Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 1: Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường THCS - Tập hát Quốc ca

I/ MỤC ĐÍCH:

- HS có những hiểu biết sơ lược về nghệ thuật âm nhạc.

- HS biết được nội dung của môn Âm nhạc ở trường THCS.

- HS biết tên tác giả của bài Quốc ca.

- HS hát thuộc bài Quốc ca.

- Qua bài hát giáo dục các em biết yêu quý quê hương, biết tự hào với non sông Việt Nam.Biết giữ gìn bờ cõi của đất nước mình.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GV:

- Nhạc cụ.

- Máy nghe, đĩa nhạc.

- Bảng phụ bài hát Quốc ca

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1/ Ổn định lớp: 1’

 2/ Ôn tập và kiểm tra : 2’ Kiểm tra sách vở của HS.

 3/ Dạy bài mới: GV giới thiệu bài học:

- Để các em hiểu biết sâu hơn về Âm nhạc, hôm nay cô sẽ đi sâu vào giới thiệu cho các em về môn Âm nhạc ở trường THCS.

- Bài hát Quốc ca là một tác phẩm rất quen thuộc đối với chúng ta, tuy nhiên không phải bạn nào cũng hát đúng, để giúp các em hát chính xác hơn bài hát này, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành học hát bài “Quốc ca Việt Nam”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 1: Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường THCS - Tập hát Quốc ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ....
Ngày dạy: ..
Tuần 1 Tiết 1
BÀI MỞ ĐẦU – Lớp 6
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS
- TẬP HÁT QUỐC CA
I/ MỤC ĐÍCH:
- HS có những hiểu biết sơ lược về nghệ thuật âm nhạc.
- HS biết được nội dung của môn Âm nhạc ở trường THCS.
- HS biết tên tác giả của bài Quốc ca.
- HS hát thuộc bài Quốc ca.
- Qua bài hát giáo dục các em biết yêu quý quê hương, biết tự hào với non sông Việt Nam.Biết giữ gìn bờ cõi của đất nước mình. 
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV:
- Nhạc cụ.
- Máy nghe, đĩa nhạc.
- Bảng phụ bài hát Quốc ca
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định lớp: 1’
 2/ Ôn tập và kiểm tra : 2’ Kiểm tra sách vở của HS. 
 3/ Dạy bài mới: GV giới thiệu bài học:
- Để các em hiểu biết sâu hơn về Âm nhạc, hôm nay cô sẽ đi sâu vào giới thiệu cho các em về môn Âm nhạc ở trường THCS.
- Bài hát Quốc ca là một tác phẩm rất quen thuộc đối với chúng ta, tuy nhiên không phải bạn nào cũng hát đúng, để giúp các em hát chính xác hơn bài hát này, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành học hát bài “Quốc ca Việt Nam”. 
TG
HÑGV
HĐHS
NỘI DUNG
5’
3,
*Nội dung 1: Giới thiệu môn Âm nhạc cho HS.
1) GVgiới thiệu nội dung
- GV giới thiệu môn học âm nhạc ở trường THCS
- GV gọi HS đọc bài trong SGK
- GV hát hoặc cho HS nghe nhạc mẫu trích một vài bài trong chương trình học
- GV giới thiệu cho HS biết thêm ngày 2/10 hàng năm được chọn làm ngày Âm nhạc thế giới.
- GV đặt câu hỏi: Âm nhạc là gì? Muốn nghe và hiểu âm nhạc ta cần phải làm gì?
- GV hướng dẫn HS biết được âm nhạc có tác dụng đem đến cho con người những cảm xúc thẩm mỹ, khả năng phổ cập, phát huy óc tưởng tượng sang tạo..
- GV nhắc nhở HS ghi bài vào tập
2) Giới thiệu nội dung 2:
- Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về môn âm nhạc ở trường THCS.
- GV ghi đề mục lên bảng.
- GV giới thiệu môn học âm nhạc ở trường THCS có 3 phân môn chính sẽ trong chương trình âm nhạc từ lớp 6 đến lớp 9.
- GV gọi HS đọc bài
- GV hướng dẫn theo SGK phân môn Âm nhạc: Học hát; Nhạc lí – Tập đọc nhạc; Âm nhạc thường thức
- GV yêu cầu HS ghi bài vào tập
- HS chú ý nghe và ghi đề mịc vào tập.
- HS đọc bài
- HS nghe nhạc, trật tự.
- HS chú ý theo dõi
- HS trả lời câu hỏi và ghi bài vào vở:cần học tập và thường xuyên tiếp xúc với âm nhạc.
- HS lắng nghe và ghi bài vào tập.
- HS chú ý theo dõi và ghi bài.
- HS chú ý theo dõi.
- HS đọc bài
- HS theo dõi
- HS ghi bài vào tập
I/ GIỚI THIỆU MÔN HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS:
1/ Sơ lược về nghệ thuật âm nhạc:
- Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh có tính truyền cảm trực tiếp, gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ.
2/ Môn học âm nhạc ở trường THCS:
a) Học hát: Lớp 6,7,8 mỗi lớp học 8 bài hát, riêng lớp 9 học 4 bài.
b) Nhạc lí – Tập đọc nhạc:
- Học những kí hiệu âm nhạc thường được ứng dụng vào việc học hát và đọc nhạc.
- Tập nhận biết các kí hiệu âm nhạc và bước đầu làm quen với cách đọc nhạc.
c) Âm nhạc thường thức: Hiểu biết về một số danh nhân âm nhạc thế giới và nhạc sĩ Việt Nam. Biết về dân ca và những sinh hoạt văn hóa âm nhạc Việt Nam.
7’
17,
5, 
* Nội dung 2: Học hát bài Quốc ca.
1. Giới thiệu nội dung 3: 
- Tiếp theo các em sẽ học hát bài Quốc ca.
- GV ghi đề mục lên bảng, treo bảng phụ có ghi bài hát lên bảng (nếu có).
- GV giới thiệu tác giả và bài hát: bài hát ra đời nhằm để cổ vũ phong trào CM tháng 8 thành công, có tên gọi là “Tiến quân ca”, năm 1946, tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa 1 tại Hà Nội, đã chọn bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao làm bài Quốc ca Việt Nam.
2/ Hướng dẫn hát:
- GV cho HS nghe băng, đĩa bài hát hoặc đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- GV hướng dẫn cho HS cách luyện thanh:
+ Luyện thở: ngồi thẳng lưng, đúng tư thế, hít vào bằng mũi, từ từ đẩy xuống bụng.giữ vài giậy và từ từ thở ra bằng miệng. Không được lấy hơi quá nhiều, quá căng, tránh thở bằng ngưc.
+ Luyện thanh: đứng thẳng lưng, nghe GV đàn và hướng dẫn luyện thanh từ Đồ đến Dố (3,5lần)
- GV gọi 1,2 HS đọc lại lời bài hát
- Bài hát có 2 lời; mỗi lời có 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Đoàn quân .hành ca
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- Đoạn 1 có 2 câu: Từ đầu.gập ghềnh xa và câu 2 từ “cờ in máu..quân hành ca”
+ Đoạn 2: câu 1 “ đường vinh quang..lập chiến khu”, câu 2 phần còn lại.
- GV dịch giọng cho vừa tầm cử giọng của HS.
- GV hát mẫu câu 1, sau đó đàn cho HS nghe và hướng dẫn HS hát theo.
- Gọi 1,2 HS hát tốt hát lại câu 1 và yêu cầu cùng hát.
- Theo lối mắc xích, GV hướng dẫn HS hát 1 đoạn hoàn chỉnh, sau đó hát cả bài.
- GV sửa sai cho HS về cao độ, trường độ (nhịp 4/4),lấy hơi hợp lí, sắc thái bài hát hùng mạnh, nghiêm trang.
- GV chia nhóm hát
- Gọi tốp ca hay cá nhân xung phong hát.
- GV gọi HS nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Các hoạt động khác: 
* Các em cảm nhận thế nào sau khi học hát bài Quốc ca?
- Giai điệu bài hát thế nào?
- Nêu tính giáo dục của bài hát Quốc ca?
- HS chú ý nghe và ghi đề mục vào tập
- HS trật tự lắng nghe và ghi vào tập.
- HS ghi bài và nghe nhạc
- HS luyện thở, luyện thanh theo hướng dẫ của GV.
- HS đọc lời ca.
- HS chú ý theo dõi và hát theo hướng dẫn của GV.
- HS chia đoạn và câu.
+ Đoạn 1: Đoàn quân .hành ca
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- Đoạn 1 có 2 câu: Từ đầu.gập ghềnh xa và câu 2 từ “cờ in máu..quân hành ca”
+ Đoạn 2: câu 1 “ đường vinh quang..lập chiến khu”, câu 2 phần còn lại.
- HS chú ý và hát theo.
- HS xung phong hát.
- HS hát hoàn chỉnh cả bài.
- HS chú ý sửa sai
- HS chia nhóm và xung phong hát
- HS nhận xét 
- Lắng nghe nhận xét của GV. 
- HS trả lời giai điệu bài hát mạnh mẽ, trang ngiêm, hùng tráng.
- HS trả lời theo cách hiểu (Bài hát Quốc ca là bài hát của đất nước, thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất, anh dũng của dân tộc, tình đoàn kết và tình yêu quê hương đất nước).
II/ HỌC HÁT BÀI QUỐC CA
- Hoàn cảnh ra đời của bài hát Quốc ca Việt Nam.
* Bài hát Quốc ca ra đời nhằm để cổ vũ phong trào CM tháng 8 thành công, có tên gọi là “Tiến quân ca”, năm 1946, tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa 1 tại Hà Nội, đã chọn bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao làm bài Quốc ca Việt Nam.
- Chia đoạn và câu.
+ Đoạn 1: Đoàn quân .hành ca
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- Đoạn 1 có 2câu: Từ đầu.gập ghềnh xa và câu 2 từ “cờ in máu..quân hành ca”
+ Đoạn 2: câu 1 “ đường vinh quang..lập chiến khu”, câu 2 phần còn lại.
- Bài hát Quốc ca thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất, anh dũng của dân tộc, tình đoàn kết và tình yêu quê hương đất nước.
4/ Củng cố: 3’
 - Gọi HS nhắc lại thế nào là Âm nhạc, tác dụng của Âm nhạc đối với đời sống con người.
 - GV đệm đàn cho HS đứng lên hát lại bài Quốc ca.
 5/ Dặn dò: 2’
 - GV nhắc HS về nhà học thuộc bài hát.
 - Xem trước bài cho tiết sau.
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docNhac lop 6 tiet 1.doc