Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi - Hoàng Hồng Ánh

A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Mục đích:

- Tổ chức các hoạt động trong ngày một cách hợp lý, có hiệu quả, giữ được nề nếp, thói quen về sinh hoạt, học tập hàng ngày ở lớp.

- Cô luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, nội dung truyền thụ tối đa, đầy đủ, đúng phương pháp, trẻ hứng thú học bài.

- Trẻ nghe lời cô, làm theo yêu cầu của cô.

- Trẻ được hoạt động theo kế hoạch đề ra.

- Trẻ thực hiện đúng, đủ nội dung bài dạy học, hứng thú tích cực.

2/ Yêu cầu:

- Tiến hành đầy đủ các bước đúng kế hoạch.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi - Hoàng Hồng Ánh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải hết xuất.
2/ Chuẩn bị:
- Bàn, ghế, bát, thìa, đĩa đựng khăn, đĩa đựng cháo rơi, cháo chớ.
- Khăn lau miệng.
3/ Tiến hành:
- Cô cho trẻ rửa tay, lau mặt trước khi ăn.
- Cho trẻ ổn định vào bàn ăn.
- Cô phát cháo về bàn ăn cho từng trẻ.
- Giới thiệu tên món cháo, cô mời trẻ ăn, nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn.
- Tổ chức cho trẻ ăn.
- Trong khi cho trẻ ăn cô quan sát, động viên trẻ ăn hết xuất, trẻ nào tự xúc được cô cho trẻ tự xúc, cô động viên trẻ xúc nhanh, xúc gọn không để rơi vãi cháo.
- Chú ý trẻ ăn chậm, ăn yếu, trẻ mới ốm dậy, 
- Giáo dục thói quen ăn uống cho trẻ, nhắc trẻ không nói chuyện trong khi ăn.
VI/ Giờ ngủ trưa (11h30 phút – 14h)
- Cô cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
- Chuẩn bị phòng ngủ chu đáo, hợp lý ấm áp vào mùa đông.
- Cho trẻ về chỗ nằm, tắt điện, kéo rèm.
- Khi trẻ ngủ cô luôn có mặt để trực cho trẻ ngủ an toàn, đủ giấc, chú ý đến những trẻ khó ngủ, xử lý những tình huống có thể xảy ra.
- Hết giờ ngủ từ từ đánh thức trẻ dậy.
VII/ Giờ ăn quà chiều (14h-15h)
- Cho trẻ đi vệ sinh và buộc tóc cho bé gái.
- Cô cho trẻ vận động nhẹ nhàng, đi lấy ghế ổn định chỗ ngồi.
- Giới thiệu món ăn chiều, nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn.
- Quan sát, khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi, khi ăn không nói chuyện, giữ vệ sinh ăn uống.
- Sau khi trẻ ăn cô cất ghế, cho trẻ đi rửa tay, lau miệng, uống nước.
VIII/ Hoạt động chiều (15h-15h45 phút)
1/ Mục đích:
- Cho trẻ ôn lại những bài mà đã học vào buổi sáng.
- Cho trẻ làm quen với những kiến thức mới mà trẻ chuẩn bị được học.
- Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái trước khi được bố mẹ đón về.
- Rèn luyện khả năng phát âm chính xác.
2/ Yêu cầu:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ nhớ bài học buổi sáng đã học.
3/ Tiến hành:
- Ôn về chủ đề đồ chơi của bé.
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề đồ chơi của bé.
- Chơi lắp ghép, ghép hoa.
IX/ Chơi tự chọn, trả trẻ, vệ sinh cuối ngày (15h45 phút-17h)
- Nêu gương cuối ngày.
- Trả trẻ, chao đổi nhanh tình hình của trẻ với phụ huynh.
- Vệ sinh phòng học, hành lang, dọn dẹp lại đồ dùng đồ chơi, đóng của ra về. 
GIÁO ÁN
ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Phần giảng viên hoặc giáo viên hướng dẫn duyệt, góp ý
Chủ đề: Bản thân
Lứa tuổi: 24-36 tháng tuổi
Lớp: D2
Trường: Mầm non Đức Thượng
Số lượng: Cả lớp
Thời gian: Cả ngày
Ngày soạn: 01/11/2014
Ngày dạy: 07/11/2014
Người thực hiện: Hoàng Hồng Ánh
Sinh viên lớp: 12-TCMN-CĐ-A5
A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Mục đích:
- Tổ chức các hoạt động trong ngày một cách hợp lý, có hiệu quả, giữ được nề nếp, thói quen về sinh hoạt, học tập hàng ngày ở lớp.
- Cô luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, nội dung truyền thụ tối đa, đầy đủ, đúng phương pháp, trẻ hứng thú học bài.
- Trẻ nghe lời cô, làm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ được hoạt động theo kế hoạch đề ra.
- Trẻ thực hiện đúng, đủ nội dung bài dạy học, hứng thú tích cực.
2/ Yêu cầu:
- Tiến hành đầy đủ các bước đúng kế hoạch.
B/ CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
I/ Đón trẻ, chơi tự do, thể dục sáng, điểm danh:
1/ Mục đích yêu cầu:
- Tạo cảm giác thoải mái khi đến lớp, yêu cô mến bạn, biết quan tâm đến người khác.
- Giáo dục cho trẻ biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp như chào cô, chào bố mẹ, ông bà, bạn bè, 
- Rèn luyện cho trẻ thói quen tự lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, ngăn nắp, gọn gàng.
- Thông qua thể dục sáng trẻ được rèn luyện và vận động sức khỏe phát triển thể lực.
- Trẻ chơi tự do những trò chơi trẻ thích.
- Điểm danh giúp cô nắm được số lượng trẻ trong ngày để báo ăn chính xác.
2/ Đón trẻ (7h-8h):
- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng học, vệ sinh lớp và khu hành lang sạch sẽ. Cô lau và kiểm tra đồ dùng đồ chơi.
- Cô chuẩn bị trước khăn sạch, nước, đồ dùng đồ chơi trước cho trẻ.
- Cô đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở tạo cho trẻ niềm vui thích tới lớp, luôn có cảm giác an toàn khi ở bên cô, tạo sự yên tâm cho phụ huynh khi gửi con vào lớp.
- Trao đổi nhanh với phụ huynh về một số điều cần thiết để tiện theo dõi, chăm sóc trẻ khi ở trường.
- Nhắc trẻ chào cô, chào bạn, chào ông bà, chào bố mẹ, 
3/ Chơi tự do:
- Trò chuyện đầu giờ với trẻ về một số bộ phận trên cơ thể: (Cô chỉ vào tay, chân, mắt, mũi, miệng, tai và hỏi trẻ) Đây là cái gì? Tay có thể làm gì? Chân có thể làm gì? Mắt dùng để làm gì? Mũi dùng để làm gì? Miệng dùng để làm gì? Tai dùng để làm gì? Giáo dục trẻ phải biết vệ sinh tay chân sạch sẽ, thường xuyên đánh răng, rửa mặt sạch sẽ. Biết bảo vệ các bộ phận tay, chân, mắt, mũi, miệng, tai nếu không là sẽ bị đau, không nhìn thấy, không nghe được .... Nên khi chơi chúng mình không được đút vật gì vào miệng, vào mũi, vào tai, không được chạy kẻo ngã, ... Khi tham gia trò chuyện giáo viên có thể nêu ra những tình huống, câu hỏi để trẻ trả lời giúp trẻ rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp.
- Cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc cho trẻ chơi với đồ chơi. Khi hết giờ nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
4/ Thể dục buổi sáng (8h-8h20 phút):
- Khởi động: Cô và trẻ làm đoàn tàu: đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm, về vòng tròn
- Trọng động: 
+ Tay: 2 tay cầm bóng lên cao
+ Bụng: Cúi người chạm bóng xuống đất
+ Chân: Ngồi xổm chạm bóng xuóng đất
Tay vai – Hai tay đưa bóng lên cao (4x2)
Bụng lườn – Cúi người chạm bóng xuống đất (3x2)
Chân – Ngồi xổm chạm bóng xuóng đất (3x2)
5/ Điểm danh (8h20 phút-8h30 phút):
- Điểm danh bằng hình thức gọi tên gọi đến trẻ nào trẻ đó “dạ” và đánh dấu vào trong sổ.
- Trò chuyện về những vấn đề liên quan đến chủ điểm.
- Báo xuất ăn cho nhà bếp.
II/ Hoạt động học (8h30 phút – 10h30 phút):
NỘI DUNG:
1/ Hoạt động chính:
- Dạy hát: “Đôi dép”.
2/ Hoạt động kết hợp: 
- Nghe hát: “Chiếc khăn tay”.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu bài hát “ Đôi dép” cùng cô.
- Trẻ lắng nghe cô hát và thể hiện cảm xúc của mình vào trong bài hát “chiếc khăn tay”.
2/ Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, nhịp điệu bài hát.
- Rèn kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
3/ Giáo dục: 
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Trẻ biết giữ vệ sinh đồ dùng cá nhân, giữ sạch đôi bàn chân và đôi bàn tay.
II/ CHUẨN BỊ:
- Nhạc không lời, nhạc có lời bài hát: “ Đôi dép”, “Chiếc khăn tay”; Clip “Chiếc khăn tay” do bé Xuân Mai thể hiện.
- Sắc xô, micro, quả cầu bông.
- Tranh đôi dép.
- Địa điểm: sàn lớp.
III/ TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cho trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống” và trò chuyện về đề tài.
- Chúng mình vừa cùng nhau chơi trò chơi gì? Các con chơi có vui không?
- Muốn giữ sạch đôi chân thì các con phải làm gì?
→ Các con ạ muốn giữ chân sạch đôi chân thì chúng mình phải đi dép trước khi đi ra ngoài. Nếu dép bị bẩn thì chúng mình phải rửa dép thật sạch nếu không là đôi chân của chúng mình cũng bị bẩn theo đấy.
- Cô có một bài hát rất là hay nói về đôi dép đấy các con có muốn biết về bài hát này không?
- Bây giờ cô mời các con hãy nhẹ nhàng về tổ và ngồi vào ghế nào.
2/ Bài mới.
2.1/ Hoạt động chính: Dạy hát “Đôi dép”
* Bước 1: Giới thiệu vào bài.
- Cô mang đến cho chúng mình một điều rất thú vị đấy. Chúng mình cùng đi ngủ nhé.
- Trời tối, trời tối.
- Cô đưa ra bức tranh đôi dép.
- Trời sáng, trời sáng.
- Cô mang đến cho chúng mình cái gì thế nhỉ?
- Trong bức tranh có hình cái gì đây?
- Trong bức tranh là hình của đôi dép đấy. Đôi dép thật là đẹp đúng không nào các con?
- Hôm nay cô dạy chúng mình hát bài “Đôi dép” của nhạc sĩ Hoàng Kim Định. Chúng mình có thích không nào?
* Bước 2: Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
- Để hát được bài hát “Đôi dép” thì chúng mình phải chú ý lắng nghe cô thể hiện bài hát trước nhé.
- Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát. Hát xong cô hỏi trẻ:
+ Cô vừa hát bài hát gì?
+ Cô vừa hát bài hát “Đôi dép” của nhạc sĩ Hoàng Kim Định đấy.
- Để thuộc hơn bài hát “Đôi dép” thì chúng mình hãy cùng nghe cô hát lại bài hát một lần nữa nào.
- Lần 2: Cô hát trọn vẹn bài hát với nhạc đệm và có động tác mình họa. Hát xong cô hỏi trẻ.
+ Chúng mình thấy cô hát có hay không? Chúng mình cùng khen cô nào.
+ Bạn nào giỏi cho cô biết cô vừa hát bài hát gì?
- Cô đưa ra nội dung bài hát:
+ Bài hát “Đôi dép” nói về lợi ích của đôi dép đối với bàn chân, đôi dép giữ cho bàn chân luôn sạch sẽ, trắng tinh và không bị đau chân khi đi ra ngoài đường đấy.
- Cô vừa thể hiện xong bài hát “Đôi dép” do nhạc sĩ Hoàng Kim Định sáng tác với nhạc đệm và các động tác minh họa đấy. Bây giờ cô đọc chậm lời bài hát, chúng mình cùng lắng nghe và ghi nhớ để có thể hát thật hay, biểu diễn thật đẹp cùng cô nhé.
- Cô đọc chậm lời bài hát để trẻ lắng nghe và ghi nhớ.
 “ Đôi dép, Đôi dép
Cháu giữ cho hai chân trắng tinh
Đôi dép, Đôi dép
Chân cháu trắng tinh, Đôi dép.”
+ Cô vừa đọc chậm lời bài hát “Đôi dép” cho chúng mình nghe rồi. Chúng mình đã nhớ lời của bài hát và tự tin thể hiện bài hát cùng cô chưa?
* Bước 3: Hướng dẫn thuộc bài.
- Bây giờ cô cùng các con hát bài hát “Đôi dép” của nhạc sĩ Hoàng Kim Định nhé.
- Cô hát cùng trẻ hát 2-3 lần.
+ Lần 1: Cô bắt nhịp trẻ hát cùng cô.
+ Lần 2: Cho trẻ hát cùng nhạc đệm.
- Nếu trẻ hát tốt thì luân phiên hình thức tập luyện. Nếu trẻ chưa hát được thì cho trẻ hát thêm lần nữa cùng nhạc đệm. (Chú ý sửa sai cho trẻ câu: ... cháu giữ cho...)
- Cô chia tổ để trẻ hát theo tổ.
- Cô gọi nhóm bạn lên hát.
- Cô gọi cá nhân trẻ lên hát.
- Khớp nhạc: Cô thấy chúng mình đã hát rất là hay, to rõ ràng, đúng nhịp và còn biết đung đưa theo giai điệu bài hát nữa. Bây giờ cả lớp hát lại bài “Đôi dép” một lần nữa với nhạc thật là to, đúng nhạc và nhớ đung đưa theo giai điệu bài hát nhé.
* Bước 4: Củng cố ấn tượng, ghi nhớ tác phẩm.
- Cô vừa dạy chúng mình hát bài gì?
- Bài hát “Đôi dép” do ai sáng tác?
- Các con ạ đôi dép rất quen thuộc với chúng mình phải không nào? Vì vậy các con phải luôn giữ cho đôi dép được sạch sẽ và phải đi dép đều ở 2 chân không được đi dép trái đâu đấy. Về nhà chúng mình nhớ hát lại bài hát này để tặng cho bố mẹ, ông bà ở nhà nhé!
2.2/ Hoạt động kết hợp: Nghe há

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_do_dung_do_choi_hoang_hong_a.doc