Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 27 đến 35 - Năm học 2010-2011
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết thêm những di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được tranh về đề tài cảnh đẹp đất nước.
3.Thái độ:
- Biết trân trọng những di sản văn hóa, lịch sử, những cảnh đẹp của thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên.
+ Sư tầm tranh, ảnh như đã giới thiệu ở mục 1.
+ Sử dụng tranh tự vẽ hoặc ở bộ đồ dùng dạy học mĩ thuật 7
* Học sinh.
+ Sưu tầm ảnh phong cảnh quê hương
+ Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ
III. Phương pháp
- Trực quan - quan sát.
- Luyện tập.
- Gợi mở.
- Phương pháp đánh giá.
IV. Tiến trình dạy học
* Khởi động : Kiểm tra 15p
- Mục tiêu : Kiểm tra sự chuẩn ở nhà của HS
- Thời gian : 15p
- Tiến hành :
Nêu đặc điểm của Mĩ thuật Ý thời kì phục hưng. Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu ?
*Bài mới.
_______________ Ngày soạn : 27/03/2011 Ngày dạy : 7A : 30/03/2011 7B : 09 /04/2011 TiÕt 29 vÏ tranh ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu biết hơn về luật giao thông, thấy được ý nghĩa của an toàn giao thông trong cuộc sống. 2. Kĩ năng - Vẽ được tranh về đề tài: An toàn giao thông. 3. Thái độ - Có ý thức chấp hành tốt về an toàn giao thông, biết bảo vệ tính mạng, tài sản cho mọi người và quốc gia. II. Chuẩn bị * Giáo viên. + Tranh, ảnh về an toàn giao thông để giới thiệu cho học sinh tham khảo. + Một vài phương án khai thác đề tài khác nhau. * Học sinh: + Hình ảnh về giao thông. + Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì... III. Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan - Phương pháp gợi mở - Phương pháp luyện tập - Phương pháp đánh giá. IV. Tiến trình dạy học * Khởi động : Kiểm tra bài cũ - Mục tiêu : Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS - Thời gian : 2p - Tiến hành : - Nêu cách trang trí đầu báo tường? * Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đầu bài. Mục tiêu: Biết cách tìm và chọn nội dung đề tài ATGT Thời gian: 8p ĐDDH: Tranh minh họa Tiến hành: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh về an toàn giao thông và phân tích tranh để gây cảm hứng cho học sinh về đề tài. - Giáo viên gợi mở những nội dung chủ đề có thể vẽ thành tranh về đề tài an toàn giao thông như: + Em yêu đường sắt quê em. + Đoàn tàu Thiếu niên tiền phong. + Đi đúng đường quy định. + Không chơi nghịch ở ngoài đường dành cho xe chạy. + Không phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng... HS quan sát GV hỏi một số HS về nội dung sẽ chọn với đề tài này. HS trả lời I. Tìm và chọn nội dung đề tài. + Em yêu đường sắt quê em. + Đoàn tàu Thiếu niên tiền phong. + Đi đúng đường quy định. + Không chơi nghịch ở ngoài đường dành cho xe chạy. + Không phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng... Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ. - Mục tiêu : Biết cách vẽ tranh theo đề tài ATGT - Thời gian : 5p - Tiến hành : - Giáo viên cho học sinh tìm hiểu nội dung thể hiện (các hoạt động của giao thông đường bộ, đường biển...) học sinh tìm hình ảnh của phương tiện và con người... GV:Em hãy nêu cách vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông? HS: - Tìm bố cục, phác các mảng chính phụ Vẽ chi tiết Vẽ màu II. Cách vẽ. Tìm bố cục, phác các mảng chính phụ Vẽ chi tiết Vẽ màu Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài. Mục tiêu: Vẽ được tranh về đề tài ATGT Thời gian: 25p Tiến hành: - Đây là một bài có chủ đề khó, do vậy có thể chia ra làm 2 giai đoạn làm bài. + Vẽ tại lớp: Vẽ phác, tìm bố cục, phân mảng, vẽ hình. + Vẽ màu: Có thể vẽ ở lớp hoặc tiếp tục vẽ ở nhà. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo quy trình chung. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ một số học sinh làm bài và hoàn thành bài vẽ ngay tại lớp. III. Thực hành -Vẽ một bức tranh về đề tài an toàn giao thông mà em thích nhất. V. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà(5p) * Tổng kết - Giáo viên đánh giá theo mức độ hoàn thành bài vẽ hình là chủ yếu. - GV hướng dẫn học sinh nhận xét về: + Cách thể hiện đề tài. + Cách bố cục. + Các vẽ hình. + Cách vẽ màu. - Giáo viên chú ý động viên, khích lệ những học sinh có sự tìm tòi, sáng tạo tốt. * Hướng dẫn học ở nhà - Hoàn thiện bài vẽ. - Chuẩn bị. + Sưu tầm một số tranh phiên bản và các bài viết về mĩ thuật Ý thời kì phục hưng. **************************************** Ngày soạn: 03 /04/2011 Ngày dạy: 7A: 06 /04/2011 7B: 13 /04/2011 Tiết 30 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của các hoạ sĩ thời kì Phục hưng. 2. Kĩ năng - Hiểu được ý nghĩa và cảm thụ vẻ đẹp chuẩn mực của những tác phẩm được giới thiệu trong bài. 3. Thái độ - Có ý thức học hỏi và tham khảo thêm về một số tác giả, tác phẩm của thời kỳ Phục hưng. II. Chuẩn bị * Giáo viên. + Tranh hướng dẫn trong bộ ĐDDH mĩ thuật 7. + Các phiên bản tranh của 3 tác giả giới thiệu trong bài. * Học sinh. + Sưu tầm thêm tranh phiên bản và các bài viết về mĩ thuật thời kì phục hưng. III. Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan - Phương pháp gợi mở - Phương pháp phát vấn - Phương pháp đánh giá. IV.Tiến trình dạy học * Khởi động: Giới thiệu bài mới - Mục tiêu: Gây hứng thú cho HS - Thời gian: 2p - Tiến hành: Nước Ý là cái nôi, là đỉnh cao sáng chói của nghệ thuật Phục hưng mà hào quang vẫn còn cho đến mãi ngày nay. Trong đó có những họa sĩ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển này như Lê- ô- đờ- vanh- xi, Mi ken lăng giơ, Ra pha en. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các tác giả này. * Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của 3 họa sĩ Ý thời kì Phục hưng. Mục tiêu: Biết về thân thế sự nghiệp của một số tác giả tiêu biểu Thời gian: 18p ĐDDH: Tranh minh họa Tiến hành Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV củng cố nhanh bài học trước. ? Mĩ thuật ý thời kỳ Phục hưng có đặc điểm gì? ? Kể tên một số họa sĩ đã đóng góp vào các thành tựu của mĩ thuật Ý thời kỳ Phục hưng? ? Giai đoạn phục hưng cực thịnh hay đại phục hưng có những họa sĩ tiêu biểu nào? (Học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở bài 26 => trả lời). GV chia lớp thành 3 nhóm - Nhóm 1: Tìm hiểu về họa sĩ Lê- ô- na đơ- vanh xi - Nhóm 2:Tìm hiểu họa sĩ Mi ken lăng giơ - Nhóm 3: Tìm hiểu họa sĩ Ra phaen * Nội dung tìm hiêu: + Năm sinh- năm mất + Cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ? + Các tác phẩm tiêu biểu * Thời gian tìm hiểu 3p Sau thời gian chuẩn bị GV gọi từng nhóm lên trình bày kết quả của nhóm Nhóm 1: Họa sĩ Lê-ô-na đơ-vanh-xi (1452- 1520). Ông là một thiên tài về nhiều mặt: - Bác học. - Kiến trúc sư. - Nhà điêu khắc - Họa sĩ và nhà lí luận tài năng. Diễn tả bằng sự phối hợp tuyệt diệu giữa giải phẫu với hình họa nên rất sống động, mẫu mực và gợi cảm. Tác phẩm tiêu biểu: - Chân dung nàng Mô-na-li-da (La-giô-công-đơ). - Buổi họp mặt kín. - Đức Mẹ và chúa Hài đồng.... => Ngoài ra ông còn tạo nhiều pho tượng có giá trị. Nhóm 2: Họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ (1475- 1564) Ông là nhà điêu khắc, nhà thơ và kiến trúc sư. - Ông là người đã xây dựng nóc tròn của nhà thờ thánh Pi-e, sáng tác những bài thơ trữ tình, vẽ tranh trên vòm nhà thờ Xích-Xtin và là tác giả của nhiều pho tượng bất hủ. - Ông là một trong những nghệ sĩ vĩ đại phản ánh sâu sắc nhất mẫu thuẫn của thời đại mình qua các tác phẩm. Ông tin tưởng đến cùng truyền thống hiện thực và chủ nghĩa nhân văn của thời kì phục hưng. - Ông đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp con người theo lý tưởng thẩm mĩ của thời kỳ phục hưng. Tác phẩm tiêu biểu - Tượng Hoàng hôn. - Tượng Bình minh. - Tượng ngày, đêm. - Tranh ngày phán xét cuối cùng... Nhóm 3 : Họa sĩ Ra-pha-en (1483- 1520). - Ông là họa sĩ đầy tài năng mặc dù cuộc đời rất ngắn ngủi, chỉ có 37 năm. - Ông nổi tiếng rất nhanh ở Phơ-lo-răng-xơ, được giáo hoàng chú ý và giao trách nhiệm trang trí các phòng trong điện Va-ti- căng. Do đó, người ta còn gọi ông là hoạ sĩ của Đức giáo hoàng. - Vừa đồ sộ, vừa đa dạng. - Tác phẩm của ông tiêu biểu cho sự trong trẻo, nền nếp với các nhân vật phụ nữ dịu dàng, điềm đạm và đầy nữ tính. Tác phẩm tiêu biểu - Trường học A-ten. - Đức mẹ của Đại công tước. - Đức mẹ ngồi trên ghế tựa... GV chốt lại những kiến thức cơ bản I. Một số tác giả. 1. Hoạ sĩ Lê-ô-na đơ-vanh-xi (1452- 1520). - Ông là một thiên tài về nhiều mặt. - Hình ảnh con người được diễn tả rất sống động và gợi cảm. - Tác phẩm tiêu biểu. + Chân dung nàng Mô-na-li-da (La-giô-công-đơ). + Buổi họp mặt kín. + Đức Mẹ và chúa Hài đồng.... 2. Họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ (1475- 1564) - Ông là nhà điêu khắc, nhà thơ và kiến trúc sư. - Ông là một trong những nghệ sĩ vĩ đại phản ánh sâu sắc nhất mẫu thuẫn của thời đại mình qua các tác phẩm. - Tác phẩm tiêu biểu. + Tượng Hoàng hôn. + Tượng Bình minh. + Tượng ngày, đêm. + Tranh ngày phán xét cuối cùng... 3. Họa sĩ Ra-pha-en: (1483- 1520). - Ông là họa sĩ đầy tài năng. - Ông nổi tiếng nhanh ở Phơ-lo-răng-xơ. - Sự nghiệp hội họa của ông được đánh giá là vừa đồ sộ, vừa đa dạng. - Tác phẩm nổi tiếng. + Trường học A-ten. + Đức mẹ của Đại công tước. + Đức mẹ ngồi trên ghế tựa... Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số tác phẩm của mĩ thuật Ý thời kỳ Phục hưng. - Mục tiêu: Biết một số tác phẩm tiêu biểu - Thời gian: 18p - ĐDDH: Một số tranh minh họa - Tiến hành GV cho HS đọc SGK * Tìm hiểu về bức tranh Mô-na- li- da GV: Bức tranh được sáng tác vào năm nào? HS: Năm 1503. GV: Đề tài của tranh là gì? HS: Chân dung nàng Mô-na-li-da. - Mô-na-li-da được họa sĩ diễn tả rất sống động, đầy sinh khí với một thế giới nội tâm phức tạp. Do đó, bức tranh luôn được các nhà bình luận, nhà phê bình nghệ thuật của mọi thời đại say sưa tán thưởng. * Tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng giơ. GV: Tượng Đa- vít được làm vào năm nào? HS: Tượng Đa- vít được Mi-ken-lăng-giơ sáng tác trong 2 năm, khi ông mới 26 tuổi. GV : Tượng được tạo bằng chất liệu gì? Đặc điểm của tượng ? HS : Chất liệu: Đá cẩm thạch, cao 5,5 m. Mọi tỉ lệ trong bức tượng đều là mẫu mực của tỉ lệ giải phẫu cơ thể người, về sự hài hòa giữa nội dung và hình thức, về cái đẹp hoàn chỉnh trong một tác phẩm nghệ thuật. * Bức tranh trường học A-ten của Ra-pha-en. GV : Bức tranh diễn tả vấn đề gì? HS: Miêu tả cuộc tranh luận của các nhà tư tưởng, các nhà bác học thời cổ đại Hi lạp về những bí ẩn của vũ trụ và tâm linh. - Đây là một bức họa cỡ lớn và được coi là tác phẩm đặc sắc của họa sĩ. => GV phân tích thêm về tác phẩm trong SGK - trang 115. II. Một số tác phẩm tiêu biểu. 1. Bức tranh Mô-na- li-da của họa sĩ Lê-ô- na đơ- vanh-xi. - Tranh được sáng tác vào năm 1503. - Tranh vẽ về chân dung nàng Mô-na-li-da. - Mô-na-li-da được họa sĩ diễn tả rất sống động, đầy sinh khí với một thế giới nội tâm phức tạp. 2. Tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng giơ. - Tượng Đa- vít được Mi-ken-lăng-giơ sáng tác trong 2 năm, khi ông mới 26 tuổi. - Chất liệu: Đá cẩm thạch, cao 5,5 m. 3. Bức tranh trường học A-ten của Ra-pha-en. -
File đính kèm:
- tiêt 27-28.doc