Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Nguyễn Xuân Hiếu

- Đàm thoại về gia đình,các thành viên trong gia đình, công việc của mỗi người. Tình cảm của mọi người dành cho nhau.

- Nghe đọc thơ, ca dao, kể chuyện về gia đình.

- Kể lại 1 buổi đi chơi của gia đình, sưu tầm ảnh để làm sách, tranh về các hoạt động của gia đình.

- Hát đúng lời bài hát, đọc thơ hay, diễn cảm, nhắc lại lời thoại nhân vật, hay kể lại chuyện theo sự gợi ý của cô

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

- trẻ cảm nhận được cái đẹp về ngôi nhà, những người thân trong ngôi nhà của mình.

- thông qua sản phẩm tạo hình của trẻ như: vẽ nặn, tô màu, xé, dán

- biết thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, bài thơ.

- Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh xung quanh ngôi nhà của mình

 

doc47 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Nguyễn Xuân Hiếu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phân tích từng động tác, giải thích trình tự thực hiện, kĩ thuật vận động như sau: 
+ TTCB: Đứng thẳng vào vạch mức, hai tay thả xuôi tự nhiên, khi nghe hiệu lệnh chân bước đều, hai tay mắt nhìn thằng, lưng thẳng, hai tay đánh lăn tự nhiên. 
- Cô làm mẫu động tác “Đi bước dồn ngang – Trèo ghế”: 
+ TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, tay chống hông, bước chân trái sang trái một bước, thu chân phải về sát chân trái và bước tiếp liên tục như vậy, sau đó cho trẻ bước dồn ngang sang bên phải. Sau đó cho trẻ trèo lên ghế bằng cách bước một chân lên ghế, bước tiếp chân kia lên. Sau đó bước từng chân xuống ghế (Tì một tay vào thành ghế, một tay vào mép ghế).
- Cho một vài trẻ lên làm mẫu cô chú ý sửa sai cho trẻ từng kĩ thuật động tác.
- Lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện vận động, tăng cường cho những trẻ thực hiện chưa được được thực hiện nhiều lần. Sau đó lần lượt cho từng nhóm và cá nhân trẻ thực hiện, cô theo dõi sửa sai cho trẻ.
- Cô chú ý sửa sai và nhắc rõ tư thế cũng như cách thực hiện vận động.
- Trẻ nhắc lại tên vận động của tiết học.
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng.
LQVT:
Đề tài: Nhận biết gọi tên hình tròn hình vuông
I. Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn.
II. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức ở trong lớp.
- 1 ngôi nhà to, mỗi trẻ một đồ chơi
III. Hướng dẫn:
1. Mở đầu hoạt động:
 - Cả lớp cùng hát “Cả nhà thương nhau”. Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một gia đình. Gia đình vốn là 2 tiếng thân thương đối với mỗi người, là nơi chúng ta được mở rộng vòng tay đón nhận tình yêu thương của ba mẹ. Ba mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, đã nói đến gia đình là nói đến tình yêu thương của những người thân dành cho nhau, đặc biệt là tình yêu của ba mẹ dành cho con cái của mình, vì vậy các con phải yêu thương ba mẹ của mình nhé.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt đông 1: Dạy trẻ chọn hình theo mẫu – gọi tên – chọ hình theo tên gọi.
- Phát cho mỗi trẻ một rổ có chứa hình vuông – hình tròn và hỏi trẻ:
+ Các cháu chọn hình giống hình của cô. Cô giơ hình vuông cháu nhìn xem hình của cô rồi chọn hình thật giống nhé!
- Cả lớp giơ hình vuông. Cô hỏi: 
+ Đây là hình gì? (Hình vuông). Cô cho trẻ đọc tên hình.
+ Cô đưa hình tròn ra và hỏi: Cô có hình nào nữa đây?
+ Các con chọn hình giống hình của cô và giơ lên. Trẻ chọn hình tròn và đọc tên hình.
- Cô giơ hình trẻ chọn hình giống hình của cô giơ hình lên và nói tên hình.
- Bây giờ cô nói tên hình cho trẻ chọn hình giơ lên và nói đó là hình gì?
- Cho trẻ chọn hình nhanh và cho trẻ lăn hình vuông và hình tròn. Và cho trẻ sờ xung quanh các hình và nhận xét vì sao hình tròn lăn được còn hình vuông không lăn được.
c.Hoạt động 2: Luyện tập
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ dùng, đồ chơi nào có dạng hình vuông và hình tròn.
- Cho trẻ tô màu hình vuông, hình tròn.
3. Kết thúc hoạt động:
- Lớp đọc : Cái miệng	
LQMTXQ:
Đề tài: Trò truyện về người thân trong gia đình
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết trò chuyện cùng cô về ngôi nhà của mình.
- Biết tên và mối quan hệ những người thân trong gia đình
- Phát triển ngông ngữ cũng như cách diễn đạt câu cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức ở lớp học. 
- 02 bức tranh về gia đình
- Giấy, bút cho trẻ vẽ. Một số bài hát, bài thơ về gia đình.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, luyện tập.
IV. Tiến hành hoạt động có chủ đích:
1.Mở đầu hoạt động: 
- Cho trẻ đọc bài thơ “Thăm nhà bà” và hỏi trẻ:
+ Các con vừa bài thơ nói về gì? (Trẻ trả lời về ngôi nhà).
+ Ngôi nhà của ai?
- Các con à! ai cũng có một ngôi nhà riêng của mình phải không nào? Ở đó có ai nhỉ? (Có ba, mẹ, ông, bà đều sống rất hạnh phúc và vui vẻ). 
- Vậy gia đình có ba, mẹ, ông, bà chung sống là gia đình như thế nào? (Gia đình có 3 thế hệ)
- Thế ai kể về gia đình của mình nào? (Gọi 3-4 trẻ kể về gia đình).
+ Gia đình con như thế nào? (Có ba, mẹ và con gọi là gia đình ít con).
+ Gia đình con có ai? (Ba, mẹ, anh, chị, em gọi gia đình đông con). 
- Các con ạ! ngôi nhà là nơi sum họp cả gia đình đúng không nào? mọi người trong gia đình phải yêu thương lẫn nhau.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: Trò chuyện về gia đình của bé 
- Hôm nay cô có 1 bức tranh về gia đình của một bạn trong lớp mình, muốn kể cho lớp mình nghe đấy các con cùng xem bức tranh gia đình bạn gồm có những ai nhé!
* Cô đưa tranh gia đình ít con và đàm thoại:
+ Bố mẹ đang làm gì? Em bạn đang làm gì? Mọi người như thế nào với nhau ?
- Tương tự cho trẻ xem tranh khác, để trẻ so sánh được 02 gia đình đông con - ít con.
+ Các con được xem bức tranh 2 gia đình. Vậy ai kể về gia đình của mình nào? 
+ Gia đình con có ai? Bố mẹ là công việc gì? Mọi người như thế nào với nhau? Vì sao mọi người phải sống chung với nhau trong một gia đình.
- Tương tự gọi 3 - 4 trẻ kể về người thân trong gia đình mình.
- Các con ạ! Mọi người khi sống dưới một mái ấm gia đình gắn bóng chung cùng huyết thống, mọi người phải yêu thương nhau! Các con có đồng ý với cô không nào!
b. Hoạt động 2: Vẽ người thân trong gia đình
- Trẻ vẽ người thân yêu nhất trong gia đình trẻ.
- Mở nhạc: 3 ngọn nến lung linh
3. Kết thúc hoạt động:
- Cô cho đọc thơ: Cái miệng.
Đề tài : Truyện ” Cô bé quàng khăn đỏ”
I. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ nhớ tên chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” là câu chuyện cổ tích. Hiểu nội dung câu chuyện nói về một cô bé quàng khăn đỏ mang bánh cho bà bị ốm, và trước khi đi mẹ của cô bé dặn dò rất kĩ nhưng cô bé không vâng lời mẹ dặn và suýt nữa đã bị chó sói ăn thịt nếu không bác thợ săn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ nội dung câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”.
III. Hướng dẫn:
1. Mở đầu hoạt động:
- Cho trẻ nghe hát bài “Cháu yêu bà”.
+ Bài hát nói về tình cảm của ai? Vậy nhà các con có ông bà không?
+ Các con có yêu bà của mình không? Vậy yêu bà của mình các con phải làm gì?
- Có một câu chuyện kể về một cô bé không biết vâng lời mẹ của mình và vì sự không nghe lời mà suýt nữa cô bé không còn được trở về với mẹ của mình nếu không có sự cứu giúp của bác thợ săn đó các con ạ, và đó câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” mà hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe đó.
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: Cô kể lần 1 và giảng nội dung: Câu chuyện nói về một cô bé không biết vâng lời dặn của mẹ, khi mẹ nói cô bé mang bánh sang biếu bà, và dặn cô là phải đi đường thẳng, không được đi đường rừng vì nếu đi đường rừng chó sói ăn thịt, nhưng cô không hề nghe theo lời của mẹ mà vẫn đi đường rừng và sau đó cô bị chó sói lừa và suýt nữa cô và bà ngoại của mình bị mất mạng nếu không có bác thợ săn.
- Cô giảng giải và trích dẫn làm rõ ý, giảng từ khó: ( Có tranh minh họa) 
+ Mẹ cô bé Quàng Khăn Đỏ làm bánh đưa cho cô bé mang đi biếu bà ngoại. Trên đường đi, vì mải chơi quên lời mẹ dặn, nên cô bé Quàng Khăn Đỏ gặp chó sói. 
+ Cô bé thật thà nói chỗ ở của bà cho chó sói biết và chó sói chạy thật nhanh đến nhà của bà ngoại của cô bé và ăn thịt bà ngoại của cô bé.
+ Cô bé tới nhà bà ngoại và cũng bị chó sói ăn thịt và hai bà cháu được bác thợ săn cứu giúp.
b. Hoạt động 2: Đàm thoại
+ Cô vừa kể con nghe câu chuyện gì? Trong chuyện gồm có nhân vật nào? 
+ Mệ cô bé nhờ cô bé mang bánh đi đâu?
+ Mẹ cô bé dặn cô bé như thế nào trước khi đi?
+ Nhưng cô bé có nghe lời không? Vì sao?
+ Điều gì đã xảy ra với hai bà cháu?
- Mở nhạc bài hát " Em biết vâng lời mẹ dặn ".
- Giáo dục: Phải biết vâng lời bố mẹ và người lớn.
c. Hoạt động 3: Trò chơi “Xếp tranh”
- Cô để nhiều nhân vật của các câu chuyện khác nhau và cô cho trẻ xếp tranh theo đúng nhân vật trong chuyện.
3. Kết thúc hoạt động:
- Cho lớp đọc lại bài thơ: “Đến thăm bà”
TẠO HÌNH
Đề tài: Cắt dán trang phục bé
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dán ngôi nhà theo mẫu của cô: Biết cách phết hồ và dán vào mặt trái của hình.
- Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, thẩm mỹ
- Trẻ thích thú với sản phẩm mình tạo ra, dọn dẹp đồ dùng ngăn nắp.
- Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp
II. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức trong lớp. 
- Tranh mẫu của cô, vở, bút màu, hồ dán, giấy màu.
III. Phương pháp: 
- Quan sát, làm mẫu.
III. Tiến hành hoạt động có chủ đích:
1. Mở đầu hoạt động:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Thăm nhà bà” và hỏi trẻ:
+ Các con vừa bài thơ nói về gì? (Trẻ trả lời về ngôi nhà).
+ Ngôi nhà của ai?
- Các con à! ai cũng có một ngôi nhà riêng mình phải không nào? Ở đó có ai nhỉ? (Có ba, mẹ, ông, bà đều sống rất hạnh phúc và vui vẻ). 
- Vậy gia đình có ba, mẹ, ông, bà chung sống là gia đình như thế nào? (Gia đình có 3 thế hệ)
- Thế ai kể về gia đình của mình nào? (Gọi 3-4 trẻ kể về gia đình).
+ Gia đình con như thế nào? (Có ba, mẹ và con gọi là gia đình ít con).
+ Gia đình con có ai? (Ba, mẹ, anh, chị, em gọi gia đình đông con).
- Các con ạ! Khi cô và các con đang sống trong gia đình đầm ấm trong những ngôi nhà đẹp khang trang, thì những bạn nhỏ ở khu vực miền trung bị bão lụt cuốn trôi mất nhà cửa, chia sẽ tình thương với các bạn. Hôm nay cô và các con sẽ dán tặng các bạn những ngôi nhà thật đẹp nhé!
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh và đàm thoại
- Cô cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về những ngôi nhà khác nhau và hỏi trẻ:
+ Những ngôi nhà này như thế nào? Màu sắc như thế nào?
- Cô đưa tranh mẫu ra để đàm thoại cách dán các phần của ngôi nhà.
- Cô hướng dẫn trẻ dán ngôi nhà của mình từ các dạng hình hình học. (Hướng dẫn từng thao tác, có thể cho trẻ xem tranh mẫu của cô).
- Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà trẻ dự định thực hiện: Về kích thước, hình dáng, màu sắc
- Gợi ý để trẻ có những sáng tạo trong việc xé dán và trang trí ngôi nhà.
b. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Cô phát vở tạo hình và hướng dẫn trẻ phết hồ để dán sau đó dán từng phần của ngôi nhà theo thứ tự từ tổng quát đến chi tiết.
- Cho trẻ thực hiện dán và kết hợp nghe nhạc, cô đi đến từng bàn gợi ý và hướng dẫn thêm cho những trẻ dán chưa được.
c. Hoạt động 3: Trưng bài sản phẩm 
- Cô nhận xét chung các bức tranh. Cô hỏi trẻ: 
+ Con thích tranh nào nhất ? Tại sao con thích tranh đó nhất ?
+ Cô nhận xét thêm các bức tranh, màu sắc, kỹ năng dán xem coi trẻ làm đúng không cho cả lớp nghe.

File đính kèm:

  • docChu de gia dinh 3 4 tuoi.doc