Giáo án Mĩ thuật 3 năm 2014 - 2015

 

I. Mục tiêu:

-Học sinh tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của họa sĩ.

-Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài Môi trường.

-Có ý thức bảo vệ môi trường.

*Tích hợp giáo dục môi trường: Thông qua bài học giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, biết phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.

II. Chuẩn bị

1. Đối với giáo viên

-Tranh của thiếu nhi về đề tài này và một số đề tài khác

2. Đối với học sinh

-Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc79 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2843 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 3 năm 2014 - 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g?
 +Họa tiết chính vẽ to và ở giữa hình vuông
 -Họa tiết phụ được sắp xếp ở vị trí nào trong hình vuông?
 +Họa tiết phụ ở bốn góc và xung quanh hình vuông
 -Em có nhận xét gì về cách vẽ họa tiết ở hình vuông?
 +Họa tiết giống nhau vẽ đều nhau
 -Cách vẽ màu trong hình vuông như thế nào?
 +Họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau
 +Màu họa tiết đậm thì màu nền nhạt và ngược lại
 Giáo viên tóm lại: Có nhiều cách trang trí hình vuông như em vừa quan sát. Mỗi cách trang trí mang vẻ đẹp riêng. Trong cuộc sống người ta vận dụng cách trang trí này để trang trí các đồ vật cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn.
 ( Giáo viên cho học sinh xem các đồ vật).
 c. HĐ2: Cách trang trí hình vuông
 -Vẽ hình vuông, kẻ các đường trục chia hình vuông thành các phần bằng nhau.
 Hình a
 -Vẽ mảng chính, mảng phụ
 -Vẽ họa tiết vào các hình mảng.
 Hình b
 -Vẽ màu vào hình vuông.
 +Vẽ màu họa tiết trước, màu nền vẽ sau.
 +Họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau, màu họa tiết đậm thì màu nền nhạt và ngược lại.
 +Không dùng quá nhiều màu, từ 3-4 màu là đủ.
 Hình c
 d. HĐ3: Thực hành
 -Học sinh thực hành cá nhân, trang trí hình vuông theo ý thích của em.
 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành.
 đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá
 Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.
 -Họa tiết: Vẽ đều, cân đối, sắp xếp hợp lý.
 -Màu sắc: Tươi sáng, có đậm nhạt xen kẽ.
 -Học sinh chọn bài đẹp theo ý thích. Vì sao?
 Giáo viên nhận xét chung.
4. Dăn dò: Về nhà
 -Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài Ngày Tết và lễ hội. 
Cả lớp hát
Tổ trưởng báo cáo
Cả lớp nghe
Cả lớp nghe
Cả lớp quan sát
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh giỏi trả lời
Học sinh khá trả lời
Học sinh giỏi trả lời
Học sinh khá trả lời
Học sinh trung bình trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp quan sát
Cả lớp nghe
Học sinh thực hành cá nhân
Cả lớp quan sát
Học sinh giỏi trả lời
Học sinh khá, trung bình trả lời
Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp nghe
Ngày soạn:	 Mĩ thuật	 Ngày dạy:
Tuần 18	 Bài 18 : Vẽ theo mẫu
 VẼ LỌ HOA	 
I. Mục tiêu: 
-Nhận biết hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa. 
-Học sinh biết cách vẽ lọ hoa.
-Vẽ được lọ hoa và trang trí theo ý thích.
II. Chuẩn bị
Đối với giáo viên
-Một số lọ hoa thật.
-Hoa thật.
-Bài vẽ của học sinh năm trước.
Đối với học sinh
-Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
 -Lớp hát một bài 
2. Bài cũ:
 -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 -Giáo viên nhận xét
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Giáo viên cầm hoa trên tay và hỏi:
 -Muốn trang trí lớp học của chúng ta đẹp hơn cần cắm hoa vào đâu?
 Để thấy được vẻ đẹp của lọ hoa cô cùng các em đi vào bài học hôm nay. Vẽ theo mẫu. Vẽ lọ hoa
 b. HĐ1: Quan sát nhận xét
 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số lọ hoa và hỏi:
 -Các lọ hoa này giống nhau không?
 -Em tả lại hình dáng của từng lọ hoa?
 +Lọ thứ nhất: Cao, miệng lọ nhỏ hơn thân lọ, đáy và miệng bằng nhau.
 +Lọ thứ hai: Miệng lọ to hơn đáy lọ, ốm hơn lọ thứ nhất.
 +Lọ thứ ba: Cổ lọ nhỏ, thân lọ phình to.
 -Lọ hoa có những bộ phận nào?
 -Màu sắc và cách trang trí của từng lọ như thế nào?
 -Chất liệu để tạo ra lọ hoa là gì?
 Giáo viên tóm lại: Lọ hoa rất phong phú về hình dáng, mỗi lọ mang nét đẹp riêng.
 c. HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ
 Giáo viên hướng dẫn và vẽ minh họa lên bảng.
 -Vẽ khung hình chung của lọ
 -Tìm vị trí của miệng, cổ, thân và đáy lọ.
 Hình a
 -Vẽ các nét cong tạo thành miệng lọ, đáy lọ, nét thẳng tạo thành thân lọ.
 Hình b
 -Vẽ chi tiết cho giống mẫu.
 -Trang trí và vẽ màu theo ý thích.
 Hình c
 Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước.
 d. HĐ3: Thực hành
 -Học sinh thực hành vẽ cá nhân, vẽ theo mẫu giáo viên hướng dẫn.
 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành.
 đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá
 Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.
 -Bố cục: Sắp xếp cân đối.
 -Hình vẽ: Rõ đặc điểm của mẫu
 -Màu sắc: Đẹp, sáng tạo
 -Học sinh chọn bài đẹp theo ý thích. Vì sao?
 Giáo viên nhận xét chung.
4. Dăn dò: Về nhà
 -Quan sát thêm một số lọ hoa khác.
 -Xem lại bài trang trí hình vuông.
Cả lớp hát
Tổ trưởng báo cáo
Cả lớp nghe
Cả lớp quan sát
Học sinh giỏi trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp quan sát
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh khá, giỏi trả lời
Học sinh giỏi trả lời
Học sinh trung bình, giỏi trả lời
Học sinh khá trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp quan sát
Cả lớp quan sát
Cả lớp nghe
Học sinh thực hành cá nhân
Cả lớp quan sát
Học sinh khá trả lời
Học sinh giỏi trả lời
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp nghe
Ngày soạn:	 Mĩ thuật	 Ngày dạy:
Tuần 19	 Bài 19 : Vẽ tranh
 ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI ( BÀI 17)	 
I.Mục tiêu: 
-Hiểu đề tài chú bộ đội.
-Biết cách vẽ tranh đề tài Chú bộ đội.
-Vẽ được tranh đề tài Chú bộ đội.
II. Chuẩn bị
Đối với giáo viên
-Tranh về đề tài bộ đội.
-Bài vẽ của học sinh năm trước.
Đối với học sinh
-Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy
-Sưu tầm tranh, ảnh về bộ đội.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
 -Giáo viên kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ:
 -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 -Giáo viên nhận xét
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi:
 -Trong tháng 12 này có ngày lễ gì?
 Hôm nay cô hướng dẫn các em vẽ tranh Đề tài Chú bộ đội.
 b. HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài
 Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và hỏi:
 -Trong tranh vẽ hình ảnh gì? 
 -Dựa vào đâu mà em biết đó là bộ đội?
 +Quân phục, trang thiết bị
 -Trang phục chú bộ đội khác với mọi người như thế nào?
 -Chú bộ đội trong tranh đang làm gì?
 -Ngoài hình ảnh chú bộ đội ra tranh còn vẽ gì nữa?
 Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu tranh, ảnh đã sưu tầm về chú bộ đội cho cả lớp xem.
 Giáo viên tóm lại: Các em vừa xem một số tranh vẽ về đề tài chú bộ đội. Tranh vẽ về đề tài này rất phong phú như: Bộ đội vui chơi cùng thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân, bộ đội đang canh gác, chân dung chú bộ đội...
 -Với bài này em chọn nội dung nào để vẽ?
 c. HĐ2: Cách vẽ tranh
 Muốn vẽ tranh đúng với đề tài em lưu ý:
 -Hình ảnh chính chú bộ đội vẽ trước, hình ảnh phụ có liên quan vẽ sau.
 Hình a
 -Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm nhạt xen kẽ.
 Hình b
 Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trước.
 d. HĐ3: Thực hành
 -Học sinh thực hành vẽ tranh đề tài Chú bộ đội, thực hành cá nhân.
 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành.
 đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá
 Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.
 -Nội dung: Đúng với đề tài
 -Hình vẽ: Sinh động, đẹp mắt, sắp xếp hợp lý.
 -Màu sắc: Tươi sáng rõ hình vẽ
 -Học sinh chọn bài đẹp theo ý thích. Vì sao?
 Giáo viên nhận xét chung và kết hợp giáo dục học sinh yêu quý chú bộ đội, thấy được công lao to lớn của các chú bộ đội.
4. Dăn dò: Về nhà
 -Quan sát lọ hoa.
Lớp trưởng báo cáo
Tổ trưởng báo cáo
Cả lớp nghe
Học sinh giỏi trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp quan sát
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh giỏi trả lời
Học sinh khá trả lời
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh khá trả lời
Học sinh giỏi, khá, trung bình giới thiệu.
Cả lớp nghe
Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời.
Cả lớp quan sát
Cả lớp quan sát
Cả lớp nghe
Học sinh thực hành cá nhân
Cả lớp quan sát
Học sinh giỏi trả lời
Học sinh khá trả lời
Học sinh trung bình trả lời
Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời
Cả lớp nghe
Cả lớp nghe
Ngày soạn: 	 Mĩ thuật	 Ngày dạy
Tuần 20	Bài 20 : Vẽ trang trí
 VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO 
 HÌNH CHỮ NHẬT ( BÀI 25)	
I. Mục tiêu: 
-Học sinh biết thêm họa tiết trang trí.
-Học sinh biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
-Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
II. Chuẩn bị
Đối với giáo viên
-Khăn trải bàn, cái khay hình chữ nhật.
-Một số bài trang trí hình chữ nhật.
-Hình vẽ trong vở trang 34 được phóng to.
Đối với học sinh
-Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
 -Giáo viên kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ:
 -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 -Giáo viên nhận xét
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem hình phóng to và hỏi:
 -Đây là hình gì?
 -Em xem cách trang trí như vậy đã đẹp chưa. Vì sao?
 -Vậy để hình chữ nhật này đẹp hơn em cần phải làm gì?
 Hôm nay cô hướng dẫn các em. Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
b. HĐ1: Quan sát nhận xét
 Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình chữ nhật và hỏi:
 -Đâu là họa tiết chính, đâu là họa tiết phụ?
 -Họa tiết chính được vẽ như thế nào?
 -Họa tiết phụ ở bốn góc được vẽ như thế nào?
 -Cách vẽ màu ở hình vuông như thế nào?
 +Màu nền khác với màu họa tiết.
 +Họa tiết giống nhau vẽ màu như nhau.
 +Màu họa tiết đậm thì màu nền vẽ nhạt và ngược lại.
 Giáo viên tóm lại: Trong cuộc sống người ta vận dụng cách trang trí hình chữ nhật để trang trí các đồ vật, làm cho các đồ vật đẹp hơn sinh động hơn (Giáo viên cho học sinh xem các đồ vật có dạng hình chữ nhật được trang trí).
 c. HĐ2: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
 Dựa trên hình phóng to giáo viên hỏi:
 -Họa tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì?
 +Bông hoa
 -Bông hoa có bao nhiêu cánh?
 -Họa tiết trang trí ở bốn góc có dạng hình gì?
 +Dạng hình tam giác.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh
 -Em vẽ tiếp các họa tiết rồi vẽ màu vào hình chữ nhật.
 -Họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.
 -Vẽ màu theo ý thích.
 +Họa tiết giống nhau cần vẽ cùng màu.
 +Họa tiết chính bông hoa có thể vẽ lớp cánh trước một màu, lớp cánh sau là màu khác.
 +Nếu họa tiết chính vẽ màu sáng thì nền vẽ màu đậm và ngược lại.
 +Có thể chuyển màu của họa tiết chính ra họa tiết ở bốn góc.
 d. HĐ3: Thực hành
 -Học sinh thực hành vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật, thực hành cá nhân.
 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh tr

File đính kèm:

  • docgiao an Mi thuat 3 nam 20142015.doc