Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình cả năm
I/ Mục tiêu bài học.
Học sinh được củng cố thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại.
HS hiểu thêm giá trị thẩm mĩ của người Việt cổ thông qua các sản phẩm mĩ thuật.
II/ Chuẩn bị.
Giáo viên
Tranh ảnh, hình vẽ liên quan đến bài giảng.
Phóng to hình trống đồng.
Học sinh
Sưu tầm các bài viết, hình ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại in trên báo chí
Phương pháp dạy – học.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp thuyết trình.
III/ Tiến trình dạy - học.
Thời
gian Đồ dùng DH Hoạt động giáo viên và nội dung bài dạy Hoạt động học sinh
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
?: Hoạ tiết là gì ? cho ví dụ ?
3. Vào bài mới.
Hoạt động 1:Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử.
?: Em biết gì về thời kì đồ đá trong lịch sử VN ? (thời kì đồ đá còn gọi là thời Nguyên thuỷ, cách đây hàng vạn năm).
?: Em biết gì về thời kì đồ đồng ? (thời kì đồ đồng cách đây 4000-5000 năm, tiêu biểu của thời kì này là trống đồng thuộc nền văn hoá Đông Sơn).
Trải qua nhiều thời kì phát triển, Việt Nam được xem là một cái nôi của loài người.
Các hiện vật do các nhà khảo cổ học phát hiện được cho thấy Việt Nam là một trong những cái nôi phát triển của loài người. Nghệ thuật cổ đại việt Nam có sự phát triển liên tục, trải dài qua nhiều thế kỉ và đã đạt được nhiều đỉnh cao trong sáng tạo.
O: Báo cáo sỉ số.
O: Trả lời.
O: Trả lời.
O: Trả lời.
O: Ghi bài vào tập
O: Lắng nghe.
.
ên bảng. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trang trí hình cơ bản Nêu ra từng cách sắp xếp bố cục trong trang trí. Trang trí cơ bản thường có các cách sắp xếp bố cục sau: Cách sắp xếp nhắc lại, cách sắp xếp đối xứng, cách sắp xếp xen kẽ và hình mảng không đều. Trong một bài trang trí hình vuông ta nên lựa chọn một trong những cách này để sắp xếp bố cục cho cân xứng và phải phụ thuộc vào họa tiết của bài vẽ. Đối với một bài trang trí thông thường khi làm bài vẽ cần thông qua các bước sau: Kẻ trục dọc, trục chéo, trục ngang Chọn họa tiết và phác các mảng họa tiết. Vẽ các họa tiết phụ tạo cho bài vẽ có một bố cục chặt chẽ. Vẽ màu : Nên xác định màu nền trước. O: Quan sát. O: Lắng nghe. O: Ghi bài. Minh họa bài vẽ ( phác sơ qua ). Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài. Chúng ta hãy trang trí một hình vẽ theo ý thích, có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn, Giáo viên đi bao quát lớp, chỉ dẫn những học sinh còn lúng túng, nêu là những học tiết đơn giản cho học sinh dễ hiểu để vẽ. O: Quan sát, lắng nghe và lấy giấy ra làm bài. Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập. Chọn một số bài vẽ nhanh của học sinh treo lên bảng, hướng dẫn học sinh tự nhận xét và xếp loại bài vẽ của mình về bố cục, hình mảng và màu sắc. Về nhà các em tiếp tục hoàn thành bài vẽ. Chuẩn bị bài học sau. Nhận xét tiết học hôm nay, O: Nhận xét và xếp loại bài vẽ của mình theo cảm nhận riêng theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Vị Thủy, Ngày.....tháng.....năm.......... Duyệt của tổ chuyên môn. Bài 9 Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ (1010 – 1225) I/ Mục tiêu bài học. Học sinh hiểu và nắm được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Lý. Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng, yêu quý những di sản của cha ông để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc. II/ Chuẩn bị. Giáo viên. Hình ảnh về công trình mĩ thuật thời Lý. Sưu tầm thêm 1 số tranh ảnh về mĩ thuật thời Lý. Học sinh. Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật thời Lý. Phương pháp dạy – học. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp trực quan. Phương pháp thuyết trình. III/ Tiến trình dạy - học. Thời gian ĐD dạy học Hoạt động của giáo viên và nội dung bài dạy Hoạt động của học sinh Ổn định lớp. Vào bài mới. Hoạt động 1 :Tìm hiểu khái quát về hoàn cảnh xã hội thời Lý. ?: Em hãy nêu vài nét khái quát về thời Lý ? Vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên là Thăng Long, sau đó Lý Nhân Tông đặt tên nước là Đại Việt. Đất nước ổn định , cường thịnh ; ngoại thương phát triển cộng với ý thức dân tộc trưởng thành đã tạo điều kiện để xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật dân tộc đặc sắc và toàn diện. O: Báo cáo sỉ số. O: Ghi tựa bài. O: Trả lời. O: Lắng nghe. Treo hình về thành Thăng Long. Treo hình về các công trình kiến trúc khác. Treo hình về kiến trúc Phật giáo. Treo ảnh về tượng. Treo hình về chạm khắc trang trí Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lý. ?: Xem sách giáo khoa, em hãy cho biết thời Lý có những loại hình nghệ thuật nào ? Ngoài ra còn có hội họa nhưng do thời gian, chiến tranh các tác phẩm bị thất lạc và chỉ ghi lại trong thư tịch. ?: Tại sao khi nói về thời Lý, chúng ta lại đề cập nhiều về nghệ thuật kiến trúc ? Nghệ thuật kiến trúc. - Kiến trúc cung đình (kiến trúc Thăng Long). Lý Thái Tổ xây dựng kinh đô Thăng Long với qui mô to lớn và tráng Lệ. Là một quần thể kiến trúc gồm 2 lớp, bên trong gọi là hoàng thành, bên ngoài gọi là kinh thành. Hoàng thành là nơi ở, nơi làm việc của vua và hoàng tộc, có nhiều cung điện như điện Càn Nguyên, điện Tập Hiền, điện Giảng Võ... Kinh thành là nơi ở và sinh hoạt của các tầng lớp xã hội, đáng chú ý là các nơi: Phía bắc có hồ Dâm Đàm (Hồ Tây). Phía NamVăn Miếu - Quốc Tử Giám và trại lính. Phía Đông là nơi buôn bán nhộn nhịp, có hồ Lục Thủy, hồ Báo Thiên... Phía Tây là khu nông nghiệp với nhiều trang trại. - Kiến trúc Phật giáo. Tháp Phật: tháp thời Lý là đền thờ thời Lý, các tháp tiêu biểu là tháp Phật Tích, Chương Sơn, Báo Thiên... Hiện nay chỉ còn lại nền móng một số ngôi chùa. Các ngôi chùa tiêu biểu: chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Dạm (BN), chùa Hương Lãng (Hưng Yên),... Nghệ thuật điêu khắc và trang trí. Tượng tròn thời Lý là những pho tượng Phật, tượng người chim, tượng Kim Cương và tượng thú. Nhiều pho tượng được tạc với kích thước lớn như tượng Phật A- di- đà, tượng thú.... Các pho tượng đã thể hiện sự tiếp thu nghệ thuật của các nước láng giềng, sự giữ gìn bản sắc dân tộc độc đáo và đã chứng minh tài năng tạc tượng đá tuyệt vời của các nghệ nhân thời Lý. - Chạm khắc trang trí. ?: Chạm khắc trang trí để làm gì ? Hình rồng thời Lý không giống với hình vẽ rồng của các thời đại Trung Quốc. Rồng thời Lý thể hiện trong dáng dấp hiền hòa, mềm mại, không có cặp sừng trên đầu, luôn có hình chữ “S” - một biểu hiện cầu mưa của cư dân trồng Lúa nước. Rồng thời Lý mình tròn, thân lẳn, khúc uốn lượn nhịp nhàng theo kiểu thắt túi từ to đến nhỏ dần về phía sau. Các nghệ nhân đã sử dụng hoa văn hình “móc câu” như một thứ hoa văn “vạn năng”. Chỉ một thứ hoa văn đó đã tạo nên nhiều bộ phận cho một con sư tử, con rồng hoặc những họa tiết về mây, hoa lá trên các con vật... Nghệ thuật gốm. Gốm là sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống con người gồm có : bát, đĩa, ấm chén, bình rượu, bình cắm hoa... Thời Lý đã có những trung tâm sản xuất gốm như Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, Thanh Hóa... Gốm thời Lý có những đặc điểm sau : Chế tác được gốm men ngọc, men da lươn, men lục, men trắng ngà. Xương gốm mỏng, nhẹ : nét khắc chìm, men phủ đều. Hình dáng thanh thoát, trau truốt và vẻ đẹp trang trọng. O: Xem sách giáo khoa và trả lời. O: Lắng nghe. O: Trả lời. O: Quan sát. O: Lắng nghe. O: Ghi bài. O: Quan sát. O: Lắng nghe. O: Ghi bài. O: Quan sát. O: Ghi bài. O: Quan sát. O: Trả lời. O: Ghi bài. O: Lắng nghe. O: Lắng nghe. O: Lắng nghe. O: Ghi bài. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập. ?: Các công trình thời Lý như thế nào ? ?: Vì sao kiến trúc Phật giáo thời Lý phát triển ? ?: Em có nhận xét gì về điêu khắc thời Lý ? ?: Đồ gốm thời Lý đã sáng tạo như thế nào ? Giáo viên tóm tắt lại các ý vừa hỏi cho học sinh mau nhớ bài. Chuẩn bị bài học sau. O: Trả lời. Bài 10 Thường thức mĩ thuật MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÝ I/ Mục tiêu bài học. Học sinh hiểu biết thêm về nghệ thuật, đặc biệt là mĩ thuật thời Lý. HS nhận thức đầy đủ hơn vẻ đẹp của một số công trình, phản phẩm của MT thời Lý. HS biết trân trọng và yêu quý nghệ thuật thời Lý nói riêng, nghệ thuật dân tộc nói chung. II/ Chuẩn bị. Giáo viên. Bộ đồ dùng dạy học MT 6. Phóng to một số hình vẽ. Học sinh. Sưu tầm các bài viết trên báo chí có liên quan đến bài học. Phương pháp dạy – học. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp trực quan. Phương pháp luyện tập. Phương pháp thuyết trình. III/ Tiến trình dạy – học. Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. vào bài mới. Thời gian ĐD dạy học Hoạt động của giáo viên và nội dung bài dạy Hoạt động của học sinh Treo hình về chùa Một Cột. Hoạt động 1 : Tìm hiểu công trình kiến trúc Chùa Một Cột. Trong hơn 2 thế kỉ, dưới vương triền nhà Lý (1010 – 1225), nhà nước Đại Việt bước vào thời kì phong kiến hùng mạnh. Đạo Phật được đề cao và giữ địa vị quốc giáo. Nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng, đặc biệt là kinh Bắc, quê hương của các vị vua nhà Lý. ?: Chùa Một Cột được xây dựng vào năm nào ? (1409) Ngôi chùa nằm ở Thủ đô Hà Nội, được trùng tu nhiều năm. Ngôi chùa hiện nay tuy không còn đúng như cũ nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Ý nghĩa của ngôi chùa : Xuất phát từ 1 ước mơ mong muốn có hoàng Tử nói nghiệp và giấc mơ gặp Quan Thế Âm Bồ Tát hiện trên đài sen của vua Lý Thái Tông (1028 – 1054). Do đó, chùa có kiến trúc độc đáo là hình bông sen nở, trong có tượng Quan Âm, tượng trưng cho Phật ngự trên tòa sen. Dựa vào hình vẽ đặt câu hỏi. ?: Hình dáng ngôi chùa ra sao ? (SGK T.108). Chùa Một Cột cho thấy trí tưởng tượng bay bổng của các nghệ nhân thời Lý, đồng thời là 1 công trình kiến trúc độc đáo, đầy tính sáng tạo và đậm đà bản sắc dân tộc. O : Lắng nghe. O : Quan sát. O : Trả lời. O : Lắng nghe. O : Lắng nghe. O : Dựa vào SGK trả lời. Treo hình tượng A-di-đà phóng to. Hoạt động 2 : Tìm hiểu tượng A-di-đà (chùa Phật Tích). ?: Tượng được tạc bằng chất liệu gì ? ?: Tượng có màu sắc chung là gì ? Tóm tắt các ý vừa hỏi thông qua SGK. - Phần tượng : Phật A-di-đà ngồi xếp bằng, 2 bàn tay ngửa, đặt chồng lên nhau để trước bụng, tì nhẹ lên đùi theo qui định của nhà Phật nhưng dáng ngồi vẫn thoải mái, không gò bó. Các nếp của áo choàng bó sát người được buông từ vai xuống dưới tạo nên những đường cong mềm mại, tha thướt và trau chuốt càng tôn thêm vẻ đẹp của pho tượng. Mình tượng thanh mảnh, ngồi hơi dướn về phía trước trông uyển chuyển nhưng lại vững vàng. Khuôn mặt tượng phúc hậu, diu hiền mang đậm nét vẻ đẹp lí tưởng của người phụ nữ Việt Nam : mắt lá dăm, lông mày lá liễu, mũi dọc dừa thanh tú, cổ kiêu ba ngấn và nụ cười kín đáo. - Phần bệ tượng : Phật A-di-đà ngự trên bệ đá tòa sen được trang trí bằng các hoa văn tinh xảo và hoàn mĩ và được chia thành 2 tầng (sgk T. 109). O : Quan sát và dựa vào SGK trả lời. O: Ghi bài. Treo hình rồng thời Lý. Hoạt động 3 : Tìm hiểu nghệ thuật con Rồng thời Lý. ? : Hình ảnh con rồng tượng trưng cho điều gì ? Nét độc đáo của rồng thời Lý. - Luôn thể hiện trong dáng dấp hiền hòa, mềm mại, không có cặp sừng trên đầu và luôn có hình chữ “S” - Thân rồng khá dài, tròn lẳn, uốn khúc mềm mại, thon mhỏ từ đầu đến đuôi, khúc uốn lượn theo kiểu “thắt túi”, mang dạng của một con rắn do đó còn được gọ là “Rồng Rắn” hay “Rồng Giun”. - Mọi chi tiết như mào, lông, chân cũng đều phụ hoa theo kiểu thắt túi. Rồng thời Lý chỉ được chạm khắc ở những di tích liên quan trực tiếp tới vua như ở Kinh đô, một số chùa là nơi vua đã qua hoặc cư trú lại như chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), * Nghệ thuật gốm.
File đính kèm:
- bai 1 chep hoa tiet dan toc.doc