Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm

Bài 5: Thực hành

XÁC ĐỊNH ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Qua bài thực hành HS phải:

+ Trình bày được quy trình xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.

+ Thực hiện được các thao tác trong từng bước của quy trình.

+ Tập so sánh màu trên thang màu pH chuẩn và màu của dung dịch đất sau khi nhỏ chất chỉ thị vào đất.

+ Rèn luyện tính chính xác, khoa học trong học tập.

+ Tham gia cùng gia đình xác định được độ pH của đất vườn, ruộng gia đình đang trồng trọt (ở vùng nông thôn).

II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY

1) Chuẩn bị nội dung

- GV tìm đọc bài thực hành xác định độ pH của đất ở các tài liệu về đất trồng của trường đại học Nông nghiệp để hiểu bài sâu hơn. Sau đây là tóm tắt vấn đề có liên quan đến kiến thức của bài này.

* Có nhiều cách xác định độ pH của đất, trong đó có 2 phương pháp đơn giản, đó là:

+ Phương pháp xác định độ pH của đất bằng giấy đo pH. Nội dung phương pháp này là lấy 10 – 15 gam đất cho vào cốc sạch, cho thêm 5 thìa nước cất, khuấy đều 15 phút, chờ lắng nhúng giấy quỳ vào nước trong của đất rồi đem chúng so với màu ở thang màu tiêu chuẩn.

+ Phương pháp đo pH bằng thuốc chỉ thị màu tổng hợp là bài ta thực hành hôm nay. Đặc trưng của phương pháp này là lấy mẫu đất to bằng hạt ngô, nhưng đất khô. Nhỏ chỉ thị màu tổng hợp cho đất ướt, nhưng không được khấy tan đất, nước trong đất chảy ra sẽ đem so với màu ở thang màu tiêu chuẩn.

- Sau khi đọc để nắm vững lí thuyết và kĩ thuật xác định pH của đất, GV phải làm thử trước một số mẫu đất để quen với các thao tác và có kinh nghiệm để hướng dẫn HS.

2) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Mẫu đất: Mỗi HS chuẩn bị 2 mẫu đất, mỗi mẫu ghi rõ: ngày lấy, người

lấy, nơi lấy.

- Mỗi HS mang theo một thìa (nhựa hay sứ) màu trắng.

- GV chuẩn bị mỗi nhóm 1 khay men với một lọ chỉ thị màu tổng hợp, 1 thang màu chuẩn, 1 dao nhỏ để lấy mẫu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1) Mở bài:

H? Đất có tính chất cơ bản nào? Từ tính chất chua kiềm mà HS đã trả lời, GV nêu tiếp vấn đề: Bằng cách nào người ta xác định được độ chua hay kiềm của đất? Hôm nay chúng ta cùng nhau thử xác định độ chua của đất bằng một trong các phương pháp đơn giản là xác định độ chua của đất bằng phương pháp so màu.

2) Bài mới:

v Hoạt động 1: Tổ chức thực hành

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV chia nhóm, giao dụng cụ cho các nhóm, nêu nhiệm vụ của nhóm trưởng.

- Nhắc nhở vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong và sau thực hành.

v Hoạt động 2: GV hướng dẫn kĩ thuật bài thực hành

- GV vừa hướng dẫn vừa biểu diễn mẫu từng thao tác:

+ Lấy mẫu đất: GV lấy mẫu đất ở mẫu đã chuẩn bị có thể tích khoảng bằng hạt ngô (đất còn ở dạng cục không bị vụn nát).

+ Đặt mẫu đất vào thìa ở vị trí giữa hay gần cán thìa.

+ Hướng dẫn và làm mẫu, nhỏ từ từ chất chỉ thị tổng hợp vào mẫu đất cho ẩm và dần dần làm ướt.

* Chú ý: Tay bóp ống nhỏ giọt từ từ, nếu không dung dịch tổng hợp chảy ồ ạt xuống mẫu đất.

+ Hướng dẫn nghiêng thìa để nước trong mẫu đất chảy ra ngoài, đặt thang pH chuẩn gần nước ở trong thìa để so màu nước với màu phù hợp ở thang màu chuẩn. Đọc trị số pH, đó cũng là trị số pH của đất.

+ Mỗi mẫu đất làm 3 lần, lấy được 3 trị số pH, sau đó lấy trị số trung bình cộng.

+ Mỗi HS làm 2 mẫu, mỗi mẫu làm 3 lần, số trung bình cộng của 3 trị số pH là độ pH của mẫu đất.

+ Làm xong ghi kết quả theo mẫu như trang 13 SGK.

v Hoạt động 3: HS thực hiện bài thực hành

- Mỗi HS phải xác định 2 mẫu đất, mỗi mẫu làm theo trình tự như sau:

+ Lấy đúng mẫu đất (bằng hạt ngô, không vỡ) và để vào thìa.

+ Nhỏ nhẹ, từ từ chỉ thị màu tổng hợp cho đến khi đất ướt.

+ Sau 1 phút nghiêng thìa để nước trong đất chảy ra.

+ So thang màu pH chuẩn với màu của nước trong thìa sao cho màu phù hợp với nhau.

+ Ghi kết quả vào mẫu báo cáo.

- GV quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ HS còn lúng túng.

v Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá kết quả

- Chấm kết quả thực hành của từng HS (hoặc nhóm).

- Nhận xét tinh thần chuẩn bị, ý thức học tập trong giờ thực hành, động viên khích lệ những HS học tập tốt.

- Nhắc nhở những HS làm chưa tốt.

- Nhắc nhở các cá nhân, nhóm vệ sinh lớp học.

IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU

- Về nhà hãy đọc lại bài 2,3 và cho biết:

+ Thành phần cấu tạo của đất, thành phần cơ giới của đất, tính chua hay kiềm của đất, khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất sẽ giúp gì cho việc cải tạo và sử dụng đất?

- Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ và sử dụng đất ở địa phương em (trừ HS ở gia đình phi nông nghiệp).

V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

 

doc82 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hợp các biện pháp cho thích hợp.
- HS: Nghiên cứu làm bài tập vào vở.
- HS: Bắt sâu, ngắt lá, bẫy đèn...
- HS: 
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.
+ Nhược điểm: Hiệu quả thấp (nhất là khi sâu bệnh phát sinh nhiều).
- HS: Dùng các loại thuốc diệt sâu, bệnh khi cần thiết.
- HS: 
+ Ưu điểm: Có tác dụng diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công,
+ Nhược điểm: Gây độc cho người, gia súc và ô nhiễm môi trường.
- HS: Nghe giảng
- HS: Phun thuốc (H.23a), rắc thuốc vào đất (H.23b), trộn thuốc vào hạt giống (H.23c).
- HS: Bảo vệ, phát triển sâu, nấm có ích để diệt trừ sâu, bệnh. Gây bất lực cho sâu hại.
- HS: Kiểm tra những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.
- HS: Nghe giảng
- HS: Nghe giảng.
II. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
1) Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.
2) Biện pháp thủ công.
3) Biện pháp hóa học.
4) Biện pháp sinh học.
5) Biện pháp kiểm dịch thực vật.
IV. TỔNG KẾT BÀI HỌC
- GV gọi 1 hoặc 2 HS đọc phần “Ghi nhớ” trong SGK cho cả lớp nghe.
- Nêu câu hỏi củng cố bài, gọi HS trả lời.
- Dặn dò HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài và chuẩn bị cho bài 14 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
TIẾT: 11 Bài 8 và 14: Thực hành
NHẬN BIẾT
MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG - MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Qua bài thực hành HS phải:
+ Xác định được các đặc điểm của các loại phân - thuốc qua tính chất lí hóa và nhãn trên bao bì:
Tên thuốc – loại phân.
Nhóm độc
Khả năng hòa tan trong nước
Trạng thái của thuốc - phân
Thành phần thuốc
Nơi sản xuất
+ Nhận biết một số loại phân - thuốc qua trạng thái và màu sắc của thuốc.
II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
1) Chuẩn bị nội dung 
- Đọc bài trong SGK để nắm được yêu cầu và cách làm cụ thể để soạn giảng cho HS.
2) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
- Các mẫu phân - Thuốc trừ sâu, bệnh ở dạng hạt, bột hòa tan trong nước, bột thấm nước, sữa.
- Tranh vẽ về nhãn hiệu của thuốc và độ độc của thuốc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1)Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành
- GV phân chia nhóm và nơi thực hành.
- Nêu mục tiêu của bài và yêu cầu cần đạt: nhận biết được các dạng phân - thuốc và đọc được tên loại phân - nhãn hiệu của thuốc.
2) Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
- GV giới thiệu những đặc điểm của phân hóa học làm cơ sở để thực hành nhận dạng phân bón.
- Khi nhận dạng ta phải dựa vào các đặc điểm sau:
* Mức hòa tan trong nước:
+ Hòa tan đạm hay kali + Ít hay không tan lân
* Mùi vị khi đun nóng:
+ Có mùi khai đạm + Không có mùi khai kali
* Màu sắc:
+ Nâu, nâu sẫm hay trắng xám lân + Trắng vôi
- Dựa vào các đặc điểm trên ta có thể xác định được một loại phân hóa học nào đó theo quy trình sau (treo quy trình lên bảng).
Vừa giới thiệu vừa biểu diễn mẫu.
- Rút mẫu phân hóa học giơ lên cao cho HS quan sát và nêu đây là loại phân gì?
- Lấy ít phân bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm, lấy công tơ hút nhỏ từ từ và lắc nhẹ (15-20 giọt).
- Để yên ống nghiệm 1-2 phút.
- Quan sát (cho HS ngồi bàn trên quan sát), nêu nhận xét: tan hay không? (Nếu tan)
- Đốt đèn cồn và cặp than, hơ đỏ.
- Lấy ít phân hóa học ở mẫu (đã đem hòa tan) rắc đều lên cục than đỏ,
cho HS ngửi mùi bốc lên.
- HS nhận xét mùi khai hay không (Khai).
- Kết luận mẫu phân hóa học này là loại: Đạm.
- GV tổng kết lại: Để xác định “nó là loại phân gì”. Ta cần 2 thao tác:
+ Hòa tan mẫu phân vào nước.
+ Đốt mẫu phân trên than sẽ xác định đạm hay lân, hoặc quan sát màu sẽ xác định được vôi
3) Hoạt động 3: Nhận biết các dạng thuốc.
* Bước 1
GV hướng dẫn, HS quan sát: màu sắc, dạng thuốc (bột, tinh thể, lỏng...)
của từng mẫu thuốc rồi ghi vào vở bài tập.
* Bước 2: Đọc nhãn hiệu và phân biệt độ độc của thuốc trừ sâu, bệnh.
- Cách đọc tên thuốc: GV hướng dẫn HS đọc tên một loại thuốc đã ghi trong SGK và đối chiếu với hình vẽ trên bảng. GV gọi một vài HS nhắc lại cách đọc tên thuốc và giải thích các kí hiệu ghi trong tên thuốc.
* Lưu ý: chữ viết tắt chỉ các dạng thuốc:
+ Thuốc bột: D, BR, B.
+ Thuốc bột thấm nước: WP, BTN, DF, WDG.
+ Thuốc bột hòa tan trong nước: SP, BHN.
+ Thuốc hạt: G, H, GR.
+ Thuốc sữa: EC, ND.
+ Thuốc nhũ dầu: SC.
- Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng.
GV đưa ra một số nhãn hiệu của các loại thuốc cụ thể có bán ở ngoài thị trường. Giải thích các kí hiệu và biểu tượng về mức độ độc của các loại thuốc: Tên thuốc, quy định an toàn lao động, màu sắc chỉ độ độc (màu đỏ “rất độc”; màu vàng “độc cao”; màu xanh “cẩn thận”). HS quan sát đối chiếu với bảng ghi độ độc để xác định loại thuốc đó ở vào mức độ nào? (3 mức độ ghi trong SGK và các nội dung ghi trên nhãn thuốc).
4) Hoạt động 4: Đánh giá kết quả
- HS thu dọn vật liệu, tranh ảnh, vệ sinh nơi thực hành.
- Các nhóm tự đánh giá dự trên kết quả quan sát được, ghi vào bảng, nộp cho GV: Mẫu thuốc thuộc dạng nào? Màu sắc, nhãn hiệu của thuốc (tên thuốc, độ độc...).
- GV nhận xét sự chuẩn bị, quá trình thực hành và kết quả thực hành của các nhóm, nêu lên ưu, nhược điểm. Sau đó cho điểm 1- 2 nhóm.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
Nhắc nhở HS đọc trước bài 15 SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Họ và tên:..	 Điểm
Lớp :
TIẾT: 12
KIỂM TRA 45 PHÚT
Môn Công Nghê 7
ĐỀ:1
Câu 1: Trình bày các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh. (3đ)
Câu 2: Ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp. (3đ)
A
B
1) Bắt sâu hại
a) Biện pháp hóa học
2) Xịt thuốc trừ sâu
b) Biện pháp thủ công
3) Gieo trồng đúng thời vụ
c) Biện pháp sinh học
 1 + .. 2 + . 3 + .
Câu 3: (4đ)
 A ) Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô sinh gồm những phương pháp nào.? 
 B ) Em hãy mô tả phương pháp sản xuất giống bằng phương pháp chiết cành? 
Họ và tên:..	 Điểm
Lớp :
TIẾT: 12
KIỂM TRA 45 PHÚT
Môn Công Nghê 7
ĐỀ:2
Câu 1: : Ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp. (3đ)
A
B
1) Gieo trồng đúng thời vụ
a) Biện pháp hóa học
2) Bắt sâu hại 
b) Biện pháp thủ công
3) Xịt thuốc trừ sâu
c) Biện pháp sinh học
 1 + .. 2 + . 3 + . 
Câu 2 Trình bày các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh. (3đ)
Câu 3: (4đ)
 A ) Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô sinh gồm những phương pháp nào.? 
 B ) Em hãy mô tả phương pháp sản xuất giống bằng phương pháp chiết cành? 
ĐÁP ÁN
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN SUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
TIẾT:13 Bài 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT-GIEO TRỒNG 
CÂY NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học xong bài này HS phải:
+ Trình bày được mục đích của việc làm đất và công việc làm đất trong trồng trọt.
+ Trình bày được biện pháp bón lót phù hợp với mục đích trồng trọt.
+ Xác định được các thời vụ gieo trồng trong một năm và những cơ sở để xác định thời vụ.
+ Trình bày được những tiêu chí khi kiểm tra hạt giống để quyết định loại bỏ hay sử dụng hạt giống trong gieo trồng.
+ Trình bày được phương pháp xử lí hạt giống và mục đích của việc xử lí hạt giống.
+ Vận dụng được kiến thức để tham gia lao động cùng với gia đình, chủ yếu là trong vườn của nhà mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phóng to các H25, 26,27, 28 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Mở bài: Trong chương trước đã nghiên cứu cơ sở của trồng trọt, đó là đất trồng, phân bón, giống cây trồng và bảo vệ cây trồng. Trong chương tiếp theo này, ta sẽ nghiên cứu quá trình sản suất một loại cây trồng. Quá trình đó phải làm những việc gì và thực hiện theo trình tự như thế nào. Ta nghiên cứu chương II: Quy trình sản suất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Việc đầu tiên phải làm là làm đất và bón phân lót và gieo trồng cây nông nghiệp.
2) Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
N/dung bài ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của việc làm đất
- GV: đưa ra một ví dụ: Có hai thửa ruộng: 1 thửa ruộng đã được cày bừa và thửa ruộng kia chưa cày bừa Hãy suy nghĩ trả lời về tình hình cỏ dại, tình hình đất cứng hay tơi xốp, sâu bệnh tồn tại trên hai thửa ruộng đó.
- HS: Suy nghĩ, trả lời
- 1 – 2 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung
I. Làm đất nhằm mục đích gì?
- Làm cho đất tơi xốp.
- Tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng.
- Diệt cỏ dại.
- Diệt mầm mống sâu bệnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung của công việc làm đất
a) Cày đất
- Hỏi: Cày đất có tác dụng gì?
- Hỏi: Hãy nêu các công cụ cày bừa phổ biến trong sản suất?
- Hỏi: Hãy nêu ưu, nhược điểm của việc dùng máy cày trong sản suất?
- GV nhấn mạnh độ cày sâu phụ thuộc vào từng loại đất, loại cây.
b) Bừa và đập đất
- GV: Hãy nêu tác dụng của việc bừa và đập đất?
- GV: Cày bừa nhiều lần làm cho đất nhỏ và nhuyễn (đất lúa). Nhưng bừa nhiều lần hay ít còn phụ thuộc vào loại đất, loại cây.
- Hỏi: Em cho biết tiến hành cày đất bằng công cụ gì?
c) Lên luống
- GV: Tại sao phải lên luống?
- GV: Đưa ra VD:

File đính kèm:

  • docGIAOAN CONG NGHE 7.doc