Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ "Thăm nhà bà"
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Thăm nhà bà” và tên tác giả “Như Mạo”
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ đến thăm bà nhưng bà đi vắng, bạn nhỏ thấy đàn gà đáng yêu đang chơi ngoài nắng, bạn đứng ngắm, cho gà ăn thóc rồi lùa đàn gà vào chỗ mát.
- Dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ “Thăm nhà bà”
2. Kĩ năng:
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ và thể hiện được tình cảm khi đọc thơ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn trẻ kỹ năng trẻ nói đủ câu, đủ ý.
- Trẻ trả lời đúng các câu hỏi của cô theo nội dung của bài thơ
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ chủ định của trẻ, phát triển khả năng cảm thụ thơ cho trẻ.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY Trường mầm non Hoa Hồng Nghĩa Tân GIÁO ÁN (Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ) Đề tài : Thơ « Thăm nhà bà » Chủ đề: Gia đình Giáo viên : Vũ Thị Kim Oanh Lớp mẫu giáo bé C1 NĂM HỌC 2014 - 2015 GIÁO ÁN (Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ ) Chủ đề: Gia Đình Đề tài : Thơ « Thăm nhà bà » Loại tiết: Trẻ đã biết Đối tượng: Mẫu giáo bé C1 Số lượng: 20 trẻ Thời gian: 15-20 phút Ngày dạy : 13/11/2014 Người soạn : Vũ Thị Kim Oanh I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ “Thăm nhà bà” và tên tác giả “Như Mạo” - Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ đến thăm bà nhưng bà đi vắng, bạn nhỏ thấy đàn gà đáng yêu đang chơi ngoài nắng, bạn đứng ngắm, cho gà ăn thóc rồi lùa đàn gà vào chỗ mát. - Dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ “Thăm nhà bà” 2. Kĩ năng: - Trẻ đọc diễn cảm bài thơ và thể hiện được tình cảm khi đọc thơ. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn trẻ kỹ năng trẻ nói đủ câu, đủ ý. - Trẻ trả lời đúng các câu hỏi của cô theo nội dung của bài thơ - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ chủ định của trẻ, phát triển khả năng cảm thụ thơ cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. - Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ - Giáo dục : Qua bài thơ trẻ biết yêu quí vâng lời ông bà cha mẹ , biết yêu thích và có ý thức chăm sóc vật nuôi trong gia đình II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: Đàn organ Đĩa nhạc bài ‘Đàn gà trong sân’ Sa bàn, cây xanh , đàn gà con, gà mẹ , em búp bê, nhà, que chỉ 2. Đội hình:Trẻ ngồi trên ghế đội hình chữ u III. CÁCH TIẾN HÀNH: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Bước 1: Ổn định tổ chức: - Vào bài * Cô cho trẻ hát bài: cháu yêu bà - Các con vừa hát bài gì? - Chúng mình có yêu bà không? À đúng rồi cô thấy bạn nào cũng yêu bà của mình, yêu bà các con ngoan ngoãn nghe lời bà nhé. - Trẻ hát cùng cô - Cháu yêu bà 1-2 trẻ trả lời Bước 2: Nội dung chính: * Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ - Cô đọc diễn cảm lần 1: - Cô đọc diễn cảm lần 2: * Đàm thoại trẻ hiểu nội dung bài thơ * Giáo dục trẻ: * Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ: * Các con biết nhớ bài thơ nào cũng nói về bà không? - §óng råi bài thơ “thăm nhà bà” của nhà thơ: Như Mạo Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình đọc diễn cảm bài thơ nay nhé. - Bây giờ chúng mình lắng nghe cô đọc bài thơ “Thăm nhà bà” nhé - Cô đọc diễn cảm kết hợp với tranh (Đọc trên nền nhạc) - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ “Thăm nhà bà” của nhà thơ nào? Cô khái quát: Bài thơ “Thăm nhà bà” ” của nhà thơ: Như Mạo Cô đọc diễn cảm kết hợp sa bàn + Bạn nhỏ đến thăm bà, bạn có gặp bà không? Bạn đã thấy điều gì? + Câu thơ nào đã thể hiện điều đó? - Cô KQ trích dẫn: Đến thăm chơi ngoài nắng + Khi thấy đàn gà chơi ngoài nắng bạn nhỏ goi như thế nào? + Chúng mình cùng gọi gà nào? - Khi bạn nhỏ gọi chúng mình thấy gà con chạy như thế nào? + Trích dẫn : chúng lật đật chạy nhanh nhanh. Xúm vòng ......chiếp chiếp - Đàn gà con kêu thế nào không ? - Các con giả tiếng gà con kêu nào ! nghe thật đáng yêu thật giống chú gà con - Chú gà con đang mải miết nhăt gì ? - Bạn nhỏ giúp bà lùa đàn gà vào đâu! + Trích dẫn : Gà mải miết nhặt thóc vàng Cháu nhẹ nhàng .....vào mát * Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ có ngoan không ? Đúng rồi trong bài thơ nói về bạn nhỏ rất là ngoan biết giúp đỡ bà của mình đấy - Ở nhà các con làm việc gì giúp ông bà, bố mẹ? - Lần 3 : Cô đọc thơ cho trẻ nghe trên nền nhạc Cô dạy cả lớp đọc diễn cảm thơ ( Trong quá trinh trẻ đọc cô nhắc trẻ nhấn mạnh lên giọng các từ : vắng, ngoài nắng, đứng ngắm, Đàn, bập, bập, lật đật.chiếp chiếp, thóc vang, vào mát) - Cho trẻ đọc thi đua theo tổ. Cô mời tổ 1(2,3) lên đọc thơ - Bạn nào có nhận xét gì về tổ 1 đọc thơ - Cho Trẻ đọc nối tiếp theo hiệu lệnh của cô - Nhóm bạn nam đọc. Nhóm bạn nữ đọc - Cá nhân trẻ đọc. - Động viên khuyến khích trẻ kịp thời. - Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài thơ - Hôm nay cô dạy các con bài thơ gì? - cho cả lớp đọc lại 1 lần Trả trả lời - Trẻ ngồi quanh cô chăm chú nghe cô đọc thơ - “Thăm nhà bà” (Mỗi câu hỏi cho 3-4 trẻ trả lời) Trẻ trả lời - Trẻ trả lời và đọc lại câu thơ Trẻ gọi: Bập, bập 2 lần -Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ - Trẻ trả lời và đọc lại câu thơ - Trẻ đọc lại câu thơ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Cả lớp đọc 2-3 lần - Trẻ nhận xét bạn đọc thơ theo ý hiểu của trẻ Trẻ đọc thơ - Trẻ nhắc lại tên bài thơ Bước 3: Kết thúc - cho trẻ chơi trò chơi “Thi cắm hoa”: Cô chia trẻ làm 2 nhóm sau đó cho trẻ thi đua nhau cắm trong vòng 1 bản nhạc - Nhận xét sau chơi. Trẻ hứng thú chơi
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_mam_linh_vuc_phat_trien_ngon_ngu_de_tai.doc