Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 2: Học hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta - Năm học 2008-2009
I. MỤC TIÊU:
Giúp Hs:
- Hát đúng giai điệu của bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ của Nhạc sĩ Phạm Tuyên.
- Biết hát một bài hát hay của nhạc sĩ Phạm Tuyên, đồng thời giới thiệu một số ca khúc tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi.
- Bước đầu phân biệt được tính chất nhẹ nhàng, mền mại của giọng thứ và tính chất khỏe, tươi sáng của giọng trưởng, qua bài hát giáo dục Hs yêu hòa bình, tình thân ái đoàn kết.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn organ, bảng kẻ phụ.
- Luyện đàn, hát bài Tiếng chuông và ngọn cờ.
- Hình ảnh và tư liệu, thông tin về nhạc sĩ Phạm Tuyên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ On định tổ chức: (1phút)
2/ Kiểm tra bài cũ: (Đan xen trong quá trình dạy)
3/ Dạy bài mới:
Tuần 2 NS: 01/09/2008 ND: 04/09 2008 BÀI 1 – TIẾT 2 Học hát bài: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ Bài đọc thêm: ÂM NHẠC Ở QUANH TA ------ I. MỤC TIÊU: Giúp Hs: Hát đúng giai điệu của bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ của Nhạc sĩ Phạm Tuyên. Biết hát một bài hát hay của nhạc sĩ Phạm Tuyên, đồng thời giới thiệu một số ca khúc tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi. Bước đầu phân biệt được tính chất nhẹ nhàng, mền mại của giọng thứ và tính chất khỏe, tươi sáng của giọng trưởng, qua bài hát giáo dục Hs yêu hòa bình, tình thân ái đoàn kết. II. CHUẨN BỊ: Đàn organ, bảng kẻ phụ. Luyện đàn, hát bài Tiếng chuông và ngọn cờ. Hình ảnh và tư liệu, thông tin về nhạc sĩ Phạm Tuyên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Oån định tổ chức: (1phút) 2/ Kiểm tra bài cũ: (Đan xen trong quá trình dạy) 3/ Dạy bài mới: TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5’ * Nội dung 1: I. Giơí thiệu tác giả, tác phẩm: 1/ Giới thiệu tác giả: - Nhạc sĩ Phạm Tuyên quê ở xã Lương Ngọc, Bình Giang, Hải Dương. Hiện cư trú tại Hà Nội. -Oâng đã viết hàng trăm ca khúc cho thanh thiếu niên, tiêu biểu như: + Chiếc gậy Trường Sơn. + Con kênh ta đào. + Như có Bác trong ngày đại thắng, cánh én tuổi thơ - Ghi đề mục lên bảng. - Giới thiệu vào bài. + Nhạc sĩ Phạm Tuyên là Trưởng ban âm nhạc đài tiếng nói Việt Nam và Trưởng ban văn nghệ đài truyền hình Việt Nam, Uûy viên thường vụ Hội nhạc sĩ Việt Nam đã nghĩ hưu. - Cho Hs ghi những nội dung chính vào tập. - Giới thiệu với Hs một vài bài hát thiếu nhi tiêu biểu của NS. Phạm Tuyên. - Ghi bài. - Lắng nghe. - Ghi bài. - Hát cùng GV 5’ 2/ Giới thiệu tác phẩm: - Giới thiệu: + Bài hát được sáng tác năm 1985 để hưởng ứng phong trào thiếu nhi Quốc tế “Ngọn cờ hòa bình”. + Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới. - Cho Hs ghi nội dung bài. - Lắng nghe. - Ghi bài 25’ II. Học hát: 1/ Tìm hiểu bài: - Bài hát được viết ở hình thức hai đoạn đơn, giọng Rê thứ và Rê trưởng. - Nội dung: Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới. - Giới thiệu vào bài, treo bảng phụ, gọi Hs đọc lời của bài hát. - Yêu cầu Hs quan sát và đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức của các em về âm nhạc mà các em đã học. - Hướng dẫn HS làm quen cách phân tích bài hát về câu, đoạn và nhận biết sự khác nhau về tính chất của 2 loại giọng trong bài - Hướng dẫn Hs gạch phách và những chổ lấy hơi, lưu ý những chổ ngân và khung thay đổi. - Đàn hát mẫu. - Mạn đàm: - Hướng dẫn Hs cách phân tích bài hát về nhịp, cao độ, trường độ, nội dung - Lắng nghe. - Quan sát và trả lời câu hỏi, nghe hướng dẫn va cùng phân tích bài với Gv - Bài hát chia làm hai đoạn + Đoạn 1 từ: “Trái đất của ta”; được viết ở giọng Rê thứ, có 2 câu: - Câu 1 từ “Tráitrời sao”. - Câu 2 từ: “Trái của ta” + Đoạn hai viết ở giọng Rê trưởng, có hai câu - Câu 1 từ: “Boongngời” - Câu 2: câu còn lại. - Gạch phách. - Chú ý. - Lắng nghe. - Trả lời câu hỏi của Gv - Chú ý lắng nghe. 2/ Học hát từng câu: a) Đoạn 1: - Câu 1: “Trái đất thân yêu lòng chúng em xiết bao tự hào. Một quả cầu đẹp tươi lung linh giữa trời sao” * Lời 2: “Thế giới quanh em bừng sáng lên mỗi sớm bình minh. Bàn tay em điểm tô cho trái đất đẹp xinh”. - Cho Hs luyện thanh, hướng dẫn Hs tư thế luyện thanh và cách luyện thanh đúng mẫu. - Đàn cho Hs luyện thanh theo mẫu (Ma..a.) nâng dần cao độ. - Đàn hát mẫu câu 1 - Cho Hs hát lại nhiều lần, nhận xét chỉnh sửa. - Lưu ý Hs ngân đủ phách. - Gọi Hs hát, chỉnh sửa. - Chú ý lắng nghe và thực hiện đúng, luyện thanh theo mẫu đúng cao độ. - Lắng nghe và nhẫm theo. - Cá nhân hát, lớp hát. - Câu 2: “Trái đất chính là nhà bao gắn bó thiết tha. Và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta”. * Lời 2: “Thế giới muốn hòa bình và chán ghét chiến tranh. Cùng hòa chung tiếng hát chúng em có chung niềm tin”. - Đàn hát mẫu. - Gọi Hs hát, nhận xét, chỉnh sửa, cho lớp hát lại nhiều lần, chỉnh sửa. - Đàn cho lớp hát lời 2, chỉnh sửa nếu sai. - Lắng nghe, nhẫm theo. - Thực hiện. b) Đoạn 2: - Câu 3: “Boong bính boong! Hồi chuông ngân vang khắp nơi. Trong khúc ca đầy tình yêu thương sáng ngời” - Giới thiệu cho Hs và yêu cầu Hs cảm nhận sự khác biệt về tính chất âm nhạc của đoạn 2. - Đàn hát mẫu, cho Hs hát lại nhiều lần, nhận xét chỉnh sửa. - Lưu ý để hát đúng - Lắng nghe, nhẫm theo. - Hát. - Câu 4: “Boong bính boong! Cờ bay giữa tiếng chuông ngân. Hãy phất cao lên lá cờ hòa bình” “cờ của ta” - Đàn hát mẫu, cho Hs hát lại nhiều lần, nhận xét chỉnh sửa. - Hướng dẫn Hs hát ở khung thay đổi, cho lớp hát đúng cấu trúc bài. - Lắng nghe. - Hát theo hướng dẫn. 4’ * Nội dung 2 Bài đọc thêm ÂM NHẠC Ở QUANH TA - Gọi Hs đọc nội dung trong SGK. - Tóm ý cho Hs nắm. - Cá nhân đọc. - Lắng nghe. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, RÚT KINH NGHIỆM: 1/ Củng cố: (4 phút) Cho Hs hát lại cả bài Tiếng chuông và ngọn cờ lưu ý cho Hs thể hiện tính chất khác nhau của hai đoạn, chia nhóm cho hs luân phiên thể hiện từng lời củ bài hát. Cho cả lớp hát kết hợp vận động theo nhịp. 2/ Dặn dò: (1 phút) Học thuộc bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ, suy nghĩ và thể hiện một số động tác minh họa cho bài hát, xem trước nội dung bài của tiết 3. Nhận xét, đánh giá, xếp loại tiết học. 3/ Rút kinh nghiệm: .. Người soạn Lại Ngọc Lan
File đính kèm:
- Nhac lop 6 tiet 2.doc