Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2011-2012

 

 

 Kiến thức :

- Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần.

Thái độ :

- Học sinh có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng, yêu quý vốn cổ của cha ông để lại. I - Tài liệu

 ? ? Nguyễn Quốc Toản, Phương pháp giảng dạy mĩ thuật, NXB GD, 2001.

Chu Quang Trứ, Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học, NXB M.T, 1998.

Mĩ thuật thời Trần, NXB VH, 1977.

 II - Đồ dùng

? Một số công trình kiến trúc, tác phẩm mĩ thuật thời Trần (ĐDDH MT 7).

Sưu tầm tranh, ảnh trong sách báo.

 III - Phương pháp

 ? Vận dụng hợp lí các phương pháp tùy điều kiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àu học sinh nhắc lại cách bày mẫu đã học ở lớp 6. 
 -Giáo viên hướng dẫn cách bày mẫu.
 -Giáo viên hỏi : 
Chọn và đặt mẫu như thế nào để bài có bố cục hợp lí và đẹp ? 
 (+ Đặt không đẹp : cốc và quả đặt lệch lên trên hay xuống dưới quá so với khổ giấy ; cốc quá to hay quá nhỏ so với quả hay dàn thành hàng ngang. 
+ Đặt đẹp : cốc, quả cân đối với giấy).
 -Giáo viên cho học sinh bày mẫu, dưới lớp nhận xét (theo nhóm).
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu (đã bày đúng) về :
Hình dáng cái cốc : chiều cao, chiều ngang ; miệng và đáy ;
Vị trí giữa cốc và quả ;
Tỉ lệ giữa cốc so với quả ;
Độ đậm, nhạt chính của mẫu.
 -Giáo viên gợi ý học sinh ước lượng tỉ lệ khung hình chung và tỉ lệ cốc so với quả. 
5’
 -Học sinh chú ý quan sát mẫu vẽ và nghe giới thiệu về mẫu vẽ.
 -Học sinh nhắc lại cách thức bày mẫu đã học ở lớp 6 và nghe giáo viên giới thiệu qua về kiến thức này.
 -Học sinh trả lời.
 -1 - 2 học sinh lên bày mẫu cho nhóm mình.
 -Học sinh quan sát mẫu đã bày và cho nhận xét.
 -Học sinh nghe.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
Các bước tiến hành tương tự như lớp 6.
 -Giáo viên cho học sinh nhắc lại các bước tiến hành ở lớp 6.
 -Giáo viên giảng qua các bước tiến hành.
Phác khung hình chung : Ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao với chiều ngang rộng nhất rồi tìm tỉ lệ khung hình mẫu và phác khung hình chung
*Chú ý : phác đúng tỉ lệ như mẫu. (Giáo viên thị phạm một số khung hình rồi cho học sinh nhận xét sai / đúng).
Phác khung hình riêng của cốc và quả (so sánh chiều cao với chiều ngang).
Vẽ phác nét chính : Tìm tỉ lệ miệng cốc, đáy cốc ; tìm hướng và đặc điểm của quả, phác nét mờ.
Vẽ nét chi tiết cho đúng.
5’
 -Học sinh nhắc lại phương pháp chung về vẽ theo mẫu.
 -Học sinh nghe giáo viên giảng qua các bước tiến hành.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài (vẽ hình)
 -Giáo viên theo dõi, nhắc nhở học sinh về việc so sánh chiều ngang, chiều dọc của cốc và quả để tìm tỉ lệ của miệng cốc, đáy cốc ; chiều cao của cốc với chiều cao, chiều ngang của quả ; nét vẽ phải có đậm nhạt.
 -Giáo viên giúp học sinh vẽ theo trình tự, yêu cầu quan sát mẫu, chỉ ra những chỗ hợp lí hoặc chưa hợp lí  
30’
 -Học sinh nghe giáo viên nhắc nhở. 
 -Học sinh thực hành vẽ theo mẫu đã bày (chú ý quan sát thật tốt khi vẽ).
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
 *Vì đây là bài đầu tiên giáo viên nên cho học sinh tự nhâïn xét về bố cục, tỉ lệ hình trên giấy (quá to hay quá nhỏ hay bị lệch sang một bên ), so sánh tỉ lệ hình vẽ với mẫu, nét vẽ có đậm nhạt.
 -Sau đó giáo viên nhận xét bổ sung để củng cố về cách vẽ hình từng bài.
3’
 -Học sinh tự nhận xét bài của mình và bài của bạn.
 -Học sinh nghe.
Về nhà :
 	Chuẩn bị bài 3 - Tạo hoạ tiết trang trí.
¤ ¤ ³ ¤ ¤
Ngày soạn :
21/8/2011
Ngày dạy : 
25/8/2011
Tiết 3
Bài 
TẠO HOẠ TIẾT TRANG TRÍ
A
Mục tiêu
B
Chuẩn bị
Kiến thức :
Học sinh hiểu thế nào là hoạ tiết trang trí và hoạ tiết là yếu tố cơ bản của nghệ thuật trang trí.
Kỹ năng :
Tạo được 2 họa tiết trang trí tự chọn.
Thái độ :
Học sinh yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc.
 I - Tài liệu 
Chạm khắc dân gian Việt Nam, NXB VH.
Bản rập hoa văn trang trí, NXB MT, 2000.
Nguyễn Thế Hùng, Trang trí, NXB GD, 2000.
 II - Đồ dùng 
Phóng to một số họa tiết trang trí : hoa lá, chim thú, côn trùng, mây, mặt trời, 
Phóng to hình minh họa các bước đơn giản, cách điệu họa tiết (sách GK).
Tranh, ảnh về hoa lá, chim thú, 
 III - Phương pháp 
Vấn đáp ; 
Trực quan ; 
Luyện tập.
I - Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài cũ : (1’) 
Nêu các bước tiến hành vẽ theo mẫu ?
III - Bài mới : Giới thiệu bài. 
 -Giáo viên nêu tầm quan trọng của các hoạ tiết trong trang trí để vào bài.
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
 -Giáo viên nêu : 
Khi nói về trang trí, ta không thể không nói đến họa tiết. Họa tiết có thể là hình bông hoa, chiếc lá, con vật, đám mây, sóng nước,  Sự kết hợp hài hoà giữa các hoạ tiết tạo nên bình diện trang trí. Phải làm gì để các hình ảnh trong thiên nhiên, trong cuộc sống trở thành họa tiết trang trí ? Dựa vào hình dáng, đường nét, màu sắc của các hình ảnh trong tự nhiên để sắp xếp lại tạo nên hình dáng cân đối, hài hòa, có thể lược giảm hay làm phong phú thêm chi tiết để có hình trang trí, cách ấy gọi là đơn giản và cách điệu họa tiết hay còn gọi là tạo họa tiết trang trí.
 -Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, về :
Hình dáng hoạ tiết : Có giống nguyên như hình ảnh thật không ? 
So sánh hình chép mẫu thật với hoạ tiết trong trang trí (đường nét, hình dáng thường đơn giản và cân đối, hài hoà hơn so với hình dáng thật).
 -Giáo viên kết luận : 
 *Họa tiết trang trí rất phong phú và có hình thức đa dạng bắt nguồn từ các hình ảnh trong thiên nhiên, trong cuộc sống. Ta cần đơn giản và cách điệu cho đẹp, phù hợp và hài hoà hơn. 
8’
 -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu sơ qua về vai trò của họa tiết trang trí.
 -Học sinh nhận xét giữa hình ảnh thật và hình họa tiết.
 -Học sinh nghe giáo viên kết luận.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách tạo hoạ tiết
Lựa chọn hoạ tiết (sách GK)
 -Giáo viên cho học sinh xem hình 5 (sách GK) và phân tích, gợi ý về việc quan sát và ghi chép từ mẫu thật là cơ sở để có hoạ tiết đẹp, sinh động.
Cách chép hoạ tiết
-Giáo viên minh họa các bước đơn giản, cách điệu tạo hoạ tiết : 
Ghi chép mẫu, dựng khung hình để vẽ lại hình cân đối hơn. 
Khi vẽ lại có thể lược bỏ một số chi tiết hay uốn lại đường nét cho hài hoà. 
10’
 -Học sinh xem hình 5 (sách GK) và chú ý nắm các bước tiến hành tạo họa tiết trang trí. 
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài
 *Đây là bài quan trọng, then chốt cần dành nhiều thời gian cho hoạt động 2 và 3. 
 -Giáo viên yêu cầu học sinh phác từ 2 đến 3 họa tiết trên giấy (khoảng 5cm - 8cm), hoàn chỉnh hình mới vẽ màu.
 -Giáo viên đến từng bàn quan sát và gợi ý cho từng học sinh. 
21’
 -Học sinh tìm và phác từ 2 đến 3 hình rồi hoàn chỉnh bài. 
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập
 *Đánh giá kết quả dựa trên hai yếu tố nhận thức và kĩ năng (phần nhận thức và cách tạo họa tiết là quan trọng học sinh không thể hiện hết khả năng vì thời gian ít).
 -Giáo viên cho học sinh nhận xét một số bài.
 -Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị và ý thức học tập của học sinh.
5’
 -Học sinh treo hoặc dán một số bài và tự nhận xét, đánh giá. 
Về nhà :
Tạo 3 họa tiết trang trí có hình dáng khác nhau.
Chuẩn bị bài 4 - Vẽ tranh Đề tài phong cảnh.
Ngày soạn :
22/8/2011
Ngày dạy : 
26/8/2011
Bài
Tiết 4
Vẽ Tranh Đề Tài 
TRANH PHONG CẢNH
A
Mục tiêu
B
Chuẩn bị
Kiến thức :
Học sinh hiểu tranh phong cảnh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
Kỹ năng :
Học sinh biết chọn góc cảnh đẹp để tranh vẽ đơn giản, có bố cục và màu sắc hài hòa.
Thái độ :
Học sinh thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước.
 I - Tài liệu
Tranh phong cảnh của hoạ sĩ (Thuyền trên sông Hương, Tre, Phố cổ Hà Nội,).
Nguyễn Văn Tỵ, Tự học vẽ, NXB VH, 1993.
 II - Đồ dùng
Bộ tranh (ĐDDH MT 7), bài vẽ tranh quê hương (MT 6), vẽ tranh phong cảnh (MT 7).
Một số tranh của các hoạ sĩ thế giới : Mô-nê, Van-gốc, Lê-vi-tan,
Học sinh : 
Bìa chữ nhật (9cm x 12cm) có lỗ để cắt cảnh.
 III - Phương pháp
Trực quan.
Vấn đáp.
I - Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài cũ : (1’) 
Hoạ tiết có vai trò gì trong trang trí ? 
Nêu cách tiến hành tạo hoạ tiết trang trí ?
III - Bài mới : Vẽ tranh phong cảnh là vẽ những gì ? -Giáo viên vào bài.
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn tìm và chọn nội dung đề tài 
 -Giáo viên hỏi : Tranh phong cảnh là gì ? (Tranh phong cảnh là tranh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cảm xúc và khả năng của người vẽ). 
 -Giáo viên nêu thêm : 
Khi xem tranh, người xem như thấy mình gắn bó với thiên nhiên hơn. Có nhiều họa sĩ chuyên vẽ tranh phong cảnh. Tranh đẹp thể hiện đầy đủ các yếu tố về bố cục, hình khối, màu sắc và tình cảm của người vẽ.
 -Giáo viên cho học sinh xem tranh phong cảnh của các họa sĩ thế giới rồi hỏi cho học sinh nhận xét.
 -Giáo viên cho học sinh xem tranh phong cảnh của hoạ sĩ trong nước, phân tích một số hình ảnh ở các tranh trên.
 -Giáo viên cho học sinh xem tranh của thiếu nhi, cho học sinh tự nhận xét, phân tích cái đẹp, chưa đẹp về bố cục, đường nét, màu sắc, 
6’
 -Học sinh trả lời. 
 -Học sinh nghe giới thiệu về tranh phong cảnh.
 -Học sinh quan sát tranh của hoạ sĩ trong nước và thế giới. Sau đó trả lời (nhận xét tranh).
 Học sinh xem tranh của thiếu nhi và nhận xét, phân tích.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
 -Giáo viên giới thiệu các bước vẽ :
Chọn cảnh và cắt cảnh (nếu vẽ ngoài trời) (dùng tấm bìa). Tìm vị trí để bố cục đẹp nhất và cắt cảnh.
Phác hình đơn gia

File đính kèm:

  • docGAMT7,1-5-DI5.doc