Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Trường Mầm non - Chủ đề nhánh 1: Trường Mầm non hoa hồng của bé

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

 - Trẻ tập được các động tác theo cô, đi bình thưòng, chân không chạm vạch trên đường ngoằn ngoèo.

 - Phát triển vận động thể lực cho trẻ.

 - Tập thở sâu phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo cô.

 - Trẻ thích thú, vui vẻ chơi trò chơi.

 - Giáo dục trẻ: có ý thức học bài ngoan.

 II. CHUẨN BỊ:

 - Mô hình nhà búp bê.

 - Mỗi trẻ 1 quả bóng màu đỏ- cô 1 quả.

 - Sơ đồ 1 đưòng ngoằn ngèo rộng 35cm, dài 3m.

 - Địa điểm: Phòng tập.

 - Cô, trẻ trang phục gọn gàng, thoải mái.

 

doc26 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Trường Mầm non - Chủ đề nhánh 1: Trường Mầm non hoa hồng của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày 15 tháng 9 năm 2009.
HOẠT ĐỘNG CHUNG: NHẬN BIẾT TẬP NÓI ( Lần dạy: 2)
Tên bài: Trường mầm non.
Nội dung tích hợp: Hát " Lời chào buổi sáng".
 I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết, tập nói một số câu đơn giản về một số đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp mầm non.
- Biết tên cô, tên các bạn trong nhóm.
- Nhằm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cho trẻ.
- Tập cho trẻ nói được tiếng Việt, tính mạnh dạn, tự tin khi đến trường, lớp.
- Giáo dục trẻ: Góp phần giáo dục trẻ thêm yêu quí trường lớp mầm non, giáo dục lễ giáo cho trẻ.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh về trường lớp mầm non,
 - Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi.
 - Chiếu ngồi cho cô và trẻ.
 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Hát " Lời chào buổi sáng".
Cô trò chuyện với trẻ:
 - Các con đi nhà trẻ có vui không?
 - Buổi sáng trước khi đến lớp các con có biết chào ông bà, bố mẹ không?
Bây giờ cô con mình cùng hát bài hát “ Lời chào buổi sáng nhé!
- Cô cùng trẻ hát 2- 3 lần.
2. Hoạt động 2: Nhận biết về trường mầm non.
Cô cho trẻ xem tranh, ảnh về trường mầm non để khuyến khích trẻ tập nói về những hình ảnh có trong tranh và liên hệ với thực tế:
- Hôm nay ai đưa con đến trường? ( Cả lớp- cá nhân trẻ).
- Các con đến trường có vui không? ( Cả lớp- cá nhân trẻ).
- Các con có biết trong trường có những ai không? ( Có các cô giáo,các cô trong Ban giám hiệu, cô cấp dưỡng, chú bảo vệ).
* Cô nói cho trẻ biết về công việc của các cô, bác trong trường mầm non:
- Cô hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý mọi công việc chung của nhà trường.
- Cô hiệu phó chịu trách nhiệm về chuyên môn.
- Các cô giáo thì có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục các con.
- Cô cấp dưỡng hàng ngày nấu cơm cho các con ăn, đun nước cho các con uống.
Sau mỗi câu hỏi cô chú ý hỏi nhiều cá nhân trẻ trả lời để trẻ được tập nói và quen dần với tiếng phổ thông. 
- Giáo dục trẻ: Yêu quí, vâng lời các cô, bác trong trường mầm non.
* Các hoạt động hát múa- vui chơi:
Các con có biết không! Có một bạn nhỏ rất thích được đến trường, cô là mẹ và các bé là con, cô dạy bé ngoan và múa hát thật hay.
- Cô đố các con biết bạn nhỏ đó học ở trường nào? ( Trẻ trả lời)
Để xem bạn nhỏ đó học ở trường nào mà ngoan vậy, cô sẽ hát cho các con nghe bài hát: " Trường chúng cháu là trường mầm non" nhé!
* Cho trẻ làm quen với cô giáo và các bạn trong lớp.
Cô vừa giới thiệu vừa gợi hỏi trẻ trả lời về tên cô, tên trẻ trong nhóm:
- Các con có biết mình học lớp nào không? ( Cả lớp- cá nhân).
- Cô giáo của các con tên là gì? ( Cả lớp- cá nhân).
- Đến lớp các con được gặp ai? ( Gặp cô, gặp bạn).
- Lớp mình có những bạn nào? ( Cô chỉ vào bạn và hỏi trẻ, nếu trẻ chưa biết tên bạn thì cô giới thiệu tên bạn với trẻ).
- Đến lớp các con được cô dạy những gì? ( Dạy học, dạy vui chơi).
- Trong lớp có những gì? ( Đồ dùng, đồ chơi).
 Cô tóm tắt lại ý trả lời của trẻ: Các con ạ! Đến trường các con được gặp bạn, gặp cô. Được cô dạy hát, dạy vui chơi. Vì vậy các con phải ngoan, vâng lời cô, đoàn kết với bạn nhé!
- Hát cho trẻ nghe bài hát: " Vui đến trường"
- Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi. Khuyến khích trẻ tham gia vào các trò chơi.
- Với những ngày đầu đến lớp, trẻ còn quấy khóc nhiều cô cần nhẹ nhàng động viên trẻ, hướng trẻ chú ý đến những đồ dùng, đồ chơi trong lớp. 
- Có ạ.
- Có ạ.
- Vâng ạ.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Có ạ.
- Nghe cô giới thiệu về trường mầm non.
- Trường mầm non Hoa Hång
- Vâng ạ.
- Lớp nhà trẻ 
- Cô Gi¸o, cô Nhung.
- Dạy hát, dạy vui chơi.
- Trẻ trả lời.
- Vâng ạ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 NỘI DUNG: 1. HĐCMĐ: Quan sát cây cối.
 2. Trò chơi: Dung dăng dung dẻ.
 3. Chơi tự do: Với đồ chơi.
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
 - Cho trẻ được tắm nắng, tiếp xúc với môi trường xung quanh.
 - Trẻ nhận biết gọi tên được một số cây xanh trên sân trường.
 - Trẻ thích chơi trò chơi và biết cách chơi.
 - Giáo dục: Trẻ có ý thức trong mọi hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
 - Địa điểm cho trẻ quan sát.
 - Trang phục cô, trẻ gọn gàng sạch sẽ.
 - Đồ chơi cho trẻ chơi tự do.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát cây cối.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 Cô, trẻ vừa đi vừa hát bài hát " Khúc hát dạo chơi", dẫn trẻ đến địa điểm quan sát, cô gợi hỏi trẻ:
 - Các con đang đứng ở đâu đây?
 - Trên sân trường có những gì?
 - Đây là cây gì? 
 - Lá cây có màu gì?
 Sau mỗi câu hỏi cô chú ý hỏi cả lớp, cá nhân, động viên khen trẻ để trẻ thích thú trả lời được các câu hỏi của cô.
 - Cô củng cố lại ý trả lời của trẻ - Khen và nhận xét giáo dục trẻ.
- Trân sân trường.
- Cây cối.
- C©y Xoµi.
- Màu xanh.
2. Trò chơi: " Dung dăng dung dẻ"
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Nhắc lại cách chơi: Nắm tay đi thành vòng tròn vừa đi vừa đọc bài đồng dao:" Dung dăng dung dẻ" đến câu" Xì xà xì xụp, ngồi thụp xuống đây" thì trẻ nắm tay nhau ngồi thụp xuống đất.
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: 3 lần.
 Sau mỗi lần chơi cô chú ý động viên khen trẻ để trẻ thích thú chơi.
- Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?
- Giáo dục trẻ: Ngoan trong khi chơi.
3. Chơi tự do: Với đồ chơi.
 - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trên sân, cô chú ý bao quát trẻ trong quá trình chơi.
Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009.
HOẠT ĐỘNG CHUNG: THƠ ( Lần dạy: 2)
Tên bài: Bạn mới.
Nội dung tích hợp: Hát " Vui đến trường".
 I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc thơ.
- Nhằm phát triển ngôn ngữ, trí nhớ, trí tưởng cho trẻ, giúp trẻ làm quen với thơ.
- Phát triển năng khiếu âm nhạc và tai nghe nhạc cho trẻ.
- Trẻ thích thú vui vẻ hát cùng cô.
- Giáo dục trẻ: Trẻ ngoan, yêu thương đoàn kết với bạn bè.
 II. CHUẨN BỊ:
- Ghế ngồi cho cô và trẻ.
- Cô thuộc thơ, đọc diễn cảm.
- Thuộc bài hát, đọc thơ chính xác.
- Cô, trẻ thoải mái khi vào học.
 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1- Thơ " Bạn mới".
Cô đọc cho trẻ nghe 1 đoạn trong bài thơ: “ Bạn mới”, sau đoc gợi hỏi trẻ:
- Cô vừa đọc một đoạn trong bài thơ gì?
Bây giờ cô con mình cùng đọc tiếp bài thơ này nhé!
- Cô đọc trước cho trẻ nghe bài thơ 1 lần.
* Trẻ đọc:
- Cô cho cả lớp đọc : 3 lần.
- Tổ: 2-3 tổ.
- Nhóm đọc: 3- 4 nhóm.
- Cá nhân: 2- 3 trẻ.
Sau mỗi lần đọc cô chú ý động viên khen trẻ nhẹ nhàng và sửa sai cho trẻ kịp thời.
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ?
- Giáo dục: Trẻ đoàn kết với bạn mới đến lớp.
2. Hoạt động 2- Hát " Vui đến trường".
Được đến trường gặp lại cô và các bạn, các con có vui không?
Bây giờ cô con mình cùng hát bài hát “ Vui đến trường” nhé!
Cô cùng trẻ hát và làm động tác minh hoạ 1 lần.
Cô cùng trẻ hát và vỗ tay 1 lần.
Cô khen trẻ nhẹ nhàng để trẻ hứng thú hát.
Cô hỏi lại trẻ tên bài? Khen trẻ, NXGD trẻ. Cho trẻ ra chơi.
- Bạn mới.
- Vâng ạ.
- Nghe cô đọc.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Mỗi tổ 1 lần.
- Mỗi nhóm 1 lần.
- Mỗi trẻ hát 1 lần.
- Bạn mới.
- Có ạ.
- Vâng ạ.
- Trẻ đọc theo cô.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 NỘI DUNG: 1. HĐCMĐ: Quan sát nhóm lớp.
 2. Trò chơi: Nu na nu nống.
 3. Chơi tự do: Với đồ chơi.
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
 - Cho trẻ được tắm nắng, tiếp xúc với môi trường xung quanh.
 - Trẻ nhận biết tên gọi của lớp mình học, biết được tên gọi của đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
 - Trẻ thích chơi trò chơi và biết cách chơi.
 - Giáo dục: Trẻ có ý thức trong mọi hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
 - Trang phục cô, trẻ gọn gàng sạch sẽ.
 - Lớp học: vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi.
 - Đồ chơi cho trẻ chơi tự do.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát nhóm lớp
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 Cô, trẻ vừa đi vừa hát bài hát " Khúc hát dạo chơi", gợi hỏi trẻ:
 - Đây là lớp học của ai?
 - Lớp của chúng mình có tên là gì?
 - Đây là cái gì? 
 - Trong lớp có những gì?
 Sau mỗi câu hỏi cô chú ý hỏi cả lớp, cá nhân, động viên khen trẻ để trẻ thích thú trả lời được các câu hỏi của cô.
 - Cô củng cố lại ý trả lời của trẻ - Khen và nhận xét giáo dục trẻ.
- Trẻ trả lời.
- Lớp nhà trẻ 
- Cửa ra vào.
- Đồ dùng, đồ chơi.
2. Trò chơi: " Nu na nu nống"
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Nói lại cách chơi
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: 3 lần.
 Sau mỗi lần chơi cô chú ý động viên khen trẻ để trẻ thích thú chơi.
- Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?
- Giáo dục trẻ: Ngoan trong khi chơi.
3. Chơi tự do: Với đồ chơi.
 - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi, cô chú ý bao quát trẻ trong quá trình chơi.
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: LỚP HỌC CỦA BÉ
TUẦN 3 
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009.
HOẠT ĐỘNG CHUNG: PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG ( Lần dạy: 1)
Tên bài: PTPTC: Ồ sao bé không lắc.
 VĐCB: Bò trong đường hẹp.
 TCVĐ: Nu na nu nống.
 I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
 - Trẻ bò trong đường hẹp, chân không chạm vạch.
- Giúp trẻ nhận biệt được các bộ phận trên cơ thể qua bài tập “ Ồ sao bé không lắc”. 
 - Rèn luyện vận động bò cho trẻ.
 - Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
 - Giáo dục trẻ: có ý thức học bài ngoan.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Mô hình nhà búp bê.
 - Sơ đồ tập.
 - Địa điểm: Phòng tập.
 - Cô, trẻ gọn gàng, thoải mái.
 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1. Khởi động:
 Cô cho trẻ đi thành vòng tròn- đi thường- đi bước dài- đi thường- đi nhanh, sau đó chuyển sang chạy chậm dần- đi bình thường- đứng lại thành vòng tròn.
 2. Trọng động:
BTPTC: "Ồ sao bé không l¾c".
Cô giới thiệu tên bài tập.
Cô tập mẫu cho trẻ xem một lần.
Cho trẻ tập cùng cô kết hợp với lời ca ‘ Ồ sao bé không lắc”.
Sau mỗi động tác cô khen trẻ nhẹ nhàng để trẻ thích thú, 
học bài 
ngoan.
 * Cô hỏi lại trẻ tên bài tập?
 * Cô khen và NXGD trẻ: Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
b. Vận động cơ bản- Bò trong đường hẹp
- Cô giới thiệu tên vận động.
* Vận động mẫu: 2 lần
 - Lần 1: Tập trọn vẹn, không phân tích động tác.
 - Lần 2: Kết hợp phân tích: Cô đứng ở vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh 2/3, cô quì 2 đầu gối xuống sàn, 2 lòng bàn tay áp xuống sàn. Cô bắt đầu bò trong đường hẹp, đầu gối và tay không chạm vạch, đầu ngẩng, lưng thẳng. Cứ như vậy cô bò hết đường hẹp rồi đứng dậy đi về cuối hàng đứng.
 * Trẻ thực hiện:
- Cô cho lần lượt từng trẻ bò 1 lần.
- Cho từng tốp 3 trẻ bò 2 lần.
- Trong quá trình trẻ bò cô chú ý quan sát, sửa sai, động 
v

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_truong_mam_non_chu_de_nhanh.doc