Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Trò chuyện về bản làng của bé
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số đặc điểm của địa phương nơi mình sinh sống.
- Bước đầu hiểu mối quan hệ và trách nhiệm của trẻ với cộng đồng và môi trường sống.
2. Kỹ năng:
- Biết diễn giải suy nghĩ của mình qua sự gợi ý của cô.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quê hương, làng xóm, luôn giữ cho môi trường xanh sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm những vật phẩm liên quan tới nơi trẻ sống như: Tranh ảnh, sản phẩm của địa phương.
- Đất nặn, bút màu
Thứ 3 ngày 10 tháng 4 năm 2012 Hoạt động: Khám phá xã hội TRÒ CHUYỆN VỀ BẢN LÀNG CỦA BÉ I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết một số đặc điểm của địa phương nơi mình sinh sống. - Bước đầu hiểu mối quan hệ và trách nhiệm của trẻ với cộng đồng và môi trường sống. 2. Kỹ năng: - Biết diễn giải suy nghĩ của mình qua sự gợi ý của cô. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quê hương, làng xóm, luôn giữ cho môi trường xanh sạch, đẹp. II. Chuẩn bị: - Sưu tầm những vật phẩm liên quan tới nơi trẻ sống như: Tranh ảnh, sản phẩm của địa phương. - Đất nặn, bút màu III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: gợi mở - Đọc thơ “ Em yêu nhà em” 2. Hoạt động 2: Trò chuyện về bản làng của bé - Cô hỏi trẻ: Nhà con ở bản nào? Xã gì? Huyện gì ? Tỉnh nào ? - Xung quanh gần nhà con ở có những ai ? Con thích chơi với bạn nào ở gần nhà con? Tại sao ? - Nhà các con ở là nhà gì? - Các con có biết dân tộc các con có nghề truyền thống gì? - Điện biên là vùng núi hay vùng biển ? Những cây gì được trồng nhiều ở huyện Mường Ảng chúng mình? - Hát: Bài “ inh lả ơi” - Cô cho trẻ xem một số tranh về Điện Biên. - Các con có biết Tỉnh Điện Biên chúng mình có những di tích lịch sử và những danh lam thắng cảnh nào? (Tỉnh Điện Biên có rất nhiều Di tích lích sử như: Đồi A1, Hầm Đờ cát, Tượng đài,Hầm Ông Giáp....và danh lam thắng cảnh như: Hồ Ba khoang, động pa thơm, suối nước nóng uva... Ở đó cảnh vật xung quanh rất đẹp. Hàng năm có rất nhiều khách nước ngoài và khách trong nước đến thăm quan. Vì vậy chúng mình phải biết giữ gìn làng bản, giữ gìn những di tích lịch sử của chúng mình luôn sạch đẹp để đón những khách du lịch về thăm và làm cho làng bản của chúng mình ngày càng sạch - đẹp hơn. => Người đồng bào dân tộc Tây Bắc chúng mình sống rất đoàn kết, có nền văn hóa đặc trưng của dân tộc như: Ở nhà sàn, có điệu múa xòe rất hay, có trò chơi ném còn rất đặc trưng, dệt thổ cẩm, mặc váy thái, đội khăn piêu và tập trung hát múa vào những ngày lễ hội,uống rượu cần... * Hoạt động 3: - Cô tổ chức cho trẻ làm bánh, trang trí một số trang phục cô đã cắt sẵn. - Cho trẻ tự cắt dán một số trang phục mà trẻ yêu thích. * Kết thúc hoạt động: Hát kết hợp làm động tác minh họa bài “ xòe hoa” Trẻ đọc thơ 4 - 5 trẻ trả lời Cả lớp hát Trẻ trả lời Trẻ thực hiện theo gợi ý của cô Trẻ cắt dán Trẻ hát TRÒ CHƠI MỚI : TẶNG QUÀ CHO BẠN I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết chơi trò chơi, chơi đúng cách chơi, đúng luật chơi. Trẻ biết tên gọi các loại đồ dùng, đồ chơi. 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích. - Rèn sự nhanh nhẹn, khả năng quan sát của trẻ 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú chơi trò chơi - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học II. Chuẩn bị: - 1 giỏ đồ dùng, đồ chơi, xắc xô III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi - Hôm nay cô cháu mình cùng chơi trò chơi mới đó là trò chơi Tặng quà cho bạn 2. Hoạt động 2: Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi: - Bây giờ các con hãy bàn luận với nhau xem bạn gái, bạn trai thích những món đồ chơi gì? (Trẻ bàn luận và đưa ra ý kiến) - Cách chơi: Trên bàn của cô có rất nhiều những món đồ chơi, muỗn lần lên chơi sẽ có 5 bạn gái (trái) các bạn này sẽ chọn những đồ chơi mà bạn gái (trai) thích và mang về tặng cho bạn của mình - Luật chơi: Phải chọn đúng đồ chơi, đồ dùng mà bạn gái (trái) thích - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi: 2 lần để trẻ nắm được - Tổ chức cho trẻ chơi lần lượt theo nhóm 3. Hoạt động 3: Cô chơi mẫu - Cô chọn một nhóm chơi mẫu cho cả lớp quan sát. Cô chơi mẫu 2-3 lần. - Cô cho trẻ chơi thi đua theo cá nhân, theo nhóm Trẻ lắng nghe cô nói cách chơi luật chơi Trẻ chơi trò chơi Nhận xét cuối ngày ....................................................................................................................................................................................................................................... CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ – THIẾU NHI Tuần 2: Chủ đề nhánh. Bé yêu bản làng quê hương Thời gian thực hiện từ ngày 23 đến ngày 27/4 năm 2012 Thứ 2 ngày 23 tháng 4 năm 2012 Hoạt động văn học TRUYỆN: ÔNG GIÓNG I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên truyện, hiểu nội dung câu truyện, biết kể lại truyện 2. Kỹ năng: - Giúp trể phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, trẻ nói đủ câu - Thông qua nội dung trẻ biết tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc 3. Thái đô. - Giáo dục trẻ tinh thần yêu nước, yêu dân tộc. II. Chuẩn bị - Các slai máy chiếu - Tranh ghép. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt dộng của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn đinh tổ chức - Cho trẻ nghe hát bài “ Bàn tay mẹ” - Cô và các bạn vừa nghe bài hát gì? - Đúng rồi hàng chúng ta được mẹ yêu thương và chăm sóc cho ăn cho uống. Và có một bà đã sinh được một đứa con trai nhưng đã lên 3 tuổi nhưng em bé vẫn chưa biết nói, biết cười, đó chính là nội dung câu truyện “ Ông Gióng” mà hôm nay cô giáo sẽ kể cho cả lớp mình cùng lắng nghe nhé. 2. Hoạt động 2. Cô kể truyện diễn cảm - Cô kể 2 lần kết hợp các hình ảnh slai trên máy chiếu - Khi kể cô thể hiện giọng nói của từng nhân vật trong truyện, nhẹ nhàng, dõng dạc. 3. Hoạt động 3: Trích dẫn, đàm thoại và giảng giải. - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Vua hùng sai sứ giả đi đâu? => Vào thời vua Hùng vương giặc ân sang xâm chiếm nước ta chúng giết người cướp của. thấy vậy vua Hùng đã sai sứ giả đi tìm người tài giỏi để giúp nhà vua đánh giặc cứu nước. Cũng trong lúc đó thì có một bà mẹ sinh được một đứa con nhưng chú bé này đã 3 tuổi nhưng chưa biết nói biết cười. * Giảng giải từ Phù động cho trẻ đọc lại 1-2 lần - Sứ giả bắc loa gọi như thế nào? - Gióng lên ba mà vẫn làm sao? - Khi nghe sứ giả bắc loa gọi thì gióng đã nói gì với mẹ? - Gióng đã nói gì với sứ giả? - Sứ giả đi rồi gióng bảo mẹ làm gì? - Ăn cơm xong gióng đứng lên trở thành người như thế nào? => Sau khi mời sứ giả vào nhà và Gióng nói với sứ giả hãy về tâu với vua Hùng chuẩn bị đủ để Gióng đi đánh giặc thì Gióng bỗng nhiên ăn rất nhiều cơm và vươn vai đứng dậy trở thành chàng trai khẻo mạnh để chuẩn bị đi đánh giặc. * Giảng giải từ: sững sờ, lật đật, dõng dạc - Ngựa sắt làm xong thì gióng thúc ngựa đi đâu? - Khi gậy sắt bị gẫy thì gióng đã làm gì? - Đánh giặc xong Gióng cưỡi ngựa đi đâu? - Để nhớ ơn Gióng nhân dân ta đã làm gì? => Sau khi đánh giặc ân xong Gióng đã cưỡi ngựa và bay qua làng phù đổng bay thẳng lên đỉnh núi sóc sơn. Còn nhân dân ta thì nhớ ơn Gióng đã đánh giặc cứu nước khỏi giặc ân thì đã lập một đền thờ Gióng ở làng phù đổng * Giảng giải từ: túi bụi, tan tác 4. Hoạt động 4: Dạy trẻ kể truyện - Cho 1 trẻ lên kể truyện kết hợp các slai - Cô và các bạn vừa kể câu truyện gì? - Giáo dục trẻ: qua câu truyện các bạn nhỏ chúng mình phải biết đất nước và biết giữ gìn những bản sắc dân tộc của quê hương mình. Biết bảo vệ những di tích lịch sử và biết yêu quý các anh hùng dân tộc đã có công đánh giặc và giữ nước. Kết thúc: cho trẻ hát bài hát và nhẹ nhàng ra ngoài. 5. Hoạt động 5: Cho trẻ chơi trò chơi: Ghép tranh * cách chơi: mời đại diện của lớp lên và chia làm 2 đội, mỗi đội có nhiệm vụ ghép các mảnh ghép thành một bức tranh, bạn đầu tiên lên lấy mảnh ghép và gắn lên bảng, sau đó chạy xuống cuối hàng và bạn tiếp theo chạy lên và lấy mảnh ghép và gắn vào bảng và cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng. * Luật chơi: Mỗi bạn lên chỉ được gắn một bức tranh. Bàn tay mẹ Ông gióng, mẹ gióng, vua hùng, sứ giả bảo mẹ gọi sứ giả vào cao lớn khoẻ mạnh nhổ từng bụi tre lập đền thờ
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_mam_tro_chuyen_ve_ban_lang_cua_be.doc