Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh 2: Cơ thể tôi

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 CƠ THỂ TÔI

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân như: Đi, chạy, nhảy.

- Có kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: rửa mặt, rửa tay, cầm thìa xúc cơm, vẽ, tô màu, cất dọn đồ chơi.

- Biết lợi ích của sức khỏe, của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, tay, chân, răng, miệng, quần áo và giữ gìn vệ sinh môi trường.

2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ có một số hiểu biết về bản thân,biết về các bộ phận cơ thể, tác dụng, cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc chúng, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dáng bên ngoài của cơ thể (Kiểu tóc, màu da, cao, thấp, béo, gầy.) khả năng và sở thích riêng.

- Nhận biết được năm giác quan, tác dụng của các giác quan, hiểu sự cần thiết phải chăm sóc giữ gìn vệ sinh các giác quan. Sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt các đồ dùng, đồ chơi, sự vật hiện tượng gần gũi, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh 2: Cơ thể tôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuông reo ở đâu" và nãi cách chơi, luật chơi 2 lÇn.
* Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên đội mũ chóp kín, sau đó cô cầm chuông lác lần lượt ở các phía của bạn đó. Bạn đội mũ chóp kín chú ý lắng nghe xem chuông reo ở phía nào thì chỉ tay về phía đó và nói " chuông reo ở phía  " Các bạn khác có nhiệm vụ quan sát bạn chơi xem bạn chỉ có đúng phía chuông reo không . 
* Luật chơi:
- Không được lật mở mũ khi cô đang rung chuông, ai chỉ sai phía chuông reo sẽ phải nhảy lò cò. 
2. Hoạt động 2: Chơi mẫu
- Lần 1: Cô cùng 1 cô giáo khác chơi mẫu 1 lần
- Lần 2: Cô cùng 1 trẻ chơi 1 lần, cho trẻ làm người lắc chuông cô chỉ và nói phía chuông reo
3. Hoạt động 3: Tổ chức chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi tùy theo hứng thú của trẻ. 
- Cô bao quát lớp học, động viên khuyến khích trẻ chơi .
- Hỏi lại tên trò chơi.
§¸nh gi¸ cuèi ngµy
 --------- *** ---------
Thứ 4 ( 30/09/2009) HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 --------- *** ---------
TOÁN : PHÂN BIỆT 1VÀ NHIỀU 
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết, phân biệt được sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa 2 nhóm đối tượng, biết sử dụng đúng từ : " 1 và nhiều "
- Rèn trẻ kỹ năng nhận biết số lượng.
- Giáo dục trẻ có thói quen chú ý trong học tập.
- Hát: tay thơm, tay ngoan.
- Trò chuyện về 1 số bộ phận của cơ thể.
II. Chuẩn bị:
- Cô và mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi trong đó có 3 lô tô bạn trai và 1 lô tô bạn gái.
- Bảng cài cho cô và bảng đen cho trẻ.
III.Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Ca hát trò chuyện 
- Cô cùng trẻ hát bài "tay thơm tay ngoan" 1 lần và trò chuyện cùng trẻ:
- Các con vừa hát bài hát nói đến bộ phận nào của cơ thể ?
- Ngoài tay ra cơ thể còn có những bộ phận nào nữa ?
- Các bộ phận đó có tác dụng gì đối với cơ thể con người ?
- Muốn cơ thể luôn khỏe mạnh các con cần phải làm gì ?
=> Cô chốt lại các bộ phận của cơ thể con người và tác dụng của từng bộ phận, nhắc trẻ cần thường xuyên tắm rửa, vệ sinh giúp cơ thể luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
2. Hoạt động 2: Ôn kỹ năng ghép đôi.
Nào bây gời cô mời cả lớp mình cùng kiểm tra xem 2 bàn tay của chúng mình có sạch không nhé.
- Cô cho trẻ giơ 2 bàn tay phải và trái lên và cô nói : cô thấy tay ai cũng sạch và đẹp , bây giờ cô cháu mình sẽ cùng thử kiểm tra xem số ngón tay của bàn tay phải có bằng số ngón tay của bàn tay trái không !
=> Cho trẻ cùng lần lượt chạm các ngón tay của 2 bàn tay vào nhau, vừa làm vừa nói: Ngón cái với ngón cái, ngón trỏ với ngón trỏ  Sau khi đã chạm cả 5 ngón tay của 2 bàn tay vào nhau xong cô hỏi trẻ : 
- Các con thấy số ngón tay của 2 bàn tay có bằng nhau không ?
- Vì sao con biết ?
=> Cô nhắc lại câu trả lời đúng của trẻ, động viên trẻ trong học tập.
3. Hoạt động3: Dạy trẻ phân biệt 1 và nhiều.
- Cô cho trẻ lấy rổ đồ chơi và hỏi trẻ xem trong rổ có những gì ?
- Cho trẻ mời các bạn trai, bạn gái cùng xếp thành hàng ngang để tập thể dục sáng : ( Cô dạy trẻ xếp các bạn trai thành 1 hàng và bạn gái xếp thành 1 hàng ).
- Cô hướng dẫn trẻ cách xếp bạn gái đứng ở hàng dưới thẳng hàng với bạn trai đứng ở hàng trên.
- Cô gợi hỏi trẻ: Các con có nhận xét gì về nhóm bạn trai và bạn gái ? 
- Nhóm bạn trai có 3 bạn thì còn được gọi như thế nào ? ( Nhiều bạn )
- Nhóm bạn gái chỉ có 1 bạn thì gọi thế nào ? ( 1 bạn )
=> Cô chốt lại : Nếu trong 2 nhóm người hoặc đồ vật bất kỳ nào đó mà 1 nhóm có số lượng là 1 còn nhóm kia có số lượng từ 2 trở lên thì nhóm có số lượng nhiều kia sẽ được gọi là nhóm nhiều hơn.
* Trò chơi : Thi nói nhanh.
- Cô cho trẻ chơi thi nói nhanh: Cô nói : 1 bạn Trẻ nói : Bạn gái
 : Nhiều bạn : Bạn trai
 Và ngược lại, cho trẻ chơi 3 - 4 lần
4. Hoạt động 4: Luyện tập
- Cho trẻ chơi trò chơi : " Thi xem ai nhanh "
Cô chuẩn bị 4 ghế , cô cho 5 trẻ lên chơi. Trẻ lên chơi đi vòng quanh ghế vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh thì chạy nhanh về mỗi trẻ ngồi vào 1 ghế. Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ nhận xét số bạn tìm được ghế ngồi và số bạn không tìm được ghế ngồi. ( Cô chú ý dạy trẻ sử dụng đúng từ: 1 bạn và nhiều bạn.)
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Kết thúc : Cô và trẻ cùng hát khúc hát dạo chơi và ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
--------- *** ---------
Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về những gì trẻ nghe thấy
Trò chơi: Sói và dê, lộn cầu vồng.
Chơi tự do: Chơi với đu quay, cầu trượt, búp bê, bóng
I Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết chú ý lắng nghe và nói được những âm thanh mà trẻ nghe được.
- Rèn kĩ năng lắng nghe, ghi nhớ. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 
- Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi, chơi an toàn đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
- Búp bê, bóng, đồ chơi ngoài trời sạch sẽ.
- Sân chơi sạch sẽ, trẻ khoẻ mạnh, trang phục gọn gàng. 
III Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động1: Trò chuyện về những gì trẻ nghe thấy.
Cô giới thiệu: ở xung quanh chúng ta có rất nhiều điều kỳ lạ, hôm nay cô cháu mình sẽ cùng ra sân và lắng nghe xem ở xung quanh chúng ta có những âm thanh gì nhé.
- Cô gợi hỏi trẻ : Các con nghe được những âm thanh gì nào ? ( Cho trẻ nói )
- Các con nghe được là nhờ có bộ phận nào của cơ thể ?
- Nếu không có đôi tai thì điều gì sẽ xảy ra ?
- Muốn đôi tai luôn nghe được rõ thì các con cần phải thường xuyên làm gì ?
=>Giáo dục trẻ cần thường xuyên vệ sinh đôi tai luôn sạch sẽ, không được cho bất kỳ vật gì vào tai.
2. Hoạt động2: Trò chơi
a. Trß ch¬i : Sói và dê
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, động viên trẻ chơi.
b. Trß ch¬i : lộn cầu vồng.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, cô động viên trẻ chơi
- Hái l¹i trÎ tªn trß ch¬i
3. Hoạt động 3: Ch¬i tù do
- Cô giới thiệu trò chơi và các đồ chơi ngoài trời, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt.
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trÎ ch¬i đảm bảo an toàn cho trẻ.
- HÕt giê ch¬i c« cho trẻ vệ sinh vào lớp.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
--------- *** ---------
Thứ 5/10/09/2009 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
--------- *** ---------
VĂN HỌC : THƠ : ĐÔI MẮT CỦA EM
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ thuộc thơ, đọc thể hiện tình cảm bài thơ , biết được mắt là một trong năm giác quan của cơ thể con người .
- Rèn trẻ kỹ năng đọc diễn cảm 
- Giáo dục trẻ có thói quen biết chăm sóc và vệ sinh các giác quan sạch sẽ. 
- Cho trẻ bài hát “ Hãy xoay nào ” .
- Trò chuyện về một số giác quan của cơ thể. Củng cố cho trẻ về thao tác rửa mặt. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài thơ " đôi mắt "
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chuyện 
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi " Mắt , mồm , tai "
- Các con vừa chơi trò chơi gì ?
- Mắt, tai còn được gọi là gì của cơ thể ?
- Mắt còn có tên gọi khác là gì ? ( Cơ quan thị giác )
- Tai còn được gọi là gì ? ( Cơ quan thính giác )
- Ngoài mắt và tai ra cơ thể còn có những giác quan nào nữa ?
- Các giác quan có nhiệm vụ gì ?
=> Mỗi giác quan có một nhiệm vụ khác nhau đối với cơ thể, giác quan nào cũng đều quan trọng, vậy chúng ta cần phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ các giác quan của mình ? cô chau mình cùng khám phá điều đó qua bài thơ " Đôi mắt của em " của nhà thơ Lê Thị Mỹ Phương .
2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm
- Cô đọc diễn cảm bài thơ 2 lần
+ lần 1: Đọc xong giới thiệu lại tên bài thơ, tác giả.
+ lần 2: Cô đọc kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ
3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn.
- Các con vừa nghe cô vừa đọc bài thơ nói về giác quan nào của cơ thể ? 
- Đôi mắt được tả như thế nào ?
- Câu thơ nào nói lên tác dụng của đôi mắt ?
=> Đôi mắt không chỉ đem lại vẻ đẹp trên khuôn mặt cho mỗi người mà nhờ có đôi mắt mà chúng ta nhìn thấy mọi vật ở xung quanh chúng ta và làm được nhiều việc hơn. Vẻ đẹp và tầm quan trọng của đôi mắt được thể hiện qua các câu thơ : Trích : Từ câu 1 đến câu 4 của bài thơ.
- Em bé trong bài thơ đã dành tình cảm thế nào cho đôi mắt ?
=> Em bé hiểu rằng đôi mắt vô cùng quan trọng, vì mắt giúp bé nhìn thấy mọi vật xung quanh, để bé được vui chơi, được đi học, vì thế cho nên bé đã chăm sóc đôi mắt của mình thể hiện qua các câu thơ : trích : 4 câu thơ cuối.
- Các con có biết vì sao mắt lại được gọi là đôi mắt ?
=> Cô cho trẻ đếm mắt của mình để qua đó giải thích cho trẻ hiểu nghĩa của từ " Đôi mắt "
- Còn các con đã làm gì để chăm sóc đôi mắt của mình ?
* GD : Đôi mắt là cơ quan thị giác vô cùng quan trọng của cơ thể, nếu 1 con người không may bị mù lòa thì cả cuộc đời người đó sẽ phải sống trong bóng tối, không nhìn thấy mọi thứ xung quanh nữa. Vì vậy các con cần chú ý : Thường xuyên vệ sinh cho mắt, rửa mặt bằng nước sạch, khăn sạch, không chơi ở nơi có bụi bẩn, không dụi tay bẩn lên mắt, giữ cho mắt luôn sạch sẽ để mắt ngày càng sáng hơn.
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô tổ chức cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức khác nhau: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. 
- Rèn trẻ kỹ năng đọc diễn cảm,khi đọc kết hợp thể hiện động tác minh họa.
- Cô bao quát lớp học, chú ý sửa sai cho trẻ, động viên trẻ kịp thời trong học tập. 
* Củng cố: 
- Cả lớp đọc lại 1 lần
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ 
*Kết thúc: Cho trẻ hát bài " Hãy xoay nào " kết hợp nhẹ nhàng ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
------- *** -------
Trò chơi: Vịt mẹ, vịt con , chi chi chành chành
Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt, phấn, lá cây..
I Mục đích yêu cầu
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi, chơi an toàn,đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, trẻ khoẻ mạnh, trang phục gọn gàng.
III Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động1: Trò chơi 
a. Trß ch¬i : Vịt mẹ vịt con 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, động viên trẻ chơi.
b. Trß ch¬i : Chi chi chµnh chµnh
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, cô động viên trẻ chơi
- Hái l¹i trÎ tªn trß ch¬i
3. Hoạt động 3: Ch¬i tù do
- Cô giới thiệu trò chơi và các đồ chơi ngoài trời, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt.
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trÎ ch¬i đảm bảo an toàn cho trẻ
- Hết giờ chơi cô cho trẻ thu dọn đồ chơi, vệ sinh cá nhân vào lớp.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
--------- *** ---------
Thứ 6 (02/10/2009) HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
--------- *** ---------
ÂM NHẠC : NDTT - Rèn kỹ năng hát bài 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_ban_than_chu_de_nhanh_2_co_t.doc