Giáo án mẫu Mẫu giáo Bé - Đề tài: Thơ: Cây Đào

I. Mục đích – yêu cầu:

 - Trẻ hiểu nội dung thơ và đọc thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.

 - Rèn kỹ năng đọc thơ rõ lời.

 - Phát triển vốn từ mới cho trẻ: Lốm đốm.

 - Giáo dục trẻ biết bảo vệ, chăm sóc hoa.

 II. Chuẩn bị:

 - Slied nội dung thơ, hoa đào, 2 cành cây.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu Mẫu giáo Bé - Đề tài: Thơ: Cây Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN MẪU 
 Chủ đề	: Thực vật – tết mùa xuân
Hoạt động: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài	: Thơ: Cây Đào 
Lớp	: MG Bé
Thời gian	: 15 – 20 phút
Ngày dạy	: 19/01/2011
Giáo viên	: Võ Thị Hồng Thu
 Thơ: CÂY ĐÀO
Nhược Thủy
I. Mục đích – yêu cầu:
	- Trẻ hiểu nội dung thơ và đọc thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. 
 - Rèn kỹ năng đọc thơ rõ lời.
	- Phát triển vốn từ mới cho trẻ: Lốm đốm.
 - Giáo dục trẻ biết bảo vệ, chăm sóc hoa.
 II. Chuẩn bị:
 - Slied nội dung thơ, hoa đào, 2 cành cây.
 III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của cháu
Dự kiến tình huống
* Hoạt động 1: 
Trò chuyện về hoa ngày tết
* Hoạt động 2: 
Dạy thơ: 
“Cây đào”
* Hoạt động 3: Trò chơi:
Bé cùng trang trí cành đào
- Cô tập trung trẻ lại.
- Chỉ còn 10 ngày nữa là tết đã đến với chúng mình rồi, mùa xuân về với rất nhiều loại hoa khoe sắc.
- Các bạn hãy kể cho cô và bạn nghe xem các bạn biết những loại hoa nào đặc trưng của ngày tết.
- Khi mùa xuân về tết đến ở quê chúng mình có rất nhiều loại hoa khoe sắc, đặc trưng là hoa mai nở khắp nơi, nhưng ở miền Bắc thời tiết khí hậu rất lạnh, lạnh rất nhều so với ở đây của mình nên không có hoa mai mà có một loại hoa khác nở để báo hiệu mùa xuân về tết đến đó là hoa Đào 
- Hôm nay lớp mình sẽ được học một bài thơ nói về cây hoa Đào báo hiệu mùa xuân về đó là bài thơ “ Cây Đào” của tác giả Nhược Thủy để xem bài thơ nói về cây Đào như thế nào chúng mình cùng lắng nghe nhé.
**Lần 1: Cô đọc diễn cảm xem Slied.
	+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
	+ Bài thơ Cây Đào của tác giả nào?
**Lần 2: Trích dẫn – Đàm thoại.
Đoạn 1: Mùa xuân đã về cây Đào bắt 
đầu ra những nụ hồng rất là xinh, các bạn nhỏ mong chờ mùa hoa Đào nở để đoán chào mùa xuân về
	“ Cây đàomau nở”
	+ Mùa xuân về cây đào như thế nào?
- Giải thích từ: lốm đốm nụ là chỉ mới có một vài nụ chứ chưa có nhiều nụ. 
	+ Nụ hồng nở thành những bông hoa đào màu gì?
Đoạn 2: Những cái nụ bắt đầu nở ra những bông hoa đào hồng tươi nho nhỏ báo hiệu tết đã đến rồi.
	“ Bông đàotết dến”.
	+ Khi hoa đào nở thì báo hiệu điều gì đến?
- Những bông hoa đào nho nhỏ hồng tươi đã mang mùa xuân về tết đến cho chúng ta cho mọi người làm đẹp cho cuộc sống, cho đất trời vì vậy các bạn phải biết bảo vệ và chăm sóc những cây hoa không bẽ cành bức hoa nhé.
- Cô dạy trẻ đọc thơ từng đoạn.
- Tổ chức cho tổ, nhóm, cá nhân thể hiện bài thơ.
- Thu băng trẻ đọc thơ.
- Cô chia lớp làm 2 đội.
- Ở quê mình không có trồng được hoa đào vì vậy cô đã chuẩn bị rất nhiều hoa đào bằng nhựa rất giống hoa đào thật bây giờ chúng mình cùng trang trí cành đào để trang trí lớp học đón mùa xuân về tết đến, để xem đội nào trang trí cành đào đẹp hơn nhé.
- Cô tổ chức cho trẻ trang trí cành đào
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể theo sự hiểu biết của trẻ.
- Cây đào.
- Của tác giả Nhược Thủy
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cây đào ra nụ.
- Trẻ phát âm từ “ lốm đốm”
- Bông hoa đào màu hồng.
- Báo hiệu mùa xuân về tết đến.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc thơ cùng cô.
- Trẻ đọc thơ ghi âm.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ về nhóm và trang trí.
- Nếu trẻ trả lời không được cô gợi ý.
	 Người dự

File đính kèm:

  • doc19.Thơ. Cây đào 19.1. 2011.doc