Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Mùa hè

6. Tr ò chơi

 - Trò chơi âm nhạc: + Ai đoán giỏi

 - Trò chơi góc: + Góc phân vai: bán hàng, bác sĩ, gia đình.

 + Góc xây dựng: xây công viên

 + Góc nghệ thuật: Tô màu, xem tranh về mùa hè, hát, múa đọc thơ về mùa hè.

 + Góc học tâp: Tô màu sách toán, xem tranh truyện

 - Trò chơi vận động: Thỏ đổi chuồng, Bắt bướm, Gieo hạt, Mèo đuổi chuột, trời nắng trời mưa, Mèo và chim sẻ.

 - Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành, Dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, Kéo cưa lừa xẻ, con muỗi

 - Trò chơi mớí: " Vật chìm, Vật nổi"

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên - Chủ đề nhánh: Mùa hè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẻ
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi từng trò chơi
 - Mỗi trò chơi cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
 - Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi
Hoạt động 3:
 - Cô giới thiệu các nhóm chơi
 - Cho trẻ chọn nhóm chơi theo ý thích.
 - Cô bao quát chung và đảm bảo an toàn cho trẻ. 
 - Cô nhận xét buổi chơi cho trẻ vào lớp.
Đánh giá cuối ngày:	
Thứ 3 (21/042008)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 * Văn học: Truyện: Giọt nước tí xíu
I. Mục đích yêu cầu
 - Trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung chuyện, nhớ tên các nhân vật trong chuyện, trả lời được các câu hỏi đàm thoại theo trình tự câu chuyện.
 - Thông qua câu chuyện cung cấp kiến thức về hiện tượng bốc hơi nước, mưa, vì sao có mưa?
 - Củng cố kỹ năng hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
 - Giáo dục trẻ biết lợi ích của nước, bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị
 - Tranh minh hoạ cho nội dung chuyện.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Trò chuyện 
 - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Bốn mùa”.
 + Các con thấy thời tiết mùa hè ntn?( nắng, nóng bức...)
 + Mùa hè cần phải ăn mặc ntn?( Phải mặc quần áo mỏng, mát...)
 + Đặc biệt mùa hè thường hay có hiện tượng gì xảy ra?( Mưa rào, dông bão...)
-> GD trẻ cách bảo vệ sức khoẻ trong mùa hè. muốn biết vì sao lại có hiện tượng mưa, gió như vậy cô mời các con nghe cô kể câu chuyện “ Giọt nước tí xíu” thì sẽ hiểu.
Hoạt động 2: Kể chuyện “ Giọt nước tí xíu”
 - Lần 1: Cô kể diễn cảm thể hiện được giọng điệu của các nhân vật.
 - Lần 2: Cô kể kết hợp tranh minh hoạ.
Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn.
 + Hỏi trẻ tên chuyện, các nhân vật trong chuyện?
 + Câu chuyện nói về ai?( giọt nước Tí Xíu, ông mặt trời). Quê hương của tí xíu ở đâu?( Ở biển cả, ao hồ, sông suối...)
-> Cô chốt lại: “ Tí Xíu” chính là một giọt nước, quê hương họ hàng của Tí Xíu ở khắp mọi nơi....Trong những ngày biển lặng Tí Xíu cùng các bạn sống vui vẻ, chan hoà bên nhau dưới những tia nắng mặt trời....
	Trích : Từ đầu đến... nắng chan hoà”
 + Ông mặt trời đã gọi tí xíu ntn? (Tí Xíu ơi! Cháu có đi với Ông không...)
 + Tí xíu nói gì với ông Mặt Trời? (Đi làm gì ạ)
 + Ông cười và nói với tí xíu điều gì? (Trên mặt đất thiếu gì việc)
 + Tí xíu nghĩ mình ko bay được vì sao? (Tí Xíu nghĩ mình là một giọt nước không thể bay lên được)
 + Lần này ông mặt trời nói gì với Tí Xíu? (Ông sẽ làm cho cháu biến thành hơi)
 + Ông mặt trời đã làm như thế nào để Tí Xíu biến thành hơi? (Ông vén mây chiếu ánh sáng xuống biển)
 + Tí Xíu chào biển cả như thế nào? (Chào mẹ, con đi...)
-> Cô chốt lại.Tí Xíu được ông mặt trời chiếu sáng làm Tí Xíu biến thành hơi chào biển cả nhập bọn cùng với các bạn bay lên trời đi làm mưa.
	Trích: “ Chợt có tiếng ông mặt trời..... Tí Xíu từ từ bay lên”
 + Tí xíu và các bạn cảm thấy ntn khi có cơn gió lạnh thổi đến? (Mát quá, mát quá)
 + Khi bị rét, lạnh tí xíu và các bạn ntn? Các bạn xích lại gần nhau thành một khối đông đặc)
 + Khi các bạn xích lại gần nhau trên bầu trời có tiếng gì vang lên?( có tiếng sét đinh tai vang lên)
-> Cô chốt lại: Tí Xíu cùng với các bạn bay lên cao gặp gió lạnh biến thành những giọt nước trong vắt, chúng thi nhau ào ào tuôn xuống đất tạo thành mưa.
	Trích: Đoạn còn lại
 + Qua câu chuyện chúng mình biết được hiện tượng gì? (Hiện tượng mưa)
* Giáo dục trẻ: Biết được lợi ích của nước, giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
Hoạt động 4: Trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”
- Cô dẫn dắt giới thiệu trò chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2, 3 lần
- Động viên, khuyến khích trẻ chơi.
Kt: Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”ra chơi nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát có mục đích: Dừa cảnh 
Trò chơi: Mèo đuổi chuột + Gieo hạt
Chơi tự do: Phấn, khối, lá cây, sỏi...
I. Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết tên cây, một vài đặc điểm chính của cây dừa cảnh, biết lợi ích của cây.
 - Trẻ hứng thú chơi trò chơi, chơi đoàn kết.
 - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây.
II. Chuẩn bị:
 - Địa điểm quan sát: Sân trường sạch sẽ.
 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng
 - Một số đồ chơi mang theo.
 - Mũ mèo, mũ chuột
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát cây dừa cảnh
 - Cô dẫn trẻ ra sân, tới gần cây dừa cảnh gợi ý để trẻ quan sát.
 + Đây là cây gì?
 + Cây dừa cảnh có những đặc điểm gì?
 + Trồng cây dừa cảnh để làm gì? 
 + Muốn cho cây tốt chúng mình phải làm gì?
-> Cô củng cố lại: Tên cây, đặc điểm, cách chăm sóc và bảo vệ cây
Hoạt đông 2: Trò chơi: Gieo hạt + Mèo đuổi chuột
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi từng trò chơi
 - Mỗi trò chơi cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
 - Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi
Hoạt động 3:
 - Cô giới thiệu các nhóm chơi
 - Cho trẻ chọn nhóm chơi theo ý thích.
 - Cô bao quát chung và đảm bảo an toàn cho trẻ. 
TRÒ CHƠI MỚI (Trò chơi học tập)
 Vật chìm, vật nổi
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết cách chơi, hứng thú chơi trò chơi.
 - Kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
II. Chuẩn bị:
 - Một chậu nước
 - Một số vật nổi trong nước: ( Bóng nhựa, cốc nhựa, xốp, quả nhựa...)
 - Một số vật chìm trong nước: (Đinh, Thìa nhôm., sỏi, cốc sứ...)
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Gợi mở, giới thiệu tên trò chơi
 - Cô cho trẻ quan sát, kể tên các đồ dùng mà cô đã chuẩn bị.
 - Cô cùng trẻ trò chuyện về những vật liệu đã làm ra đồ dùng đó.
 - Cô cùng trẻ phỏng đoán xem vật gì chìm, vật gì nổi.
Muốn biết được vật nào sẽ chìm vật nào nổi trong nước. Cô cùng các con hãy chơi trò chơi: " Vật chìm, Vật nổi"
Hoạt động 2: Giới thiệu cách chơi:
 - Cô có chậu nước, muốn biết chính xác vật nào sẽ chìm, vật nào sẽ nổi, thì cô sẽ lần lượt thả các vật đó vào nước. sau đó cô sẽ xếp chúng thành 2 phần theo dấu hiệu: " Chìm, nổi"
Hoạt động 3: Cô chơi mẫu:
 - Cô thí nghiệm thả lần lượt thả một số vật vào nước
 - Cô vừa thả, vừa cho trẻ nói tên đồ vật. Sau đó cô nhặt và chia làm 2 phần: đồ vật chìm, đồ vật nổi.
Hoạt động 4: Tổ chức cho trẻ chơi
 - Cô gọi một số trẻ lên làm thí nghiệm:
 - Một số trẻ lên chọn những vật chìm thả vào nước
 - Một số trẻ lên chọn những vật nổi thả vào nước.
 - Vớt những vật nổi để ra 1 bên, vớt những vật chìm để ra 1 bên.
 - Những đồ vật làm bằng chất liệu gì sẽ nổi? Vì sao?
 - Những đồ vật làm bằng chất liệu gì sẽ chìm? Vì sao?
* Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
Kết thúc: Cô nhận xét và cho trẻ hát bài: " Tập rửa mặt" rồi ra ngoài.
Đánh giá cuối ngày:	
Thứ tư ngày (20/ 04/ 2009) 
 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
KPKH: Quan sát các nguồn nước, ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày trong thực tế và qua tranh ảnh. 
I.Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết về 1 số nguồn nước. Biết ích lợi của nước đối với đời sống con người, đối với động vật và cây cối.
 - Cô cung cấp cho trẻ hiểu hiện tượng ngày và đêm 
 - Trẻ biết được 1 số hiện tượng thiên nhiên
 - Củng cố kỹ năng hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”
 - Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước
II.Chuẩn bị
 - Tranh vẽ về 1 số nguồn nước, ánh sáng
III.Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Trò chuyện
 - Cô giả làm mưa gây hứng thú cho trẻ cô dẫn dắt cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
 - Trò chuyện về nội dung bài hát
 - Gợi ý cho trẻ kể về một số nguồn nước mà trẻ biết (Nước máy, giếng, ao, hồ sông, suối...)
 - Tác dụng của nước đối với con người, cây cối, loài vật...
->Cô nhấn mạnh : Nước dùng để nấu cơm, tắm, giặt, uống... nước còn để tưới cây....
 Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá và cần thiết đối với đời sống con người và mọi vật xung quanh chúng ta. Nếu thiếu nước cỏ cây, con vật sẽ chết dần chết mòn và thiếu nước thì con người sẽ không sống được.
 + Theo các con chúng mình cần sử dụng và bảo vệ nguồn nước ntn?
 - Cô nhấn mạnh: “ Sử dụng nguồn nước tiết kiệm và đủ lượng nước cần dùng, không làm tràn nước ra ngoài, không múc nước đổ đi, không được làm bẩn nguồn nước và sử dụng nước sạch. Khi các con uống nước phải uống nước đun sôi...
ngoài nước sạch mà chúng ta dùng hàng ngày còn có những nguồn nước khác hôm nay cô con mình cùng nhau khám phá về các nguồn nước.
Hoạt động 2: Quan sát tranh về các nguồn nước
* Tranh 1: Quan sát tranh vẽ người đang sử dụng nước giếng
 - Cô có bức tranh vẽ gì?
 - Nước giếng dùng để làm gì? (Trẻ kể)
 - Nước giếng là nguồn nước như thế nào?
-> Cô cung cấp cho trẻ biết nước giếng là nguồn nước sạch. Khi sử dụng nước giếng cần phải bảo về nguồn nước giếng bằng cách không được vứt rác xuống giếng và xung quanh giếng.
* Tranh 2: Quan sát tranh nguồn nước máy
( Cô đàm thoại với trẻ theo nội dung tranh vẽ)
* Tranh 3: Quan sát tranh nguồn nước ao
 - Cô xuất hiện tranh cho trẻ nêu nhận xét về nguồn nước trong bức tranh
 - Nước trong bức tranh là nguồn nước gì? (Nguồn nước bẩn) Vì sao con biết? 
 - Cô cung cấp cho trẻ hiểu nguồn nước ao là nguồn nước bẩn do con người vứt rác xuống, nước thải từ những cống, rãnh chảy xuống, lá cây ...rơi xuống
 - Chúng mình có sử dụng nước ao để ăn uống, tắm giặt không? Vì sao?
-> Giáo dục trẻ không sử dụng nguồn nước ao trong sinh hoạt hàng ngày mà nước ao chỉ dùng tưới cho cây.
* So sánh nguồn nước máy và nguồn nước ao
 + Giống nhau : Đều là các nguồn nước
 + Khác nhau: Nguồn nước máy là nước sạch
 Nguồn nước ao là nguồn nước bẩn
 -Theo các con chúng mình cần sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch ntn?
 - Cô nhấn mạnh: “ Sử dụng nguồn nước tiết kiệm và đủ lượng nước cần dùng, không làm tràn nước ra ngoài, không múc nước đổ đi, không được làm bẩn nguồn nước và luôn sử dụng nước sạch. Khi các con uống nước phải uống nước đun sôi...
* Tranh 4: Ngày và đêm
 - Cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối-trời sáng”
 - Cô hỏi trẻ ban ngày các con làm gì? (Trẻ đi học, vui chơi...)
 - Ánh sáng ban ngày như thế nào? (sáng, nhìn rõ mọi vật xung quanh)
 - Ban đêm các con làm gì? (ngủ)
 - Ban đêm như thế nào? (đen, tối )
 - Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ về ngày và đêm, đàm thoại theo nội dung tranh.
Hoạt động 3: Tưới cây
 Cho trẻ chơi “trời nắng trời mưa”Cô dẫn dắt cho trẻ đi tưới cây.
 Ho¹t ®éng ngoµi trêi
Quan s¸t cã chñ ®Ých: C©y ®u ®ñ
Trß ch¬i: Gieo h¹t

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_nuoc_va_hien_tuong_thien_nhi.doc