Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Bài "Ếch con qua suối"

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết bật xa, biết một số đặc điểm của con ếch, biết hát bài “Chú ếch con”.

- Kĩ năng: Trẻ biết cách bật đúng tư thế rơi xuống bằng hai chân, chơi tốt trò chơi “Ếch con qua suối”.

- Thái độ: Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia các hoạt động, giáo dục lòng yêu thích động vật.

II. Chuẩn bị:

- Nhạc bài hát “Chú ếch con”.

- Vật liệu mở: giấy, báo để trẻ làm dụng cụ bật qua.

- Trống lắc.

III. Phương pháp:

- Trực quan(cô làm mẫu).

- Giải thích.

- Luyện tập, trò chơi

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Bài "Ếch con qua suối", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
˜&™
GIÁO ÁN 
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT 
Trọng tâm: Phát triển thể chất
ĐỀ TÀI:
Môn tích hợp: Giáo dục âm nhạc: “Chú ếch con”
Phát triển nhận thức: trẻ biết một vài đặc điểm của chú ếch.
GVHD: Trương Kim Vui
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Lớp: CĐSP Mầm Non 08A
Độ tuổi: Lớp Mầm
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Trẻ biết bật xa, biết một số đặc điểm của con ếch, biết hát bài “Chú ếch con”.
- Kĩ năng: Trẻ biết cách bật đúng tư thế rơi xuống bằng hai chân, chơi tốt trò chơi “Ếch con qua suối”.
- Thái độ: Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia các hoạt động, giáo dục lòng yêu thích động vật.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “Chú ếch con”.
- Vật liệu mở: giấy, báo để trẻ làm dụng cụ bật qua.
- Trống lắc.
III. Phương pháp:
- Trực quan(cô làm mẫu).
- Giải thích.
- Luyện tập, trò chơi.
IV. Tiến hành:
¶Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu:
-Đố về chú ếch:
“Con gì mồm rộng mắt to
Tiếng kêu ồm ộp vang xa khắp đồng?”
-Cô cùng trẻ đàm thoại:
+Con ếch sống ở đâu?
+Con ếch đẻ trứng hay đẻ con?
1-Khởi động:
Cô cho trẻ hát theo nhạc bài “Chú ếch con” kết hợp cho trẻ đi các kiểu chân: Đi thường àĐi kiểng gót àđi thường à đi bằng gót chân à đi thường à chạy chậm à chạy nhanh à chạy chậm à chuyển đội hình 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
¶Hoạt động 2: “Bé tập làm chú ếch con” 
2-Trọng động:
 a)Bài tập phát triển chung (kết hợp với nhạc) bài hát “ Chú ếch con”
+ Động tác tay - vai: tay đưa ra trước, ra sau (2 lần x 4 nhịp).
+ Động tác chân: ngồi xỏm, đứng lên (2 lần x 4 nhịp).
+ Động tác bụng-lườn: chân đứng rộng bằng vai, cúi người về phía trước tay chạm ngón chân (2 lần x 4 nhịp).
+ Động tác bật: bật tiến về phía trước (4 lần x 4 nhịp).
b)Bài tập phát triển vận động cơ bản:
-Xem hoạt cảnh:
	Một trẻ đóng vai làm ếch con di dạo trong khu rừng, chú nhìn thấy con suối nhỏ, chú liền thích thú bật qua con suối.
-Cô đàm thoại với trẻ:
+Con thấy bạn ếch qua suối bằng cách nào?
- Cô làm mẫu và giải thích:
-Tư thế chuẩn bị: hai chân đứng trước vạch chuẩn, hai tay đưa về phía trước, lòng bàn tay sấp, khi có hiệu lệnh chân khuỵu gối, bật qua vạch phía trước, rơi xuống bằng hai chân.
- Cô mời 1 trẻ thực hiện lại.
- Cô cho trẻ tạo hình bằng vật liệu mở làm dụng cụ để trẻ bật quaàTrẻ vo giấy để xếp hình tròn, hình con suối, bông hoa. Cho trẻ bật tự do.
- Với dụng cụ bật ở trên, cô điều khiển lần lượt 3 trẻ thực hiện.
- Cho 1,2 trẻ khá lên thực hiện lại.
- Cho 2 trẻ ngồi đối diện chạm chân vào nhau tạo khoảng cách cho các trẻ còn lại bật qua.
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ.
 c. Trò chơi vận động“Ếch con qua suối” 
- Luật chơi: bật qua con suối, lấy 1 con tôm hoặc 1 con cá chạy về bỏ vào rổ rồi chạm tay bạn.
-Cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội: đội ếch xanh và đội ếch nâu.Bạn đầu tiên bật qua suối chọn 1 con cá hoặc 1 con tôm chạy về bỏ vào rỗ rồi chạm tay bạn kế tiếp,khi kết thúc bài hát . Đội nào lấy nhiều tôm cá nhất là đội chiến thắng.
 -Cô bao quát trẻ chơi ( chơi 2 lần).
- Cho trẻ đi 1, 2 vòng tròn.
3-Hồi tĩnh “Uống nước chanh”
-Nhận xét – tuyên dương kết thúc tiết học.
NHÓM 3
Nguyễn Thị Dạ Lý
Nguyễn Thị Kim Lan
Nguyễn Thị Thuý An
Nguyễn Thị Hồng Ân
Trần Thị Kiều
Đinh Thị Diễm Trinh
Huỳnh Thị Hồng Lan
Huỳnh Thị Kim Thoa
Phan Kim Anh
Ông Thị Phi Loan

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_the_gioi_dong_vat_de_tai_bai.doc