Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Quê hương-Hà Nội-Bác Hồ - Nguyễn Thu Trang

* Cô đón trẻ ở cửa lớp; nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân và chơi tự do theo nhóm trong góc.

* Thể dục: Tập bài PTC ( khuyến khích trẻ tập theo nhạc)

- Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạy chậm về hàng dọc .

- Trọng động: + Hô hấp: Thổi bóng bay

 + Tay: tay đưa ngang gập tay sau gáy.

 + Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục.

 + Bụng: Đứng cúi gập người phía trước.

 + Bật: Bật tách chụm chân.

- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi theo hàng lên lớp.

* Trò chuyện về chủ đề khám phá: Cô trò chuyện với trẻ về Đông Anh quê hương bé:

+ Con sống ở thôn, xã nào? Huyện nào?

+ Con biết gì về huyện Đông Anh?

+ Đông Anh quê mình có những di tích lịch sử nào?

 

doc17 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Quê hương-Hà Nội-Bác Hồ - Nguyễn Thu Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(+ Gióng đã đánh tan quân giặc đoàn quân chiến thắng trở về. Gióng cưỡi ngựa qua làng Phù Đổng, dừng chân ở núi Sóc Sơn, quay nhìn 4 phía quê hương, vái tạ mẹ già, rồi cả người và ngựa bay về trời. Để nhớ ơn ông Gióng đã có công đánh giặc cứu nước nhân dân ta đã lập đền thờ ông Sóc Sơn)
- Qua câu chuyện các con học tập được điều gì?
 * GD trẻ biết yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền đánh giặc của nhân dân ta.
- Cô cho trẻ nghe lại câu chuyện qua đĩa CD. 
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học. 
 Thời gian
Tên HĐ
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Lưu ý
Thứ ba
17/4/2012
HĐHLQVT: Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số
lượng trong phạm vi 10
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng, vị trí giữa 2 số tự nhiên trong phạm vi 10. 
- Trẻ biết thêm, bớt tạo nhóm trong phạm vi 10.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng đếm đến 10, nhận biết chũ số 10. 
- Rèn kỹ năng thêm bớt trong phạm vi 10 cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú học tập, từ đó có ý thức học tập.
1. Đồ dùng
* Đồ dùng của cô
- 10 lọ, 10 bông hoa
 Thẻ số 7, 8, 9, 10.
- Các nhóm củ, quả, rau, nhà cây, ô tô. có số lượng 10 hoặc ít hơn 10. – Bài giảng điện tử. 
* Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ có 10 lọ, 10 bông hoa
- Thẻ số 1- 10.
2. Địa điểm 
- Trong lớp.
1 ổn định tổ chức, giới thiệu bài: 
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: kéo cưa lừa xẻ
- Cô giới thiệu bài
2 Dạy nội dung chính : 
*Ôn đếm đến 10, ôn chữ số 10.
- Cô cho cá nhân trẻ ( 5 trẻ)tìm các nhóm đồ vật có số lượng tương ứng với thể số của trẻ. Cho cả lớp đếm kiểm tra.
*Thêm bớt tạo nhóm có số lượng là 10.
- Cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ.
- Cô cho trẻ lấy 10 lọ xếp thành hàng ngang từ trái sang phải( Cho trẻ đếm)
- Lấy 9 bông hoa xếp vào mỗi lọ là 1 bông.
- Cho trẻ đếm số lượng từng nhóm và lấy chữ số tương ứng
- Cho trẻ(so sánh 2 nhóm = kết quả đếm) nhận xét nhóm lọ và nhóm hoa nhóm nào nhiều hơn , nhiều hơn là bao nhiêu? nhóm nào ít hơn, ít hơn là bao nhiêu?
+10 lọ như thế nào so với 9 hoa? Nhiều hơn là mấy?
+ Số 10 như thế nào so với số 9? Số 10 đứng ở phía nào của số 9? ( số 10 đứng sau số 9, số 10 số liền sau số 9)
+ 9 hoa như thế nào so với 10 lọ? ít hơn là mấy?
+ Số 9 như thế nào so với số 10? Số 9 đứng ở phía nào của số 10? ( đứng trước, số 9 là số liền trước số 10).
- Cô khái quát lại.
- Muốn cho số quả táo và quả cà chua bằng nhau ta làm như thế nào?
( Thêm hoặc bớt)
+ Muốn cho 2 nhóm có số lượng là 10 ta làm ntn?(9 thêm 1 bằng 10).
- Lần lượt cho trẻ bớt đi 2 hoa và so sánh số lượng, tạo mối quan hệ nhiều hơn, ít hơn, lớn hơn, nhỏ hơn giữa 8 và 10; 
3. Ôn luyện, kết thúc
* Ôn luyện :
- TC 1: Thi xem ai nhanh.
+ Chia trẻ làm 3 đội thi đua xem đội nào lên thêm, bớt cho đúng các nhóm số lượng đúng với số cho trước. Đội nào tìm nhanh và đúng sẽ thắng cuộc. Chơi theo luật tiếp sức.
- TC 2: Cho trẻ chơi “Tìm người láng giềng”
+ Mỗi trẻ cầm 1 thẻ chữ đi vòng tròn khi có hiệu lệnh thì trẻ phải nhảy vào vòng tròn. Cô cầm thẻ số đi ở trong vòng tròn.
VD: cô cầm thẻ số 9 và yêu cầu tìm số nhỏ hơn số 9.Những trẻ có số nhỏ hơn số 9 thì nhảy vào trong vòng tròn.( Cho trẻ chơi 2 – 3 lần)
* Kết thúc: Cô nhận xét khen động viên trẻ.
 Thời gian
Tên HĐ
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Lưu ý
Thứ tư
18/4/2012
HĐKP:
Đông Anh quê hương bé.
1. Kiến thức
- Trẻ biết Đông Anh là một huyện anh hùng của thủ đô, là nơi trẻ đang sống.
- Trẻ biết Đông Anh có di tích lịch sử Đền Cổ Loa, đền Sái, cây đa Bác Hồ; một số nghề truyền thống: thủ công mỹ nghệ (Liên Hà), Bún (Mạch Tràng), Rau sạch (Vân Nội).
2. Kỹ năng:
 - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, kỹ năng quan sát và ghi nhớ.
- Rèn kỹ năng nói đủ câu cho trẻ.
3. Thái độ
+ Trẻ hứng thú hoạt động.
+ Giáo dục trẻ yêu và tự hào về quê hương Đông Anh.
- Có ý thức trở thành người có ích cho quê hơng đất nước 
1. Đồ dùng
*Đồ dùng của cô
- Các hình ảnh về dền Cổ Loa, đền Sái, cây đa Bác Hồ, làng nghề truyền thống( Liên hà), bún Mạch Tràng, rau sạch Vân Nội
- Bài giảng điện tử .
* Đồ dùng của trẻ:
- Các mảnh tranh ghép của 3 bức tranh: cây đa Bác Hồ, làng nghề thủ công mỹ nghệ Liên Hà, đền Cổ Loa.
2. Địa điểm
- Trong lớp.
1. ổn định tổ chức, giới thiệu bài: 
- Cho trẻ nghe đoạn thơ nói về Đông Anh. Các con vừa nghe đoạn thơ nói về địa danh nào? 
- Đông Anh là một huyện anh hùng. Thế nhà con ở xã nào của Đông Anh? 
- Con còn biết xã nào của Đông Anh nữa?
- Hôm nay cô mời các con cùng đi thăm quê hơng Đông Anh qua những thước phim cô sưu tầm được nhé!
2. Dạy nội dung chính:
* Hướng dẫn trẻ cùng khám phá:
- Cho trẻ cùng xem hình ảnh về đền Cổ Loa:
+ Con có biết đây là đâu không ?
+ Thế ai biết gì về đền Cổ Loa ?
+ Đây là những hìn ảnh gì của đền Cổ Loa?( Cô giới thiệu khái quát về đền Cổ Lao)
- Cho trẻ xem hình ảnh cánh đồng lúa
+ Các con vừa xem hình ảnh gắn liền với nghề gì?
+ Ai có bố mẹ làm nghề nông?
+ Ngoài nghề nông ra bố mẹ con còn làm gì nữa? (cho trẻ xem hình ảnh về nghề phun sơn làm giường tủ)
+ Cho trẻ xem thêm về mô hình trồng rau sạch của xã Vân Nội.
- Ngoài những nơi mà cô vừa giới thiệu con còn biết những nơi nào của Đông Anh nữa? (đền Sái, cây đa Bác Hồ, bún Mạch Tràng, khu công nghiệp Bắc Thăng Long)
* Giáo dục:
- Ai cũng có 1 quê hương, các con hãy cố gắng ngoan và chăm chỉ học giỏi để sau này trở thành người có ích cho đất nước. 
3. Ôn luyện, kết thúc: 
* Ôn luyện:
- Trò chơi 1: “Thi xem đội nào nhanh”: 
+ Chia làm 3 đội, thi xem đội nào nhanh xếp đúng các mảnh ghép đẻ tạo thanhg 1 bức tranh đúng.
- Trò chơi chơi theo luật tiếp sức. Thời gian là 1 bản nhạc.
* Kết thúc: 
- Nhận xét giờ học.
 Thời gian
Tên HĐ
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Lưu ý
Thứ năm
19/4/2012
H. Đ. H.
LQCC.
Làm quen với chữ cái v- r
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết và phan biệt được các chữ cái v - r.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng phát âm các chữ cái v- r thông qua các trò chơi.
- 
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, qua đó trẻ có nề nếp trong học tập, và ý thức đoàn kết trong khi chơi.
1. Đồ dùng:
* Đồ dùng của cô:
- Tranh tháp rùa và văn miếu có từ : phong lan, cây quất.
- Thẻ chữ p- q in thường, viết thường, in hoa.
- 4 bức tranh hoa hồng, hoa phong lan, cây quất, hoa loa kèn. 
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ có thẻ chữ cái: h, k, p, q
2. Địa điểm:
- Lớp học của trẻ
1. Ôn định, giới thiệu bài: 
- Cô cho trẻ hát và vận động theo bài "Lý cây xanh".
- Chúng mình vừa hát bài hát gì? Bài hát nhắc đến điều gì?
- Con biết những cây gì? Cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ ngồi và cùng cô đến với hình ảnh về một số loại cây nhé.
2.Dạy nội dung chính: Làm quen chữ p,q.
*Làm quen với chữ p
- Cô cho trẻ xem hình ảnh " hoa phong lan". Cho trẻ đọc từ: hoa phong lan dưới tranh . Cô cho trẻ tìm và đọc chữ đã học.
- Cô giới thiệu chữ p.
- Cô phát âm mẫu: 3 lần.
- Cả lớp đọc ( 3lần) "Tổ đọc ( 3 tổ) "Cá nhân đọc (1/2 số trẻ đọc) Cả lớp đọc lại. Cô cho trẻ liên hệ tạo chữ p từ bộ phận cơ thể.
- Cô giới thiệu chữ "p " viết thường. Các con nhìn thấy chữ p viết 
thường ở đâu? Cô GT: Chữ p in thường và p viết thường có cách viết khác nhau nhưng đều được đọc là p. Cô cho cả lớp đọc lại.
Cho cả lớp đứng lên hát bài:”” 
*Làm quen chữ q: - Cô cho trẻ đến với hình ảnh " Cây quất".
 - Cho trẻ đọc từ dưới tranh.- Cô GT chữ " q " trong từ " Cô đọc mẫu" Cả lớp đọc ( 3 lần), tổ đọc ( 3 tổ), cá nhân đọc ( 12 trẻ đọc), Cả lớp đọc lại)
- Cô giới thiệu chữ q tương tự nh chữ p.
* Củng cố: Cô vừa giúp các con làm quen chữ gì?
- Cô cho trẻ đọc nhanh chữ p, q xuất hiện và biến mất.
3. Ôn luyện, kết thúc: 
* Ôn luyện
TC1: Thi ai nhanh.
 Lần 1: Trẻ tìm, giơ và đọc to chữ cái theo yêu cầu của cô. 
- TC2: Về đúng vườn: Cô treo 4 bức tranh( cây hoa phong lan, cây quất), cây hoa hồng, cây hoa hoa loa kèn, và cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ "p" hoặc "q", h, k. Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh" Về đúng vườn" trẻ phải chạy về vườn cây mà tên loại cây có chứa chữ cái giống thẻ chữ của mình. ( Trẻ chơi 2 lần và đổi thẻ cho nhau)
* Kêt thúc: Cô nhận xét và cho trẻ cất đồ dùng. 
Thơi gian
Hoạt động
Muc tiêu- yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Lưu ý
Thứ 6
(29/4/2011)
Hoạt động học LQCV:
Làm quen vơi chữ 
r v
1.Kiến thức:
- Trẻ biết nhận biết phân biệt và phát âm chính xác chữ cái r v.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ.
- Rèn kỹ năng sử dụng chuột thành thạo cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú với giờ học. 
Bài giảng điện tử. Vi tính, máy chiếu.
- Thẻ chữ cái s x r v và cho mỗi trẻ.
- Nhạc bài hát yêu Hà Nội
1. ổn định, giới thiệu bài:
- Cô và trẻ vận động theo bài “Yêu Hà Nội”. Trò chuyện: Các con vừa hát bài gì? Trong bài hát có nhắc đến những noi nào?
2. dạy nội dung chính:
* Cô giúp trẻ làm quen lần lượt các chữ cái.
+ Chữ v: 
- Cô giới thiệu hình ảnh “Văn miếu”. 
 Cô đọc từ “Văn miếu” dưới tranh. Trẻ đọc từ dưới tranh và phát hiện chữ cái đã học. 
- Cô giới thiệu chữ “v” và phát âm mẫu, trẻ đọc theo cô. Cho trẻ đọc tập thể, đọc theo tổ, mời nhiều cá nhân đọc. Cho trẻ quan sát và nhận xét về chữ “v”. Cô củng cố lại về đặc điểm và cấu tạo của chữ “v”. Cô giới thiệu chữ “v” in hoa và viết thường cho trẻ đọc. 
+ Chữ “r” : Cô giới thiệu hình ảnh “Tháp rùa”. 
 Cô đọc từ khóa, cho trẻ đọc theo cô. Trẻ phát hiện chữ cái đã học. 
- Cô giới thiệu chữ “r” và phát âm mẫu. 
- Cho trẻ phát âm theo cô. Cho trẻ phát âm theo tập thể, mời tổ, mời bạn nam, bạn nữ, mời nhiều ca nhân phát âm.
- Cho trẻ nhận xét đặc điểm chữ r
- Cô giới thiệu chữ “r” in hoa và viết thường cho trẻ đọc. 
3. Ôn luyện, kết thúc:
- Trò chơi: Thi xem ai nhanh.
Trẻ chọn thẻ chữ theo hiệu lệnh của cô. 
- “Tìm về đúng nhà”. Trẻ cầm thẻ chữ vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lênh về đúng nhà có cùng thẻ chữ cầm trên tay. Nêu sai sẽ phải nhảy lò cò.
Kết thúc:
 Cô nhận xét giờ học
Thơi gian
Hoạt động
Muc tiêu- yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Lưu ý
Thứ 6
(29/4/2011)
Hoạt động học Âm nhạc:
+ Dạy hát 
“ Quê hương tươi đẹp”
+ Nghe: Trống cơm
+ Trò chơi: Ai đoán giỏi
1.Kiến thức:
- Trẻ biết hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát “Quê hư

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_que_huong_ha_noi_bac_ho_nguy.doc
Giáo án liên quan