Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề nhánh I: "Ngày hội của cô giáo"

1.Kiến thức:

- Trẻ biết Bật xa 30cm, khi bật biết lấy đà để nhảy, trẻ biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng.

- Trẻ biết ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 là nhớ ơn các thầy cô giáo.

- Hiểu nội dung bài thơ “ Cô và mẹ”.Biết yêu quý vâng lời người lớn.

- Trẻ biết vẽ hoa tặng cô giáo.

- Hát đúng lời bài hát “ Lời chào buổi sáng”, hưởng úng cùng cô bài hát “Cô giáo em”

 

doc28 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề nhánh I: "Ngày hội của cô giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương cuối ngày - trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
.
Thứ 3 ngày 18 tháng 11 năm 2014
ĐÓN TRẺ
Trò chuyện với trẻ về chủ đề ngày hội của cô giáo
THỂ DỤC SÁNG
Tập với bài: "Cô và mẹ"
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
KPKH: 
Trò chuyện về cô giáo về ngày 20-11
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam, là ngày của các thầy cô giáo.
- Trẻ quý trọng và biết ơn các thầy cô giáo.
2. Kỹ năng :
- Trẻ sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình với cô giáo.
3. Thái độ :
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Trang phục gọn gàng 
- Nhạc bài hát: “Cô và mẹ”, “bông hồng tặng cô”, “mẹ của em ở trường”. 
- Tâm thế thoải mái
- Trang phục gọn gàng
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức- gây hứng thú ( 1-2 phút)
Cô và trẻ hát bài: “ Ngày đầu tiên đi học ”.
Bài hát nói về nội dung gì các con?
Ngày đầu tiên đi học bố mẹ đưa các con đến trường các con gặp ai?
Cô giáo đã làm gì cho con?
- Các con có biết cô giáo làm nghề gì không?
Các con ạ! Cô giáo là những người chăm sóc, dạy dỗ các con, ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam, nghề giáo viên là một trong những nghề cao quý, hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về ngày 20-11 nhé.
Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 ( 11-12 phút)
 Các con có biết trường chúng ta hôm nay tổ chức lễ hội gì không?
Ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam là ngày tết của các thầy cô giáo. Để ghi nhớ công ơn của các thầy cô giáo đã dạy dỗ thế hệ trẻ nên người vì vậy hàng năm cứ đến ngày 20-11 là tất cả các trường học trong cả nước lại tổ chức để chúc mừng các thầy cô.
 - Các con có muốn tham dự buổi lễ không?
 Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh về các hoạt động trong ngày 20-11.
- Các con thấy cô giáo và các bạn đang làm gì?
Vào ngày này các bạn nhỏ mang những bó hoa tươi thắm đến tặng cô giáo của mình ngoài ra còn diễn ra rất nhiều trò chơi truyền thống: Kéo co, bịt mắt bắt dê
Hoạt động 2: Trò chơi ( 5-6 phút)
Để kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam lớp Bé C có tổ chức hội diễn văn nghệ các con có thích không?
 Cô sẽ là người dẫn chương trình và cô sẽ chia lớp mình thành 2 tổ.
Mở đầu là tiết mục của tổ Chim sẻ, mời tổ Chim Sẻ lên biểu diễn bài hát “ Bông hồng tặng cô”.
Tiếp theo chương trình là tiết mục của tổ Họa Mi sẽ lên hát và múa bài hát “ Cô và mẹ”.
- Cô cho trẻ lên biểu diễn.
Sau cùng là trò chơi “kéo co”.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
Các con ạ, cô giáo như mẹ hiền, ở nhà các con được cha mẹ chăm sóc đến trường được cô giáo yêu thương dạy dỗ vậy làm thế nào để chúng mình đền đáp công ơn của các thầy cô giáo nào ?
 Đối với các thầy cô không có niềm vui nào bằng niềm vui được thấy các con chăm ngoan học giỏi, vi vậy các con phải biết vâng lời ông bà, cha mẹ và cô giáo như thế mới là con ngoan các con nhơ chưa.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
* Kết thúc: Cả lớp hát bài “Mẹ của em ở trường” và đi ra ngoài.
- Cả lớp hát
- Ngày đầu tiên đi học
- Gặp cô giáo
- Cô giáo ôm con
- Giáo viên
- Trẻ lắng nghe
- Ngày 20-11
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ biểu diễn
- Trẻ chơi kéo co
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Thí nghiệm “ Cảm giác của bé”.
1.Yêu cầu : 
- Trẻ biết được những cảm giác khác nhau: Nóng, lạnh, ấm...
2. Chuẩn bị 
- Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát
- Hai cái chậu nước ấm, lạnh..
3.Tiến hành :
Cô đổ lần lượt nước lạnh, nước ấm vào 2 chậu khác nhau.
 Cô mời trẻ lên làm thí nghiệm: Cho trẻ bỏ 2 tay vào 2 chậu khác nhau.
- Cô hỏi trẻ tay phải, tay trái con có cảm giác như thế nào?
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên.
II.TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
III. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ
 HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Cô giáo, cửa hàng lưu niệm.
 - Góc xây dựng: Xây dựng khu tập thể giáo viên.
- Góc học tập: Hoàn thành vở toán, lắp ghép nhà, xem tranh ảnh hoạt động của cô giáo, làm tập san tặng cô.
- Góc nghệ thuật: Hát múa với nhạc cụ, các bài hát về chủ đề cô giáo.
Vẽ nặn, tô màu tranh ảnh, bưu thiếp, làm hoa tặng cô giáo.
- Góc thiên nhiên: Chơi tự chọn.
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen bài thơ: Cô và mẹ
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Cô và mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Toàn, trẻ đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ.
2. Chuẩn bị:
- Cô kể chuyện diễn cảm.
- Tranh bài thơ “ Cô và mẹ”.
3. Tiến hành: 
- Cô đọc diễn cảm bài thơ “ Cô và mẹ”.
- Hỏi trẻ cô vừa đọc xong bài thơ gì?
- Bài thơ nói về nội dung gì các con?
- Tình cảm của em bé đối với mẹ của mình như thế nào?
- Cô động viên trẻ trả lời.
II. Chơi tự chọn
Cho trẻ về các góc chơi mình thích. Cô bao quát lớp.
III. Vệ sinh – nêu gương cuối ngày- trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 4 ngày 19 tháng 11 năm 2014
ĐÓN TRẺ
 Trò chuyện với trẻ về chủ đề ngày hội của cô giáo
THỂ DỤC SÁNG
Tập với bài: " Cô và mẹ”.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNN: Đa số trẻ chưa biết 
Thơ: Cô và Mẹ 
I. Mục đích- Yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Cô và mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Toàn, trẻ đọc thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ: Em bé rất ngoan biết chào mẹ, chào cô và tình cảm yêu thương của mẹ và cô dành cho bé khi ở bên cô và mẹ.
2.Kỹ năng:
- Trẻ hứng thú nghe, hiểu và trả lời các câu hỏi cô đưa ra theo nội dung bài thơ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn cho trẻ cách nói câu hoàn chỉnh.
- Luyện kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
3.Thái độ:
- Trẻ biết nghe lời ông bà bố mẹ, cô giáo và người lớn.
II. Chuẩn bị: 
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Hình ảnh bài thơ: Cô và mẹ
- Bài hát “ Cô giáo như mẹ hiền”.
- Tâm thế thoải mái
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức - gây hứng thú 
( 1-2 phút)
- Cô và trẻ hát bài “ Cô và mẹ”.
- Chúng mình vừa hát xong bài hát gì các con?
- Bài hát nói lên nội dung gì?
 Các con ạ! Bài hát “ Cô và mẹ” rất hay phải không các con, bài hát nói lên tình cảm của cô giáogiống như một người mẹ đối với con yêu của mình vậy. Chú Trần Quốc Toàn cũng rất yêu quý cô giáo của mình chính vf thế chú đã sáng tác nên bài thơ “ Cô và mẹ” mà hôm nay cô sẽ dạy các con, bây giờ các con hãy ngồi ngoan và lắng nghe cô đọc thơ nhé. 
Hoạt động 1: Cô đọc thơ “ Cô và mẹ” diễn cảm 
( 4-5 phút).
- Cô đọc thơ diễn cảm lần 1
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa
 Cô vừa đọc xong bài thơ “ Cô và mẹ” của tác giả Trần Quốc Toàn rồi đấy.
Hoạt động 2: Đàm thoại - Trích dẫn – Làm rõ ý
 ( 6- 7 phút).
- Buổi sáng trước khi đến lớp bé chào mẹ để đến với ai các con?
=> Trích: Buổi sáng bé chào mẹ
 Chạy tới ôm cổ cô
Vào mỗi buổi sáng, bé luôn vâng lời dặn của mẹ, bé chào mẹ để đến lớp với cô giáo đấy các con ạ.
- Buổi chiều khi học xong bé lại chào cô để về với ai?
=> Trích: Buổi chiều bé chào cô
 Rồi sà vào lòng mẹ
 Em bé rất ngoan khi học xong bé chào cô để về với mẹ, em bé được đón nhận tình yêu thương của mẹ dành cho bé.
- Buổi sáng khi đi học lúc mặt trời như thế nào? 
- Buổi chiều tan học về mặt trời lại như thế nào?
- Ở trường, ở nhà con được ai chăm sóc, dạy dỗ?
=> Trích: Mặt trời mọc rồi lặn
 Trên đôi chân lon ton
 Hai chân trời của con
 Là mẹ và cô giáo
Một ngày của bé là buổi sáng khi mặt trời mọc lên bé chào tạm biệt mẹ để đến với cô, buổi chiều khi mặt trời lặn bé lại chia tay cô để về với mẹ. Tình cảm thương yêu của cô và mẹ luôn dành cho bé mỗi khi bé được ở bên cô và mẹ, tình cảm đó được ví như 2 chân trời dành riêng cho bé đó là mẹ và cô đấy các con ạ, và bước đi nhỏ bé của bé so với bước đi của mẹ được thể hiện trên đôi chân “ lon ton” của bé đấy.
=> Giáo dục: Tình yêu thương của cô giáo cũng như của mẹ là vô bờ bến vì vậy để trở thành con ngoan trò giỏi các con phải biết vâng lời bố mẹ, cô giáo và người lớn, ăn giỏi chơi ngoan như thế cô giáo cũng như bố mẹ mới yêu các con nhớ chưa nào.
Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ ( 5 -7 phút)
 - Cả lớp đọc thơ
 - Tổ đọc luân phiên ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cho nhóm, cá nhân đọc 
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
- Cho cả lớp đọc lại một lần
* Kết thúc: Cả lớp hát bài “ Cô giáo như mẹ hiền” và đi ra ngoài.
- Cả lớp hát
- Bài hát cô và mẹ
- Tình cảm của cô với các con
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
- Bài thơ “ Cô và mẹ” của tác giả Trần Quốc Toàn
- Trẻ lắng nghe
- Bé đến với cô
- Trẻ lắng nghe
- Bé về với mẹ
- Trẻ lắng nghe
- Mặt trời mọc
- Mặt trời lặn
- Cô giáo và mẹ
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp đọc thơ
- Tổ đọc
- Nhóm, cá nhân đọc
- Trẻ trả lời
- Cả lớp đọc
- Cả lớp hát và đi ra ngoài
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Hoạt động có mục đích: Đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết được trường mầm non có rất nhiều đồ chơi giúp trẻ học,trẻ chơi.
2. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát
- Đồ chơi trên sân trường.
3.Tiến hành
 Cô cùng trẻ hát bài ‘ Trường chúng cháu là trường mầm non’.
- Cô và trẻ trò chuyện về quang cảnh trong sân trường.
- Các con nhìn thấy gì trong sân trường ?
 Giáo dục trẻ khi chơi phải cẩn thận, không leo trèo chạy nhảy, biết phối hợp với bạn, cho bạn cùng chơi.
II. Trò chơi vận động : Lộn cầu vồng 
III. Chơi tự do 
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Cô giáo, cửa hàng lưu niệm.
 - Góc xây dựng: Xây dựng khu tập thể giáo viên.
- Góc học tập: Hoàn thành vở toán, lắp ghép nhà, xem tranh ảnh hoạt động của cô giáo, làm tập san tặng cô.
- Góc nghệ thuật: Hát múa với nhạc cụ, các bài hát về chủ đề cô giáo.
Vẽ nặn, tô màu tranh ảnh, bưu thiếp, làm hoa tặng cô giáo.
 - Góc thiên nhiên: Chơi tự chọn.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cô cho trẻ ngồi thành 3 tổ.
- Cô cùng trẻ quan sát tranh về bạn trai,bạn gái.
- Cô có bức tranh về ai đây?
- Bạn gái có những đặc điểm gì?
- Bạn gái mặc áo màu gì đấy các con?
- Bạn trai tên gì,có những đặc điểm gì đây? Bạn mặc áo gì? Trông bạn như thế nào các con?
II. Chơi tự chọn
Cho trẻ về các góc chơi mình thích. Cô bao quát lớp.
III. Vệ sinh- nêu gương cuối ngày- trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 5 ngày 19 tháng 11 năm 2014
ĐÓN TRẺ
Trò chuyệ

File đính kèm:

  • docCac chu de khac(2).doc