Giáo án môn Đại số 11 tiết 30: Xác suất của biến cố

Bài 5: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

Số tiết: 04

Tiêt: 30

I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh cần nắm:

1. Về kiến thức:

- Biết được định nghĩa cổ điển xác suất của biến cố.

2. Về kỹ năng: biết cách tính xác suất của biên cố

3. Về tư duy thái độ:

Phát triển tư duy trừu tượng, khái quát hóa, tư duy lôgic,

Học sinh có thái độ nghiêm túc, say mê trong học tập, biết quan sát và phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, các dụng cụ học tập,

2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài trước khi đến lớp, chuẩn bị bảng phụ (nếu cần), Giải được các bài tập trong SGK.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 11 tiết 30: Xác suất của biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/10/10
Ngày dạy: 15/10/10
Bài 5: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
Số tiết: 04
Tiêt: 30
Mục tiêu: Qua bài học, học sinh cần nắm:
Về kiến thức:
- Biết được định nghĩa cổ điển xác suất của biến cố.
Về kỹ năng: biết cách tính xác suất của biên cố
Về tư duy thái độ:
Phát triển tư duy trừu tượng, khái quát hóa, tư duy lôgic,
Học sinh có thái độ nghiêm túc, say mê trong học tập, biết quan sát và phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.
Chuẩn bị của giáo viên, học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, các dụng cụ học tập,
Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài trước khi đến lớp, chuẩn bị bảng phụ (nếu cần), Giải được các bài tập trong SGK.
Phương pháp dạy học: Về cơ bản là gợi mở, vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm.
Tiến trình bài học:
Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số của lớp
Kiểm tra bài cũ:
Hãy phân biệt 2 biến cố đối nhau và 2 biến cố độc lập.
Từ 1 hộp chứa 3 bi trắng. 2 bi đỏ, lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 bi. Các bi đã được đánh số từ 1->5
Xây dựng không gian mẫu
Xác định các biên cố:
A: ”Hai bi cùng màu trắng”; B: “Hai bi cùng màu đỏ”; C: “Hai bi cùng màu”; D: “hai bi khác màu”
c) Trong các biến cố trên, hãy tìm các biến cố xung khắc, các biến cố đối nhau.
Bài mới:
Phần I: ĐỊNH NGHĨA CỔ ĐIỂN CỦA XÁC SUẤT
Hoạt động 1: định nghĩa cổ điển của xác suất 
Hoạt động của giao viên và học sinh
Ghi bảng
HĐTP1: GV giới thiệu
Một đặc trưng của biến cố liên quan đến một phép thử là nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra khi phép thử đó được tiến hành. Một câu hỏi đặc ra là nó nó có xảy ra không? Khả năng xảy ra của nó là bao nhiêu? Từ đó nẩy sinh một vấn đề là cần phải gắn cho biến cố đó một con số hợp lý để đánh giá khả năng xảy ra của nó. Ta gọi đó là xác suất của biến cố.
HĐTP2: Hình thành định nghĩa
GV: nêu ví dụ
Gv: yêu cầu học sinh đọc đề gọi học sinh khác làm bài trên bảng
GV: số phần tử của không gian mẫu là bao nhiêu?
HS: 36
GV: Số phần tử của tập hợp A là bao nhiêu?
HS: 6
GV: Khi đó tỉ số được gọi là xác suất của biến cố A
GV: dẫn vào định nghĩa
HS: nhắc lại ghi vở
Định nghĩa cổ điển của xác suất:
1. Định nghĩa:
VD: Gieo 2 con xúc xắc. Mô tả không gian mẫu. Xác định biến cố A: “Tổng số chấm trên 2 mặt là 7”
Giải: 
ĐỊNH NGHĨA: Giả sử A là biến cố liên quan đến 1 phép thử chỉ có 1 số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện. Ta gọi tỉ số là xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A)
: là số phần tử của A hay cũng lá số các kết quả thuận lợi cho biến cố A
: là số các kết quả xảy ra của phép thử
Hoạt động 2: Củng cố định nghĩa thông qua ví dụ
Hoạt động của giao viên và học sinh
Ghi bảng
HĐTP1: Hiểu bài toán
GV: nêu ví dụ yêu cầu học sinh đọc phân tích đề
HĐTP2: Xây dựng chương trình giải
GV: muốn tính được xác suất của biến cố ta cần tính những yếu tố gì?
HS: Cần tìm số phần tử của tập hợp không gian mẫu, tìm số phần tử của biến cố, lập tỉ số tính xác suất
HĐTP3: Thực hiện chương trình giải
GV: Gọi học sinh lên thực hiện giải các bước đã hướng dẫn
HĐTP4: Nghiên cứu kết quả bài toán
GV: Cho HS nhận xét kết quả bài hs vừa lên bảng giải.
Ví dụ:
VD1: Gieo 1 con xúc xắc vô tư. Tính xác suất để được:
a) Một số lẻ b) Một số lớn hơn 4
Giải: 
a) 
b) 
Hoạt động 3: Ví dụ 2
Hoạt động của giao viên và học sinh
Ghi bảng
HĐTP1: Hiểu bài toán
GV: nêu ví dụ yêu cầu học sinh đọc phân tích đề
HĐTP2: Xây dựng chương trình giải
GV: muốn tính được xác suất của biến cố ta cần tính những yếu tố gì?
HS: Cần tìm số phần tử của tập hợp không gian mẫu, tìm số phần tử của biến cố, lập tỉ số tính xác suất
HĐTP3: Thực hiện chương trình giải
GV: Gọi học sinh lên thực hiện giải các bước đã hướng dẫn
HĐTP4: Nghiên cứu kết quả bài toán
GV: Cho HS nhận xét kết quả bài hs vừa lên bảng giải.
VD2: Một vé xổ số có 4 chữ số. Khi quay số, nếu vé bạn mua có số trùng hoàn toang với kết quả thì bạn trúng giải nhất. nếu vé bạn mua có đúng 3 chữ số trùng với 3 chữ số của kết quả (kể cả kết quả) thì bạn trúng giải nhì. Bạn An mua 1 vé xổ số.
Tinh xác suất để An trúng giải nhất.
Tinh xác suất để An trúng giải nhì.
Giải:
Số kết quả có thể là 
Chỉ có 1 kết quả trung với vé số của An. Do đó xác suất trúng giải nhất của An là 
Gọi vé số của An có số . Cacf kết quả trung với 3 chữ số của An là hoặc hoặc hoặc 
Vì mỗi trường hợp có 9 khả năng nên có 9+9+9+9=36 kết quả ở đó vé của An trúng giải nhì. Do đó xác suất trúng giải nhì của An là 
4. Củng cố toàn bài: -Gọi HS nhắc lại nội dung định nghĩa xác suất của biến cố.
-Để tính xác suất của một biến cố trong một phép thử ta phải làm gì?
5. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà: -Xem lại và học lý thuyết theo SGK.
-Xem lại các bài tập đã giải.
-Xem trước và soạn trước bài mới: Xác suất của biến cố.

File đính kèm:

  • doctiet 30 xac suat cua bien co t1.doc