Giáo án môn Đại số & Giải tích 11 tiết 31: Phép thử và biến cố
Chương II: TỔ HỢP – XÁC SUẤT
Tiết dạy: 31 Bài 4: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Hình thành các khái niệm quan trọng ban đầu: phép thử, kết quả của phép thử và không gian mẫu.
- Nắm được ý nghĩa xác suất của biến cố, các phép toán trên các biến cố.
Kĩ năng:
- Biết xác định được không gian mẫu.
- Biết cách biểu diễn biến cố bằng lời và bằng tập hợp.
Thái độ:
- Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập một số kiến thức về tổ hợp.
Ngày soạn: 15/10/2008 Chương II: TỔ HỢP – XÁC SUẤT Tiết dạy: 31 Bàøi 4: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Hình thành các khái niệm quan trọng ban đầu : phép thử, kết quả của phép thử và không gian mẫu. Nắm được ý nghĩa xác suất của biến cố, các phép toán trên các biến cố. Kĩ năng: Biết xác định được không gian mẫu. Biết cách biểu diễn biến cố bằng lời và bằng tập hợp. Thái độ: Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ. Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập một số kiến thức về tổ hợp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (3') H. Có mấy khả năng xảy ra khi gieo một đồng xu? một con súc sắc? Đ. Gieo một đồng xu: có 2 khả năng. Gieo một côn súc sắc: có 6 khả năng. 3. Giảng bài mới: TL Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phép thử 7'' · GV đưa ra một số phép thử: gieo một đồng xu, gieo một con súc sắc, rút một quân bài, Cho HS nhận xét kết quả. H1. Có nhận xét gì về kết quả các phép thử ? · HS theo dõi và dự đoán kết quả. Đ1. Không đoán trước được kết quả. I. Phép thử, không gian mẫu 1. Phép thử Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả của nó, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó. Chú ý: Ta chỉ xét các phép thử có một số hữu hạn kết quả. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm không gian mẫu 15' H1. Hãy liệt kê các kết quả có thể có của phép thử gieo một con súc sắc ? · GV giới thiệu khái niệm không gian mẫu. H2. Mô tả không gian mẫu của phép thử nêu trên ? · Yêu cầu HS thực hiện và cho biết kết quả. Đ1. Các kết quả có thể có là: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Đ2. W = {1, 2, 3, 4, 5, 6} · W = {S, N} 2. Không gian mẫu Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử đgl không gian mẫu của phép thử và kí hiệu là W. VD1: Mô tả không gian mẫu của phép thử gieo một đồng tiền. Hoạt động 3: Luyện tập tìm không gian mẫu của một phép thử 15' · Cho mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu. · Các nhóm thực hiện và trình bày kết quả. a) W = {SS, SN, NS, NN} b) W = {(i, j)/ i, j=1,2,3,4,5,6} c) W = {SSS, SSN, SNS, NSS, SNN, NSN, NNS, NNN} d) W = {(1,2), (1,3), (1,4), (2,3), (2,4), (3,4)} VD2: Mô tả không gian mẫu của các phép thử sau: a) Gieo 1 đồng tiền 2 lần. b) Gieo 1 con súc sắc hai lần. c) Gieo 3 đồng tiền phân biệt. d) Một hộp chứa 4 cái thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4. Lấy ngẫu nhiên 2 thẻ. Hoạt động 4: Củng cố 3' · Nhấn mạnh: – Cách xác định không gian mẫu. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: Mô tả không gian mẫu trong các bài tập từ 1 đến 7 SGK. Đọc tiếp bài "Phép thử và biến cố". IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- dai11cb31.doc