Giáo án môn Đại số và Giải tích 11 tiết 30-32: Xác suất của biến cố

CHƯƠNG II: TỔ HỢP – XÁC SUẤT

§5. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

I./ Mục đích yêu cầu :

 Qua bài học sinh cần nắm .

 1./ Kiến thức :

 + Hình thành các khái niệm xác suất của biến cố .

 + Hiểu và sử dụng định nghĩa cổ điển của xác suất .

 + Biết cách tính của xác suất của biến cố trong các bài toán cụ thể, hiểu ý nghĩa của nó .

 2./ Kỹ năng :

 + Học sinh rèn luyện được kĩ năng vận dụng các kiến thức tìm số kết quả trong không gian mẫu, số phần tử trong biến cố, tìm xác suất của biến cố .

 3./ Tư Duy và Thái Độ :

 + Cẩn thận, chính xác .

II./ Chuẩn Bị Phương Tiện Dạy Học :

 1./ Chuẩn Bị Của Giáo Viên :

 + Giáo án, sách tham khảo .

 + Phương pháp : Gợi mở vấn đáp .

 2./ Chuẩn Bị Của Học Sinh:

 + Sách giáo khoa .

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số và Giải tích 11 tiết 30-32: Xác suất của biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01.11.2008 Ngày dạy: 03.11.2008
Tiết 30
CHƯƠNG II: TỔ HỢP – XÁC SUẤT 
§5. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
I./ Mục đích yêu cầu :
 Qua bài học sinh cần nắm .
	1./ Kiến thức :
	+ Hình thành các khái niệm xác suất của biến cố .
	+ Hiểu và sử dụng định nghĩa cổ điển của xác suất .
	+ Biết cách tính của xác suất của biến cố trong các bài toán cụ thể, hiểu ý nghĩa của nó .
	2./ Kỹ năng :
	+ Học sinh rèn luyện được kĩ năng vận dụng các kiến thức tìm số kết quả trong không gian mẫu, số phần tử trong biến cố, tìm xác suất của biến cố .
	3./ Tư Duy và Thái Độ :
	+ Cẩn thận, chính xác .
II./ Chuẩn Bị Phương Tiện Dạy Học : 
	1./ Chuẩn Bị Của Giáo Viên :
	+ Giáo án, sách tham khảo .
	+ Phương pháp : Gợi mở vấn đáp .
	2./ Chuẩn Bị Của Học Sinh:
	+ Sách giáo khoa .
III./ Tiến trình bài dạy :
1./ Ổn Định Lớp: 
	2./ Kiểm tra bài cũ : Phiếu học tập .
	Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất ba lần .
a./ Mô tả không gian mẫu .
b./ Xác định biến cố A: “Có tổng số chấm xuất hiện là 15”.
c./ Tìm biến cố đối của biến cố A ?
	3./ Bài mới :
Hoạt động 1: Định nghĩa cổ điển của xác suất .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Tiếp thu và ghi nhớ .
+ Suy nghĩ và trả lời .
+ Tiếp thu và ghi nhớ .
+ Hoạt động nhóm bài tập D1/66 .
+ Nêu định nghĩa trang 66 .
+ Tiếp thu và ghi nhớ .
+ Tiếp thu và ghi nhớ .
+ Suy nghĩ và trả lời .
1./ Định nghĩa:
+ Nêu tính đặc trưng: nó có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra khi phép thử đó được tiến hành.
+ Nó có xảy ra không ?
+ Khả năng nó xảy ra là bao nhiêu ?
+ Nêu và hướng dẫn ví dụ 1/65 .
+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm bài tập D1 trang 66 .
+ Dựa vào đó cho HS nêu định nghĩa .
+ Chú ý cho HS các kí hiệu trong công thức xác suất của biến cố .
2./ Ví dụ :
+ Hướng dẫn cho HS các ví dụ trang 66, 67, 68 .
Ví dụ: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất ba lần .
	a./ Mô tả không gian mẫu .
	b./ Tính xác suất của biến cố A: “Có tổng số chấm xuất hiện là 15”.
Hoạt động 2: Phiếu học tập .
	Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần .
	a./ Mô tả không gian mẫu .
	b./ Tính xác suất của biến cố sau :
	A: “Có tổng số chấm xuất hiện là 11”.
	B: “Số chấm trong hai lần gieo chênh lệch là 2 chấm”
	+ Nhóm 1, 3, 5: làm câu a và biến cố A.
	+ Nhóm 2, 4, 6: làm câu a và biến cố B .
	Hoạt động 3: Phiếu học tập 1.	
	Gieo ngẫu nhiên một đồng xu cân đối và đồng chất ba lần .
	a./ Mô tả không gian mẫu .
	b./ Tính xác suất của các biến cố sau :
	A: “Lần đầu xuất hiện mặt sấp”;
	B: “Mặt sấp xảy ra đúng 1 lần”;
	C: “Mặt ngửa xảy ra ít nhất 1 lần” .
	+ Nhóm 1, 6: làm câu a và biến cố A.
+ Nhóm 2, 4: làm câu a và biến cố B .
+ Nhóm 3, 5: làm câu a và biến cố C.
4./ Củng cố :
	 	+ Nhắc lại nội dung và công thức của định nghĩa .
 	+ Hoạt động nhóm : 
Một vé xổ số có 4 chữ số. Khi quay số, nếu vé bạn mua trùng hoàn toàn với kết quả thì bạn trúng giải nhất. Nếu vé bạn mua có đúng 3 chữ số của kết quả (kể cả vị trí thì bạn trúng giải nhì). Bạn Sơn mua một vé xổ số .
	a./ Tính xác suất để Sơn trúng giải nhất .
	b./ Tính xác suất để Sơn trúng giải nhì .
	+ Nhóm 1, 3, 5: làm câu a .
+ Nhóm 2, 4, 6: làm câu b .
	Đáp số : 
	a./ .
	b./ .
	5./ Bài tập về nhà :
	+ Học thuộc các định nghĩa .
 + Yêu cầu học sinh làm các bài tập 3, 4, 5, 6 và 7 ở trang 63, 64 SGK .
Ngày soạn: 03.11.2008 Ngày dạy: 05.11.2008
Tiết 31-32
CHƯƠNG II: TỔ HỢP – XÁC SUẤT 
§5. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
(TIẾP THEO )
I. Mục đích yêu cầu :
 Qua bài học sinh cần nắm .
	1./ Kiến thức :
	+ Hình thành các khái niệm xác suất của biến cố .
	+ Hiểu và sử dụng định nghĩa cổ điển của xác suất .
	+ Biết cách tính của xác suất của biến cố trong các bài toán cụ thể, hiểu ý nghĩa của nó .
	2./ Kỹ năng :
	+ Học sinh rèn luyện được kĩ năng vận dụng các kiến thức tìm số kết quả trong không gian mẫu, số phần tử trong biến cố, tìm xác suất của biến cố .
 3. Tư Duy và Thái Độ: 
Rèn tính cẩn thận, óc tư duy logic.
II. Chuẩn Bị Phương Tiện Dạy Học : 
 1. Chuẩn Bị Của Giáo Viên :
Phương Tiện : Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập. 
Phương Pháp : Đàm thoại, hoạt động nhóm .
 2. Chuẩn Bị Của Học Sinh: 
 - Sách giáo khoa, vở, giấy nháp.
 - Chuẩn bị bài học trước ở nhà . 
III. Tiến Trình Lên Lớp
 1. Ổn Định Lớp :
 2. Kiểm Tra Bài Cũ : Phiếu học tập .
Một người gọi điện thoại lại quên hai chữ số cuối cùng mà chỉ nhớ rằng hai chữ số đó là khác nhau. Tính xác suất gọi một lần đúng số điện thoại của người đó .
	A. ;	B. ;	C. ;	D. .
	Đáp số: (chọn B) .
3./ Bài mới :
TIẾT 1 
Hoạt động 1: Tính chất của xác suất .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Ghi nhận kiến thức .
+ Ghi nhận hướng dẫn .
a./ Vì n(f) = 0 nên P(f) = 0 .
b./ Do 0 £ n(A) £ n() nên 0 £ £ 1 hay 0£ P(A) £ 1 .
c./ Do A, B xung khắc nên :
	 n(A È B) = n(A) + n(B)
	Vậy : P(A È B) = P(A) + P(B) .
+ Ghi nhận kiến thức .
+ Tự chứng minh .
+ Ghi nhận hướng dẫn .
1./ Định lí:
+ Nêu định lí trang 69 .
+ Hướng dẫn HS chứng minh các ý trong định lí (bài tập D2/69) .
+ Nêu hệ quả trang 69 .
+ Cho HS tự chứng minh hệ quả vào tập .
2./ Các ví dụ :
+ Hướng dẫn cho HS ví dụ 5, 6 trang 69, 70 .
Hoạt động 2: Phiếu học tập .
Một bình đựng 5 quả cầu xanh, 4 quả cầu đỏ và 3 quả cầu vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 quả cầu. Tính xác suất để được 3 quả cầu khác màu nhau ?
	A. 	B. 	C. 	D. 
Đáp số : (chọn C) .
TIẾT 2
Hoạt động 3: Phiếu học tập .
Ba người cùng bắn vào một bia. Xác suất để người thứ nhất, thứ hai, thứ ba bắn trúng đích lần lượt là: 0,8; 0,6 và 0,5 .
	a./ Xác suất để cả ba người bắn trúng đích là :
	A. 0,24	B. 0,48	C. 0,4	 D. 0,2
	b./ Xác suất để có đúng ít nhất một người bắn trúng là :
	A. 0,9	B. 0,92	C. 0,96	 D. 1
	c./ Xác suất để có đúng ít nhất một người bắn trúng là :
	A. 0,24	B. 0,46	C. 0,96	 D. 0,98
Đáp số:
	a./ A
	b./ C
	c./ B
Hoạt động 4: Các biến cố độc lập, công thức nhân xác suất .
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Ghi nhận hướng dẫn của GV .
+ Suy nghĩ và trả lời .
+ Ghi nhận kiến thức .
+ Ghi nhận kiến thức .
+ Nêu ví dụ 7/73 và hướng dẫn cho HS nhận xét ra thế nào là hai biến cố độc lập và công thức nhân xác suất .
1./ Các biến cố độc lập:
 Cho hai biến cố A, B cùng liên quan đến một phép thử T. Hai biến cố này được gọi là độc lập với nhau nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng tới việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố kia .
2./ Công thức nhân xác suất :
	A và B là hai biến cố độc lập khi và chỉ khi :
	P(A.B) = P(A).P(B) .
Hoạt động 5: Phiếu học tập số 2 .
Cho P(A) = 0,5; P(B) = 0,4 và P(A.B) = 0,2. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau :
	A. Hai biến cố A và B là hai biến cố xung khắc ;
	B. Ta có P(A È B) = P(A) + P(B) = 0,9 ;
	C. Hai biến cố A và B là hai biến cố độc lập ;
	D. Hai biến cố A và B không thể cùng xảy ra .
Đáp số: C .
4./ Củng cố :
	 	+ Nhắc lại nội dung của các định nghĩa và các công thức trong bài .
 	+ Hoạt động nhóm : 
	Cho A và B là hai biến cố trong không gian mẫu . Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau :
	A. P(A È B) = P(A) + P(B) ;
	B. Nếu A và B đối nhau thì P(A) + P(B) = 1 ;
	C. P(A.B) = P(A).P(B) ;
	D. Ta luôn có P(A) + P(B) £ 1 .
	Đáp số : B
	5./ Bài tập về nhà :
	 + Học thuộc các định nghĩa .
 	+ Yêu cầu học sinh làm các bài tập 2, 3, 4, 5, 6 và 7 ở trang 74, 75 SGK .

File đính kèm:

  • doc30-31-32.doc