Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Tuần 30, Thứ 6 - Ngô Thị Hồng Hạnh

Đề tài : ÔN NHẬN BIẾT SỰ KHÁC BIỆT RÕ NÉT VỀ SỐ LƯỢNG CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức :

 - Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng của hai đối tượng và sử dụng đúng các từ : nhiều hơn - ít hơn.

2. Kỹ năng :

 - Củng cố và phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.

 - Bước đầu phát triển khả năng tư duy của trẻ .

3. Ngôn ngữ :

 - Củng cố, mở rộng và phát triển vốn từ cho trẻ.

4. Giáo dục :

 - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

 - Lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

II. Chuẩn bị :

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Tuần 30, Thứ 6 - Ngô Thị Hồng Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/04/2011
Ngày dạy : T6/15/04/2011
A. Hoạt động sáng :
1. Đón trẻ:.
- Cô đến sớm dọn vệ sinh thông thoáng phòng học.
- Cô đón trẻ vào lớp với thái độ vui tươi thoải mái niềm nở tạo cho trẻ có cảm giác gần gũi với cô và thích tới trường.
- Cô hướng dẫn trẻ cất dồ dùng đúng nơi quy định 
- Tranh thủ trao đổi với phu huynh về tình hình của trẻ.
- Nhắc trẻ chào cô, bố mẹ trước khi vào lớp .
2. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo hình thức gọi tên trẻ theo sổ.
3. Thể dục sáng:
Trẻ tập các động tác của bài tập phát triển chung.
- Động tác hô hấp : 5
- Động tác tay : 6
- Động tác chân : 1
- Động tác bụng : 2
- Động tác bật : 1
B. Hoạt động có chủ đích:
 	 Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động toán
Đề tài : Ôn nhận biết sự khác biệt rõ nét về Số LƯợNG của hai đối tượng
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức : 
 - Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng của hai đối tượng và sử dụng đúng các từ : nhiều hơn - ít hơn.
2. Kỹ năng :
 - Củng cố và phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
 - Bước đầu phát triển khả năng tư duy của trẻ .
3. Ngôn ngữ :
 - Củng cố, mở rộng và phát triển vốn từ cho trẻ.
4. Giáo dục :
 - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
 - Lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.	
II. Chuẩn bị :
 - Mỗi trẻ có 1 rổ đồ chơi đựng 5 bông hoa đỏ và 3 chấm tròn màu vàng làm nhuỵ.
 - Cô cũng có 1 rổ đồ chơi đựng 5 bông hoa đỏ và 3 chấm tròn màu vàng làm nhuỵ
nhưng có kích thước to hơn của trẻ.
 - Nội dung tích hợp : Tạo hình: Trẻ phân biệt được các màu sắc. 
III. Phương pháp tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * Hoạt động 1 : Đôi tay đẹp .
- Hôm nay ai đưa các cháu đi học? Đi bằng phương tiện gì? Bạn nào nói cho cô và các bạn cùng nghe nào?
- Khi đi xe thì cần phải có cái gì thì mới đi xe được?
- Các cháu giơ hai bàn tay xinh của mình lên và để cho hai bàn tay quay vào nhau nào!
- Các cháu cùng nói tên từng ngón tay lên.
Các cháu cùng làm với cô nhé.
+ Ngón cái : cháu để 2 ngón cái chạm vào nhau.
+ Ngón trỏ : để 2 ngón trỏ chạm vào nhau.
+ Ngón giữa : để 2 ngón giữa chạm vào nhau.
+ Ngón áp út: để 2 ngón áp út chạm vào nhau.
+ Ngón út : để 2 ngón út chạm vào nhau.
Các cháu thấy những ngón tay của mình như thế nào?
- Cô trẻ làm lại.
 * Hoạt động 2 : Bé khéo tay.
 - Cô thấy bạn nào cũng có một rổ đồ chơi đựng rất nhiều đồ dùng, đồ chơi. 
 Trong rổ đồ chơi của các cháu có gì?
Các cháu thấy những bông hoa này đã có nhuỵ chưa?
 Chúng mình sẽ xem cô xếp thành những bông hoa có nhuỵ vàng nhé!
 Đầu tiên cô xếp các bông hoa ra xem những bông hoa nào có nhuỵ rồi.
 Tất cả những bông hoa đều chưa có nhuỵ hoa. Cô sẽ thêm nhuỵ vào những bông hoa này. Mỗi bông hoa xếp một nhuỵ.
 Các cháu thấy hoa có đẹp không. Bây giờ các cháu sẽ xếp nhuỵ vào những bông hoa đó nhé!
Các cháu xếp tất cả hoa ra xem có bông hoa nào đã có nhuỵ rồi.
 Các cháu lấy chấm ttròn màu vàng xếp cho mỗi bông hoa 1 nhuỵ.
 Các cháu thấy những bông hoa đã có đủ nhuỵ chưa? (còn thiếu chấm tròn để làm nhuỵ)
 Các cháu có biết vì sao lại thiếu chấm tròn không? (Vì số chấm tròn ít hơn số hoa).
 Còn số hoa thì sao? (Số hoa nhiều hơn số chấm tròn) 
Cô khái quát:
 Đúng rồi vì số chấm tròn ít hơn, số hoa nhiều hơn số chấm tròn nên không đủ chấm tròn làm nhuỵ.
 Cô cho trẻ nhắc lại.
Cô và các cháu vừa chơi với những gì? Bạn nào giỏi nói cho cô và các bạn cùng nghe nào?
* Hoạt động 3 : Bé cùng vui.
- Các cháu cùng chơi trò chơi "Thi ai nhanh".
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
 Cách chơi:
Cô xếp ghế thành hàng ngang, cô gọi 4-5 bạn lên chơi, các bạn vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh các cháu sẽ chạy nhanh về ngồi vào ghế mỗi bạn chỉ được ngồi vào một ghế.
 Luật chơi:
 Khi nghe hiệu lệnh thì mới được chạy ngồi vào ghế. 
 Cô tiến hành cho trẻ chơi. 
 Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ nhận xét xem số ghế có đủ cho các bạn ngồi không và thay đổi nhóm trẻ khác lên chơi, động viên khen trẻ chơi.
- Cô nhận xét chung giờ học, động viên trẻ giờ sau cố gắng hơn và giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
 Vừa rồi cô thấy các cháu học rất tích cực và chơi trò chơi cũng giỏi nhưng lần sau các cháu cần cố gắng hơn nữa nhé! Khi chơi các cháu nhớ phải giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi nếu không chúng sẽ nhanh bị hỏng đấy.
 - Cô cho cả lớp đi thăm quan các góc chơi . 
- Trẻ kể tên.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hứng thú tham gia cuộc chơi .
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện
C. Hoạt động góc:
	Góc xây dựng : Xếp ga tàu hoả.
	Góc học tập : Xem tranh các bài thơ có nội dung phù hợp với chủ điểm.
	Góc tạo hình : Tô màu tranh các loại phương tiện giao thông.
 I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết nhập vai chơi, có hứng thú chơi ở các góc. 
 - Đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phối hợp giữa các nhóm chơi.
 - Giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
Góc xây dựng: Các loại hình khối.
Góc học tập : Các quyển sách có bài thơ phù hợp với chủ điểm .
Góc tạo hình : Giấy, bút cho trẻ .
 III.Tiến hành .
Hoạt động 1 : Thăm dò ý tưởng của trẻ.
	Phía tay trái của cô là góc xây dựng cô đã chuẩn bị rất nhiều các hình khối khác nhau. Các cháu có thể đến đó để xếp thành ga tàu hoả. Những bạn nào thích về góc xây dựng để chơi nào.
 Còn phía tay phải của cô là góc học tập cũng có rất nhiều quyển sách khác nhau nhưng đều nói về các loại phương tiện giao thông. Bạn nào thích về góc học tập để chơi nào.
 Cuối cùng là góc tạo hình ở phía trước mặt cô có rất nhiều tranh vẽ về các loại phương tiện giao thông các cháu có thể đến đó để tô màu cho những bức tranh mà các cháu thích. Bạn nào thích về góc tạo hình để chơi nào.
 Bây giờ cô mời các cháu nhẹ nhàng về góc chơi của mình nào !
Hoạt động 2 : Bé hứng thú tham gia cuộc chơi.
 Trong khi trẻ chơi cô đi đến từng góc để thăm dò ý tưởng của trẻ và nhập vai chơi cùng trẻ.
	+ Các bác đang làm gì thế ?
	+ Các cháu đang làm gì mà say sưa thế ?
	+ Các bài thơ đó nói về phương tiện gì?
	+ Cháu đang tô màu cho bức tranh gì vậy ?
	+ Muốn cho bức tranh đẹp và không bị màu trờm ra ngoài thì các cháu phải làm gì nhỉ ?
 Khi chơi các cháu nhớ phải đoàn kết và cùng nhau giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi nhé.
Cô chúc các cháu chơi giỏi nhé.
 Hoạt động 3 : Kết thúc cuộc chơi.
 Cô hớng dẫn cho trẻ tự nhận xét các góc chơi của mình sau đó cô tập chung trẻ để nhận xét góc chơi.
+ Hôm nay góc xây dựng đã xây được những gì ?
+ Thế còn góc học tập các cháu đã xem được những loại sách gì ?
+ Cuối cùng là góc tạo hình các cháu đã tô màu cho những bức tranh gì?
 Giờ chơi hôm nay cô thấy lớp mình chơi rất say sưa và đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhưng lần sau các cháu sẽ cố gắng nhiều hơn nữa nhé !
 D. Hoạt động ngoài trời.
Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích : Quan sát các loại tranh tàu hoả. 
 Các cháu nhìn xem trước cửa lớp mình có bức tranh gì? Bạn nào giỏi nói tên cho cô và các bạn cùng nghe nào?
 + Các cháu cùng quan sát xem tranh tàu hoả có những đặc điểm gì?
 + Các toa của tàu hoả như thế nào?
 + Tàu hoả thường đi ở đâu?
 + Đầu ô tô có những gì?
 + Tàu hoả thường chở những gì?
 + Tàu hoả là loại phưong tiện giao thông đường nào?
 Những tàu hoả này đều được dùng để chở người và chở hàng và được gọi là phương tiện giao thông đường sắt. Vì vậy khi các cháu nhìn thấy đường tàu thì phải tránh xa không đi vào đường day nếu không sẽ bị ô tô đâm phải các cháu nhớ chưa?
Hoạt động 2: Trò chơi vận động : Đoàn tàu nhỏ xíu
	 Cô nêu cách chơi, luật chơi.
 Cách chơi :
	Cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay để lên vai nhau làm đoàn tàu đi trong đường kẻ. Khi cô giơ cờ xanh, "tàu" chuyển bánh. Khi cô giơ cờ đỏ "tàu" dừng lại. tiếp tục chơi theo hướng dẫn của cô.
 Luật chơi : 
	Tàu chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu.
 Cô tiến hành cho trẻ chơi
 Trong khi trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ sau mỗi lần chơi.
 Hoạt động 3: Chơi tự do.
 Trẻ chơi với phấn, lá cây khô .
 Cô bao quát trẻ. 
E. Vệ sinh ăn trưa - ngủ trưa
 1. Vệ sinh ăn trưa:
 - Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay sạch sẽ sau đó cô chia trẻ ngồi vào bàn ăn.
 - Cô nhắc trẻ ngồi gọn gàng, ngay ngắn, tay để lên bàn, không nói chuyện.
 - Cô chia cơm cho trẻ và nhờ một số trẻ giúp cô chia cơm cho các bạn.
 - Nhắc trẻ mời cô giáo và các bạn trước khi ăn.
 - Cô động viên trẻ ăn hết xuất .
 - Khi ăn xong nhắc trẻ cất bát, thìa đúng nơi quy định.
2. Ngủ trưa:
 - Cô đóng bớt cửa tạo không khí ấm cúng thoải mái cho trẻ.
 - Khi trẻ ngủ cô luôn có mặt ở trong phòng để theo dõi bao quát trẻ ngủ.
 - Nhắc trẻ không nói chuyện riêng làm ảnh hưởng đến những trẻ khác.
 - Cô cho trẻ ngủ đủ giấc.
 F. Hoạt động chiều.
 1. Vệ sinh cá nhân: 
 Cho lần lựơt trẻ đi vệ sinh rửa tay, rửa mặt, cô chỉnh trang lại quần áo đầu tóc gọn gàng sạch sẽ cho trẻ.
 Cô bao quát trẻ.
 2. Thể dục chống mệt mỏi .
 	Cô hướng dẫn cho trẻ tập thể dục nhẹ nhàng .
	Cho trẻ đi lại tự do trong lớp.
3. Sinh hoạt, lao động, văn nghệ.
 * Lao động:
Cô tổ chức cho trẻ dọn vệ sinh: lau giá đồ chơi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn
 gàng ngăn nắp đúng nơi quy định.
 * Sinh hoạt - Văn nghệ.
 Cô tổ chức cho trẻ hát, múa những bài hát đã học ở trong tuần có trong chủ điểm.
 Cô tiến hành cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ thi đua.
 Cô giao lưu cùng trẻ.
 Cho trẻ tự nhận xét lẫn nhau.
 Bình xét thi đua.
 Cô nhận xét chung cả lớp rồi đưa ra những ưu, nhược điểm ở trong tuần và đưa ra biện pháp để cùng nhau khắc phục. Sau đó cô hướng cho trẻ sang tuần học mới có nhiều tiến bộ hơn. 
4. Nêu gương, cắm cờ:
 Cho trẻ tự nhận xét lẫn nhau 
 Cô nhận xét chung cả lớp, động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
 Tổ chức cho trẻ lên cắm cờ
5. Trả trẻ:
 Cô nhắc trẻ lấy đúng đồ dùng của mình.
 Nhắc trẻ chào cô , các bạn trước khi về.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_tuan_30_thu_6_ngo_thi_hong_hanh.doc
Giáo án liên quan