên, học sinh ngày nay. - Bạn Thắng cho rằng: Học sinh lớp 9 còn quá nhỏ để bàn về lí tưởng, nên bạn bỏ về để đi chơi. Học sinh trình bày 1 phút. HS cả lớp nhận xét. - Đáp án: - Nam đã có việc làm đúng bởi vì học sinh lớp 9 cũng là thanh niên, và các em phải xác định lí tưởng cho mình ngay từ bây giờ để còn phấn đấu và từng bước thực hiện lí tưởng của mình, góp phần xây dựng đất nước giầu mạnh, văn minh. GV chấm điểm HS trả lời đúng nhất. GV nhận xét và đưa ra kết luận. - Trung thành với lí tưởng xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi đặt ra nghiêm túc đối với thanh niên. Đó không chỉ là đạo đức, tình cảm mà thực sự là một qúa trình rèn luyện để trưởng thành. Chúng ta phải kính trọng, biết ơn và học tập các thế hệ cha anh đi trước, chủ động xây dựng cho mình lí tưởng, cống hiến cao nhất cho sự phát triển của xã hội. Câu hỏi: Nêu những biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay. Bày tỏ ý kiến cá nhân. HS cả lớp góp ý kiến. GV liệt kê ý đúng. Gv kết luận, chuyển ý: Lí tưởng dân giầu, nước mạnh theo con đường xa hội chủ nghĩa không phảI là cáI gì đó chung chung, trừu tượng mànó được biểu hiện cụ thể sinh động trong đời sống hàng ngày. Với học sinh, nó được biểu hiện trong học tập, lao động, xây dựng tập thể, rèn luyện đạo đức, lối sống. Hoạt động 2: Luyện tập (8’) * Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học cho HS. * Cách tiến hành: Bài tập liên hệ. Những việc làm nào sau đây thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên? Vì sao? a- Luôn cố gắng trong học tập để không ngừng tiến bộ. b- Chạy những nhu cầu tầm thường. c- Thắng không kiêu, bại không nản. d- Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. e- Học tập bình thường, đến đâu hay đến đó. g- Dễ làm, khó bỏ. h- Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. GV chuẩn bị trước phiếu bài tập. 1/2 HS làm bài tập 4 SGK trang 36. * Em dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở? 1/2 HS làm bài kiểm tra thái độ. Câu hỏi: Ước mơ của em là gì? Em sẽ làm gì để đạt được ước mơ đó? HS tự do bày tỏ ước mơ của mình. GV gợi ý cách thực hiện ước mơ như thế nào( bằng con đường học tập). Nhóm 1: -Dưới sự lãnh đạo của đảng, hàng triệu người con ưu tú hầu hết ở tuôỉ thanh niên sẵn sàng hy sinh vì đất nước như: Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, La Văn CầuLí tưởng sống của họ là giải phóng dân tộc. 2- Thanh niên chúng ta đã tham gia tích cực, năng động, sáng tạo trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lí tưởng của họ là : Xây dựng đất nước giầu đẹp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 3- Qua 2 nội dung trên, em thấy tinh thần yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc của thế hệ thanh niên qua các thời kỳ. - Lý tự Trọng hy sinh khi mới vừa 18 tuôỉ. - Nguyễn văn Trỗi người con của quê hương mền nam thân yêu trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Anh ngã xuống trước họng súng của kể thù, trước khi chết anh vẫn còn kịp hô” bác Hồ muôn năm”. - Liệt sỹ công an nhân dân Nguyễn Văn Thinh, liệt sỹ lê Thanh á đã hy sinh vì sự bình yên của nhân dân Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã từng nói” cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” - Tháng 6/1925, Bác Hồ thành lập hội ”Việt Nam cách mạng thanh niên”. - Năm 1946 trong thư gửi cho thanh niên, Bác Viết” một năm khởi đầu là mùa xuân, cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Bác Hồ còn khuyên: “ Không có việc gì khó quyết chí ắt làm nên” * Lí tưởng của thanh niên ngày nay: - Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Thanh niên, học sinh phải ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực để thực hiện lí tưởng đó. - Mỗi cá nhân học tập tốt, rèn luyện đạo đức, lối sống, tham gia các hoạt động xã hội - Em sẽ học tập giỏi để làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng đất nước giầu đẹp, văn minh. - Ước mơ trở thành bác sĩ chữa bệnh cho mọi người. - Là cô giáo để dạy chữ cho trẻ em nghèo, vùng sâu, vùng xa. - Tích cực tham gia các phong trào do Đoàn đội và các tổ chức phát động: trồng cây xanh, nạo vét kênh mương, bắt sâu cho lúa.... - Là tấm gương sáng cho các em noi theo - Luôn luôn giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. - Tích cực tham gia các phong trào TDTT giành được nhiều giải trong các năm qua. Sống có lí tưởng Sống thiếu lí tưởng - Vượt khó trong học tập. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Năng động, sáng tạo trong công việc. - Tham gia quân đội bảo vệ tổ quốc. - Sống dựa dẫm, ỷ lại. - Không có ước mơ - Sống vì tiền tài, danh vọng. - Ăn chơi, đua đòi, nghiện ngập, cờ bạc. - Sống thờ ơ với mọi ngừơi. III- Bài tập. Bài tập 1: - Đáp án: Các hành vi a, c, d, h thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên vì có sự kết hợp giữa lí tưởng cá nhân với lí tưởng của xã hội, của đất nước. Bài tập 2: * HS tự do bày tỏ ý kiến cá nhân. - Thi vào trường Trung học phổ thông. - Học nghề. - Ở nhà phụ giúp bố mẹ làm kinh tế. *- Ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh cho mọi người. - Kĩ sư. - Cô giáo Em sẽ cố gắng học giỏi để đạt được ước mơ của mình. 4- Củng cố (3’) Các thế hệ cha anh đã tìm ra con đường để chúng ta đi tới chủ nghĩa xã hội, trên con đường tìm tòi lí tưởng đó, bao lớp người đã ngã xuống, đã hy sinh cho sự nghiệp vĩ đại bảo vệ tổ quốc. Trên cơ sở ấy, thanh niên chúng ta nhận thấy trọng trách xây dựng, kiến thiết góp phần làm cho dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. 5- Dặn dò (2’) - Về nhà học bài, nắm vững được nội dung của bài và xác định rõ lí tưởng sống cho riêng mình. - Tìm hiểu về các tệ nạn xã hội, cách phòng chống. ************************************ Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 (15’) Tìm hiểu nội dung bài học. * Mục tiêu: Hình thành khái niệm lí tưởng sống của thanh niên. * Cách tiến hành: Tổ chức HS thảo luận nhóm: HS thaỏ luận 3 nhóm, thời gian 5’. Câu hỏi. Nhóm 1: Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện của lí tưởng sống? II- Nội dung bài học. 1- Khái niệm: Lí tưởng sống( lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người mong muốn đạt được. 2- Ý nghĩa: - Khi lí tưởng của mỗi người phù hợp với lí tưởng chung thì hành động của họ góp phần thực hiện mục tiêu chung. - Xã hội sẽ tạo điều kiện cho họ thực hiện lí tưởng. - Người sống có lí tưởng cao đẹp luôn được mọi người kính trọng. 3- Lí tưởng của thanh niên ngày nay. - Xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Thanh niên, học sinh phải ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực để thực hiện lí tưởng đó. - Mỗi cá nhân học tập tốt, rèn luyện đạo đức, lối sống, tham gia các hoạt động xã hội Hoạt động 2 (10’) Liên hệ thực tế: * Mục tiêu: HS hiểu thêm về những tấm gương của lí tưởng sống trong thời đại ngày nay.
File đính kèm:
- T13-CD9.doc