Giáo án Mĩ Thuật 4 năm 2014 - 2015

I. Mục tiêu:

-Biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím.

-Nhận biết được các cặp màu bổ túc.

-Pha được các màu theo hướng dẫn.

II. Chuẩn bị

1. Đối với giáo viên

-Hình giới thiệu và hình hướng dẫn cách pha màu: Da cam, xanh lục, tím

-Bảng màu bổ túc

2. Đối với học sinh

-Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc92 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ Thuật 4 năm 2014 - 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên
-Đồ vật có trang trí hình vuông.
-Bài trang trí hình vuông của học sinh năm trước.
-Hình hướng dẫn các bước trang trí 
2. Đối với học sinh
-Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
 -Lớp hát một bài 
2. Bài cũ:
 -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 -Giáo viên nhận xét
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem hai hình vuông (một có trang trí, một chưa trang trí) và hỏi:
 -Hình vuông nào đẹp hơn. Vì sao?
 Hôm nay các em học. Vẽ trang trí. Trang trí hình vuông.
 b. HĐ1: Quan sát nhận xét
 Giáo viên cho học sinh xem bài trang trí hình vuông của học sinh năm trước và hỏi:
 -Các hình vuông này khác nhau ở điểm nào?
 -Họa tiết chính thường vẽ ở vị trí nào trong hình vuông?
 -Họa tiết phụ thường vẽ ở vị trí nào trong hình vuông?
 -Em có nhận xét gì về cách vẽ màu ở các hình vuông này?
 Giáo viên tóm lại: Có nhiều cách trang trí hình vuông, các họa tiết thường được sắp xếp đối xứng nhau qua các đường trục. Mỗi cách trang trí mang vẻ đẹp riêng.
 c. HĐ2: Cách trang trí hình vuông
 Muốn trang trí hình vuông đẹp em lưu ý: Giáo viên hướng dẫn và vẽ minh họa theo từng bước lên bảng.
 -Kẻ các đường trục chia hình vuông thành các phần bằng nhau.
 Hình a
 -Vẽ mảng chính, mảng phụ
 -Chọn họa tiết vẽ vào các hình mảng
 Hình b
 -Vẽ màu vào hình vuông
 +Họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau
 +Màu nền khác màu họa tiết
 Hình c
d. HĐ3: Thực hành
 -Học sinh thực hành trang trí hình vuông vẽ cá nhân trên khổ giấy A4.
 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành.
 đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá
 Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.
 -Cách trang trí: Sắp xếp họa tiết hợp lý, hài hòa có sáng tạo
 -Họa tiết: Cân đối, đẹp mắt
 -Màu sắc: Có đậm nhạt, họa tiết nổi bật 
 -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?
 Giáo viên nhận xét chung, liên hệ thực tế ứng dụng cách trang trí đường diềm vào cuộc sống ( Giáo viên cho học sinh xem các đồ vật có dạng hình vuông có trang trí ) 
4.Dặn dò: Về nhà
 -Quan sát lọ hoa, quả.
 -Mỗi tổ phân công các bạn mang theo lọ hoa, quả.
 -Mang ĐDHT đầy đủ.
Cả lớp hát
Tổ trưởng báo cáo
Cả lớp nghe
Cả lớp quan sát
Học sinh giỏi trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp quan sát
Học sinh khá trả lời
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh giỏi trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp theo dõi
Cả lớp nghe
Học sinh thực hành vẽ cá nhân
Cả lớp quan sát
Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời
Học sinh khá, trung bình trả lời
Học sinh giỏi, khá trả lời
Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời
Cả lớp nghe và quan sát
Cả lớp nghe
Ngày soạn: 	 Mĩ thuật	 Ngày dạy:
Tuần 18	 Bài 18 : Vẽ theo mẫu
 TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ
I. Mục tiêu: 
-Hiểu sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.
-Biết cách vẽ lọ và quả.
-Vẽ được hình lọ và quả gần giống với mẫu.
 *Tích hợp giáo dục môi trường: Thông qua bài học giáo dục học sinh thấy được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật lọ và quả, học sinh biết chăm sóc cây để cho nhiều quả ngon và đẹp.
II. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên
-Một số quả và lọ
-Tranh vẽ lọ và quả
-Một số hình vẽ có cách sắp xếp bố cục khác nhau
-Hình hướng dẫn cách vẽ
-Bài vẽ của học sinh năm trước
2. Đối với học sinh
-Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy
-Lọ và quả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
 -Giáo viên kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ:
 -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 -Giáo viên nhận xét
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Giáo viên trưng bày mẫu lọ hoa và quả, giáo viên hỏi:
 -Trên bàn cô trưng bày những gì?
 Hôm nay cô hướng dẫn các em học bài 18. Vẽ theo mẫu. Tĩnh vật lọ và quả.
 b. HĐ1: Quan sát nhận xét
 Giáo viên yêu cầu học sinh xem mẫu và hỏi:
 -Em nhận xét gì về vị trí của lọ và quả?
 +Lọ ở giữa, hai bên là quả, một quả tách rời một quả che cái lọ.
 -Hình dáng, tỉ lệ của lọ và quả như thế nào?
 +Lọ cao gấp ba lần quả
 +Cổ lọ nhỏ hơn thân và đáy
 +Qủa có dạng hình tròn
 -Màu sắc của lọ và quả như thế nào?
 +Lọ xanh đen đậm, quả màu vàng cam
 Các em đã quan sát nhận xét mẫu, bây giờ cô hướng dẫn các em cách vẽ
 c. HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ
 Giáo viên cho học sinh xem một số hình vẽ có bố cục khác nhau và hỏi:
 -Vẽ như hình nào đúng, đẹp?
 -Vì sao không chọn cách vẽ như hình a, b?
 Giáo viên cho học sinh xem hình hướng dẫn cách vẽ và hỏi:
 -Em nêu các bước để vẽ tĩnh vật lọ và quả?
 Bước 1: -Vẽ khung hình chung, khung hình riêng của từng vật.
 Hình a
 Bước 2: -Tìm tỉ lệ các bộ phận của lọ, quả. 
 -Phác các nét thẳng tạo thành hình dáng của lọ và quả
 Hình b
 Bước 3: -Vẽ chi tiết cho giống mẫu
 -Vẽ đậm nhạt bằng màu chì hoặc vẽ màu theo ý thích hay giống mẫu.
 Hình c
 Giáo viên cho học sinh xem một số bài của học sinh năm trước.
 d. HĐ3: Thực hành
 -Học sinh thực hành vẽ theo mẫu của giáo viên trưng bày, học sinh vẽ trên khổ giấy A4, vẽ cá nhân.
 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành
 đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá
 Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp xem và nhận xét.
 -Bố cục: Sắp xếp cân đối
 -Hình vẽ: Tương đối giống mẫu
 -Màu sắc: Thể hiện được độ đậm nhạt của mẫu
 -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?
 Giáo viên nhận xét chung, kết hợp với câu hỏi:
 -Em vừa học xong bài gì?
 -Qua bài học em thích vẽ tranh tĩnh vật lọ và hoa không?
 -Qủa được sinh ra từ đâu?
 -Vậy em làm gì để cho quả được tươi tốt?
4. Dặn dò: Về nhà
 -Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam.
Lớp trưởng báo cáo
Tổ trưởng báo cáo
Cả lớp nghe
Cả lớp quan sát
Học sinh trung bình trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp quan sát
Học sinh giỏi trả lời
Học sinh khá, giỏi trả lời
Học sinh trung bình, giỏi trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp quan sát
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh khá trả lời
Cả lớp quan sát
Học sinh giỏi trả lời
Cả lớp quan sát
Cả lớp nghe
Học sinh thực hành vẽ cá nhân
Cả lớp quan sát
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh khá, giỏi trả lời
Học sinh trung bình, giỏi trả lời
Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời
Cả lớp nghe
Học sinh khá trả lời
Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời
Học sinh khá trả lời
Học sinh giỏi trả lời
Cả lớp nghe
 Ngày soạn: 	 Mĩ thuật	 Ngày dạy: 
Tuần 19	 Bài 19 : Thường thức mĩ thuật
 XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM	 
I. Mục tiêu: 
-Hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức.
-Yêu quý có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
II. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên
-Một số tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.
2. Đối với học sinh
-Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy
-Tranh dân gian sưu tầm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
 -Lớp hát một bài 
2. Bài cũ:
 -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 -Giáo viên nhận xét
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem tranh Lơn nái và hỏi:
-Em cho biết tên của bức tranh?
-Đây là loại tranh gì? (tranh dân gian Đông Hồ)
 Để tìm hiểu về giá trị cũng như sự phong phú của dòng tranh dân gian Việt Nam cô cùng các em tìm hiểu qua bài 19. Thường thức mĩ thuật. Xem tranh dân gian Việt Nam
 b. HĐ1: Quan sát nhận xét
 Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi:
 -Tranh dân gian còn gọi là tranh gì?
 -Dòng tranh nào là dòng tranh nổi bật nhất của tranh dân gian Việt Nam?
 -Tranh dân gian có từ khi nào, thường phản ánh vấn đề gì?
 Giáo viên theo dõi các nhóm thảo luận 
 Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trả lời câu hỏi (Một học sinh đọc câu hỏi, một học sinh trả lời).
 Giáo viên tóm lại: Tranh dân gian còn gọi là tranh Tết. Tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống là hai dòng tranh nổi bật nhất. Tranh dân gian có từ lâu đời, phản các đề tài gần gũi với đời sống lao động của người dân. Tranh dân gian được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế.
 *Giáo viên giới thiệu cách làm tranh như sau:
 -Nghệ nhân khắc hình lên bản gỗ rồi quét màu in ra giấy. Tranh Đông Hồ.
 -Nghệ nhân Hàng Trống chỉ khắc nét trên bản gỗ rồi in nét viền đen sau đó mới vẽ màu.
 -Em hãy kể tên một vài bức tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống mà em biết?
 c.HĐ2: Hướng dẫn xem tranh
 Tranh Lý ngư vọng nguyệt (Hàng Trống) và tranh Cá chép ( Đông Hồ). Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và hỏi:
 -Tranh Lý ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?
 -Tranh Cá chép có những hình ảnh nào?
 -Hình ảnh nào chính ở hai bức tranh?
 -Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu?
 -Hình hai con cá chép được thể hiện như thế nào?
 -Nêu sự giống và khác nhau giữa hai tranh?
 *Giống nhau: Cùng vẽ cá chép, có hình dáng giống nhau, thân uốn lượn như đang bơi uyển chuyển, sống động.
 *Khác nhau
 -Tuy cùng vẽ về cá chép nhưng có tên gọi khác nhau 
 -Hình cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trau chuốt. Màu chủ đạo là màu xanh êm đềm.
 Giáo viên kết luận: Đây là hai bức tranh đẹp và nổi tiếng trong nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam.
 d. HĐ3: Nhận xét đánh giá
 -Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi theo tổ. Vẽ màu vào hình vẽ nét tranh dân gian trên khổ giấy A4. 
 -Tổ nào vẽ nhanh đẹp tổ đó thắng
 *Giáo viên nhận xét chung và nêu nội dung của tranh dân gian Việt Nam.
 -Thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc, đông con nhiều cháu…
 -Chúng ta phải biết trân trọng và gìn giữ những gì ông cha ta để lại.
 4. Dặn dò: Về nhà
 -Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội.
Cả lớp hát
Tổ trưởng báo cáo
Cả lớp nghe
Cả quan sát
Học sinh giỏi trả lời
Học sinh khá trả lời
Cả lớp nghe
Học sinh nhận phiếu học tập
Học sinh thảo luận nhóm
Một em đọc câu hỏi, một em trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp nghe
Học sinh giỏi trả lời
Cả lớp quan sát
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh khá trả lời
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh khá trả lời
Học sinh giỏi trả lời
Học sinh giỏi trả lời
Cả lớp 

File đính kèm:

  • docgiao an Mi thuat 4 nam 20142015.doc