Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh 1: Một số loại cây

V. HOẠT ĐỘNG GÓC

GÓC PHÂN VAI

Nội dung chơi: Chơi nấu ăn, bán hàng.

1. Yêu cầu

 - Trẻ nhập vai chơi và biết thể hiện đúng vai chơi.

- Rèn kĩ năng chơi nhóm, diễn đạt ngôn ngữ giao tiếp

- Phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng.

2. Chuẩn bị

- Đồ chơi nấu ăn, 1 số loại rau (quả) thật, bánh, kẹo, hoa, cây, các loại rau - quả đồ chơi.

3. Tiến hành

- Hát: Em yêu cây xanh, trò chuyện về chủ đề, trẻ thoả thuận góc chơi, nội dung chơi.

- Cô gợi ý và hướng dẫn trẻ chơi " cửa hàng ăn uống" nấu các món ăn theo yêu cầucủa khách để phục vụ khách hàng, mời khách niềm nở.

- Cô bao quát và gợi ý cho nhóm chơi" cửa hàng bán rau - quả" cần giới thiệu tên các loại rau, quả của cửa hàng cho khách, biết mời chào và cảm ơn khách hàng.

- Nhận xét vai chơi của trẻ

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh 1: Một số loại cây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 13/ 12/ 2011.
1. Đón trẻ
- Cô đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định
- Cô vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng, đồ chơi và các vật liệu khác
2. Thể dục buổi sáng.
- Tập theo lời bài hát'' Em yêu cây xanh''.
- Trò chơi: Gieo hạt, nảy mầm
3. Điểm danh
- Động viên trẻ đi học đều.
- Cho trẻ tự nhận ra tên bạn nghỉ học.
4. Hoạt động có chủ đích
Phát triển nhận thức
Đếm đến 8. Nhận biết các nhóm có số lượng là 8. 
Nhận biết số 8
I. Yêu cầu
- Trẻ đếm đến 8. Nhận biết các nhóm có số lượng là 8. Nhận biết số 8
- Trẻ biết tạo nhóm và so sánh 2 nhóm có số lượng là 8
- Rèn kĩ năng đếm đúng đối tượng
- Giáo dục trẻ bảo vệ cây cối, vệ sinh môi trường
II. Chuẩn bị.
- Mỗi trẻ 8 hạt gấc, 8 bông hoa
- Thẻ chấm tròn có số lượng 6, 7, 8
 III. Tiến hành.
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
Hoạt động1: Luyện tập nhận biết nhóm có số lượng là 8
- Cô cho 2- 3 nhóm có 8 bạn lên biểu diễn bài: Em yêu cây xanh
- Cho trẻ đếm số bạn trong nhóm
- Cô cho cả lớp hát bài: Em yêu cây xanh
- Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây xanh
Hoạt động 2: Tạo nhóm có số lượng 8, đếm đến 8, nhận biết số 8
- Cho trẻ xếp tất cả 8 hạt gấc ra. Lấy 7 bông hoa ra và để dưới mỗi hạt gấc một bông hoa.
+ cho trẻ nhận xét số hạt gấc và số bông hoa
+ Muốn hai nhóm bằng nhau làm thế nào?
- Muốn số hoa bằng số hạt gấc thì phải làm thế nào?
+ Cho trẻ lấy thêm 1 bông hoa
- Cho trẻ đếm 2 nhóm và so sánh số hạt gấc, số bông hoa ở 2 nhóm
- Cho trẻ tìm đặt thẻ số 8, đọc số, nhận xét đặc điểm số 8
- Cho trẻ viết số 8 trên không.
- Cho trẻ đếm và cất đồ chơi vào rổ.
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng gì có số lượng là 8
- Cho trẻ đếm
Hoạt động 3: Luyện tập
- Trò chơi: Về đúng nhà của mình
+ Cô cho trẻ thẻ số 4, 5, 6,7 ký hiệu số nhà tương tự thẻ số trẻ cầm, trẻ vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh trẻ về đúng nhà, ai sai phải nhảy lò cò
- Cô cho trẻ chơi
- Kết thúc cô nhận xét
- 2- 3 nhóm trẻ lên hát
- Cả lớp hát
- Trẻ xếp 8 hạt gấc, 7 bông hoa
- Trẻ so sánh
- Bớt 1 hạt gấc hoặc thêm 1 bông hoa
- Trẻ lấy thêm 1 bông hoa
- Trẻ đọc số, nhận xét đặc điểm
- Trẻ tìm và đếm
- Tìm về đúng nhà của mình
5. Hoạt động ngoài trời
Làm đồ dùng, đồ chơi từ lá bàng
TCVĐ: Cây cao cỏ thấp
Chơi với đồ chơi ngoài trời
a. Yêu cầu
- Trẻ biết nhặt những chiếc lá bàng rụng rửa sạch để làm đồ dùng, đồ chơi:
 cái mũ, cái bát, cái gầu, con trâu
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
b. Chuẩn bị
- Sân chơi bằng phẳng
- Lá bàng rửa sạch, tăm tre, dây buộc
c. Cách tiến hành
* Làm đồ dùng, đồ chơi từ lá bàng
- Cô dẫn trẻ ra sân ngồi thành vòng tròn, trò chuyện về cây bàng
- cô giới thiệu những mẫu đồ dùng đồ chơi làm từ lá bàng: cái gầu, cái mũ, con trâu...
- Giáodục trẻ biết tận dụng những chiếc lá rụng rồi rửa sạch để làm đồ chơi
- Trẻ thực hiện cô hướng dẫn
* TCVĐ: Cây cao, cỏ thấp
- Cô cho trẻ ngồi vòng tròn và chơi theo hiệu lệnh của cô
* Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ chơi.
6. Hoạt động góc
- Góc phân vai: nấu ăn
- Góc xây dựng: Xây nhà và vườn nhà
- Góc nghệ thuật: hát, múa về chủ đề
- Góc học tập: Làm sách
7. Vệ sinh ăn trưa
- Trẻ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn
8. Hoạt động chiều
- Cho trẻ nghe truyện: Cây tre trăm đốt
 - Chơi với đồ chơi của lớp
- vệ sinh, trả trẻ
a. Yêu cầu
- Trẻ nghe và hiểu được nội dung câu chuyện
- Trẻ biết đoàn kết trong khi chơi
- Giáo dục trẻ yêu quí và chăm sóc cây xanh
b. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ câu chuyện
- Đồ dùng, đồ chơi của lớp
c. Tiến hành
- Cô kể cho trẻ nghe và cho trẻ đoán tên truyện
- Trò chuyện về nội dung câu chuyện
- Giáo dục trẻ thật thà, chăm chỉ, tốt bụng
- Trẻ về các góc chơi lấy đồ dùng chơi theo ý thích
* Vệ sinh, trả trẻ
9. Nhận xét cuối ngày
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 14/ 12/ 2011.
1. Đón trẻ
- Cô nhắc trẻ chào hỏi và cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.
- cho trẻ về các góc chơi
- động viên phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu để cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi.
2. Thể dục buổi sáng
- Chỉnh đội hình đội ngũ cho trẻ
- Cho trẻ chơi trò chơi
3. Điểm danh
- Cô động viên trẻ đi học đều.
4. Hoạt động có chủ đích
Phát triển thể chất
Chuyền bắt bóng qua đầu chạy chậm 120m
I. yêu cầu
- Trẻ khéo léo chuyền bóng bằng 2 tay qua đầu không làm rơi bóng
- Trẻ chạy đều, chạy chậm, chạy được đến đíh
- Rèn sự khéo léo, sức bền
- Giáo dục trẻ tính kiên trì trong hoạt động
II. Chuẩn bị
- 2 quả bóng
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Khởi động
- Cô cầm xắc xô cho trẻ chạy theo vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy nhanh, chạy chậm... sau đó về đội hình hàng dọc theo 3 tổ.
- Cho trẻ xếp thành hai hàng dọc, điểm số 1-2 rồi chuyển thành 4 hàng ngang.
Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- ĐT tay: Hai tay đưa ra phía trước, gập trước ngực
- ĐT chân: Bước khuỵu 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng
- ĐT bụng: Đứng quay người sang hai bên
- ĐT bật: Bật tiến về phía trước
b. Vận động cơ bản
- Cho trẻ đứng thành đội hình 2 hàng dọc
- Cô giới thiệu tên vận động và tập mẫu cho trẻ quan sát kết hợp phân tích động tác.
* Chuyền bắt bóng qua đầu
- Cô hướng dẫn trẻ, cô phân tích động tác: cho trẻ đứng 2 hàng dọc, trẻ đứng đầu hàng chuyền bóng bằng 2 tay qua đầu cho trẻ đứng sau, trẻ đứng sau đón bằng 2 tay và chuyền tiếp qua đầu cho trẻ đứng sau
- Cô cho 6 trẻ lên tập mẫu
- Hỏi trẻ nói lại cách tập.
- Trẻ thực hiện
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ.
* Chạy chậm 120m
- Bài tập rèn sức bền, tổ chức cho từng tổ chạy một lượt, lần chạy đầu cô chạy cùng với trẻ và luôn chạy trước để nhắc trẻ chạy vừa pải không chạy nhanh quá, không chen nhau trong khi chạy.
- Lần 2 cô cho trẻ chạy chậm 120m và lên trồng cây giúp bác làm vườn
- Kết thúc kiểm tra xem đội nào trồng được nhiều cây hơn
- Cô động viên trẻ
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cô cùng trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 vòng, hát bài: Em yêu cây xanh
- Trẻ chạy theo hiệu lệnh
- Điểm số và xếp hàng
- Trẻ tập cùng cô
- Trẻ quan sát
- 6 trẻ lên tập
- Cả lớp thực hiện
- Trẻ chạy theo tổ
- Thi đua giữa 2 tổ
- Vận động nhẹ nhàng
5. Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: quan sát thời tiết
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
Chơi với đồ chơi ngoài trời
a. Yêu cầu
- Trẻ nhận xét bầu trời, thời tiết 
- Trẻ biết mặc trang phục phù hợp thời tiết
- Hứng thú tham gia trò chơi
b. Chuẩn bị
- Sân sạch sẽ 
- địa điểm chơi cho trẻ
c. Tiến hành
* Quan sát thời tiết
- Trò chuyện về thời tiết trong ngày
- cho trẻ chơi trò chơi: trời nắng, trời mưa
- Giáo dục trẻ mặc trang phục phù hợp thời tiết
* Trò chơi: mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 4- 5 lần.
* Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm, tách những trẻ nghịch ra các nhóm khác nhau, đảm bảo an toàn cho trẻ
- Cô kiểm tra sĩ số cho trẻ đi rửa tay vào lớp.
6. Hoạt động góc
- Cô hướng dẫn trẻ chơi liên kết giữa các góc.
7. Vệ sinh ăn trưa
- Trẻ kê bàn, ngồi đúng tổ
- Cô động viên trẻ ăn hết xuất
- Cô nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh trong ăn uống.
8. Hoạt động chiều
Phát triển ngôn ngữ
Truyện: Cây tre trăm đốt
I. Yêu cầu
- Trẻ nhớ tên truyện và các nhân vật trong truyện
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện và biết đánh giá nhân vật trong truyện
- Biễn diễn đạt ý hiểu của mình
- Trẻ học đức tính tốt của anh nông dân
 II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát tranh
- Cô cho trẻ hát bài: Em yêu cây xanh
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ cây tre, hỏi trẻ: Bức tranh vẽ gì? Các con kể tên các đồ dùng làm bằng tre
- Các con ạ, cây tre còn giúp anh nông dân nghèo lấy được vợ, đòi lại công bằng cho mình. Muốn biết diễn biến câu chuyện như thế nào các con cùng lắng nghe cô kể và thử đặt tên truyện nhé.
Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể lần 1: cô kể diễn cảm
- cô kể lần 2: Kết hợp hình ảnh minh hoạ
- Lần 3 cô tóm tắt nội dung câu chuyện
Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu nội dung truyện
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Lão nhà giàu là người thế nào?
- Còn anh nông dân có đức tính gì?
- Tại sao anh nông dân lại đến làm việc cho lão nhà giàu
- Ai đã giúp đỡ anh nông dân, giúp như thế nào?
- Cuối cùng lão nhà giàu bị trừng trị ra sao?
- Anh nông dân như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ 
Hoạt động 4: Thi xem ai nhanh
- Cô chia lớp thành 2 tổ, nhiệm vụ mỗi trẻ bật qua 5 chiếc vòng lên lấy đốt tre về giúp anh nông dân
- Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- 2 trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời các câu hỏi 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thi đua 
- ôn các chữ cái đã học
- Trẻ chơi theo ý thích ở các góc.
- Bình cờ, nêu gương bé ngoan.
- Vệ sinh cá nhân, trả trẻ.
9. Nhận xét cuối ngày
................................................................................................................................
................................................................................................................................
.....................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_the_gioi_thuc_vat_chu_de_nha.doc