Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Tuần 34, Chủ điểm: Làm quen với một số đồ dùng học tập ở lớp 1

Mục đích yêu cầu:

• Trẻ biết được một số đồ dùng học tập của học sinh lớp 1, biết lấy và sắp xếp đồ dùng vào cặp, biết cách giữ gìn. Trẻ biết kết hợp các kỹ năng đã học và dùng các nguyên vật liệu thiên nhiên để xây dựng “Trường tiểu học”

• Trẻ biết phối hợp các kỹ năng về giác quan và các nhóm cơ tay – chân trong hoạt động. Có cảm giác thoải mái khi chơi.

• Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc trong quá trình chơi, thể hiện được vai chơi. Biết gọi tên một số đồ dùng học tập của học sinh lớp 1 và tên trường tiểu học.

• Trẻ biết sử dụng kỹ năng tạo hình tạo ra các sản phẫm đẹp, biết sử dụng ngôn ngữ đẹp và tình cảm đẹp trong giao tiếp, biết giữ gìn đồ dùng ngăn nắp – sach đẹp.

• Giáo dục trẻ biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn khi chơi, biết trân trọng đồ dùng của lớp, của bạn. thể hiện tình cảm khi xa trường và thích thú và phấn khởi muốn được học trường tiểu học.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Tuần 34, Chủ điểm: Làm quen với một số đồ dùng học tập ở lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh về phe mình. Nếu một trong hai cháu cướp được cờ đưa ra khỏi vòng mà không bị bạn đối phương đập thì cháu cướp cờ phải chạy nhanh mang cờ về cho phe mình. Bạn của phe đối phương đuổi kịp đập vào người bạn cướp cờ là thắng. Nếu không đập vào người bạnđể bạn cướp cờ chạy về phe mình là đội bạn được điểm. Trưởng trò lại tiếp tục gọi số khác và tò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết.
* Thứ 3, 5: TC Thi xem tổ nào nhanh
 Cách chơi: Chia lớp thành 3 tổ đi dạo chơi, khi cô lắc trống tay cô làm kí hiệu dang ngang thì 3 tổ xếp hàng ngang theo tay cô, tay cô kí hiệu vòng tròn thì xếp thành 3 vòng tròn, nếu tay cô đưa ra trước thì xếp thành 3 hàng dọc. Nếu tổ nào xếp nhanh và đúng theo yêu cầu của cô là đội đó thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát. Cô nhận xét đánh giá giờ chơi.
* Chơi tự do:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời.
- Cô thông báo hết giờ tập trung trẻ lại nhận xét và giáo dục thói quen vệ sinh: rửa tay, chân vào lớp.
- Trẻ sửa lại quần áo, đầu tóc, mang lại giày dép chuẩn bị ra sân. Nghe cô giới thiệu nội dung buổi dạo chơi.
- Trẻ đi dạo cùng cô, quan sát và trò chuyện về cảnh trường và thời tiết. Hát cùng cô và đi đến địa điểm quan sát
- Trẻ quan sát, đàm thoại, trò chuyện cùng cô.
- Trẻ ghi nhớ lời cô
- Trẻ nghe cô giới thiệu trò chơi và giải thích cách chơi
Trò chơi: “Cướp cờ”
Trò chơi: Thi xem tổ nào nhanh.
- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô. Đánh giá nhận xét cùng cô.
- Trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời.
- Hết giờ trẻ đi vệ sinh vào lớp
Thứ hai 11/05/09	LÀM QUEN MÔI TRƯỜNG
Đề tài: LÀM QUEN MỘT SỐ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Cô giúp trẻ biết tên, công dụng của một số đồ dùng học tập và biết sử dụng các đôd dùng đó. 
Trẻ biết cách giữ gìn, cách lấy lấy đồ dùng và sắp xếp đồ dùng vào cặp.
Trẻ ham thích được dùng các đồ dùng này. Biết giữ vệ sinh sạch sẽ không làm dơ bẩn.
II. CHUẨN BỊ:
Một số đồ dùng HT gồm: Cặp sách, vở, hộp bút, bảng, phấn, giẻ lau
Giấy, bút màu.
Hệ thống câu hỏi và các nội dung tích hợp: GDAN, LQVT,
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
- Cô và trẻ hát bài “Tạm biệt búp bê” đàm thoại ngắn nội dung bài hát. Cô cho trẻ làm động tác mô phỏng đi xe đi tham quan Trường Tiểu học.
- Cô và trẻ trò chuyện mô tả về: Cặp, tên gọi, công dụng của cặp
* Cho trẻ phân biệt sự giống và khác nhau của những chiếc cặp?
* Nếu cặp không có khoá thì sẽ làm sao?
* Các ngăn cặp để làm gì?
è Từ đó trẻ thấy được sự cần thiết phải biết giữ gìn cặp.
=> Trong cặp đựng những đồ dùng gì?
=> Cô cho mỗi trẻ lấy một thứ trong cặp: kể tên, công dụng, cách giữ gìn (Sách, vỡ, hộp bút: bút chì, tẩy, thước, phấn, giẻ lau), bảng.
=> Cho trẻ đặt câu hỏi về những đồ dùng học tập
=> Nếu thhiếu thì làm sao?
=> Khi sử dụng con phải giữ gìn như thế nào?
è Cô cho trẻ đếm xem trong cặp có bao nhiêu đồ dùng?
- Cô cho mỗi trẻ vẽ một đồ dùng và sau đó cho trẻ xếp lên bảng và đếm – so sánh: 
+ Đồ dùng nào vẽ nhiều nhất? Là bao nhiêu? Trẻ gắn số lên? 
+ Đồ dùng nào ít nhất? Có bao nhiêu đồ dùng? Trẻ cộn và gắn số?
+ Cô cho trẻ tạo sự bằng nhau?
* Cô nhắc nhỡ trẻ biết thu dọn vệ sinh góc chơi.
- Cô nhận xét và giáo dục. Kết thúc hoạt động ./. 
- Trẻ hát vận động tự do theo cô. Đàm thoại ngắn.
- Trẻ cùng đàm thoại với cô trả lời theo hiểu biết của mình.
+ Trẻ trả lời tự do
- Trẻ hiểu được sự cần thiết phải giữ gìn cặp.
- Trẻ cùng đếm đò dùng trong cặp
- Trẻ vẽ đồ dùng và sắp xếp lên cùng đếm – so sánh số lượng.
- Kết thúc hoạt động./. 
Thứ ba 12/05/09	THỂ DỤC
Đề tài: BẬT – ĐI – NÉM – CHẠY THEO TRÒ CHƠI “AI NHANH HƠN”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Cô giúp trẻ làm thành thạo những động tác bài tập phát triển chung và động tác “Bật – đi – ném (trúng đích)- chạy theo trò chơi “Ai nhanh hơn”
Trẻ được vận động phát triển khả năng vận động nhanh nhẹn, khéo léotrẻ vận dụng vào cuộc sống trong sinh hoạt hàng ngày thông qua chủ điểm.
Giáo dục trẻ thói quen rèn luyện cơ thể, giáo dục tính mạnh dạn, tự tin.
II. CHUẨN BỊ:
Địa điểm, nội dung bài tập
Hoa cầm tay thể dục.
9 viên gạch.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
- Khởi động:Tập hợp trẻ thành 3 hàng dọc chuyển đội hình thành vòng tròn, cho trẻ đi - chạy luân phiên các kiểu kết hợp và hát bài “Thật đáng yêu” rồi về 3 hàng ngang và cho trẻ tập
- Trọng động:Cô hướng dẫn cho trẻ tập theo cô:
˜ Bài phát triển chung: 
+ Thở 6: Tay đưa lên cao hít vào, hạ tay xuống thở ra.
+ Tay 6: Các ngón tay đan vào nhau, gập duỗi cẳng tay ra phía trước.
+ Chân 5: Chân bước khụy 2 tay đưa ra phía trước.
+ Bụng 6: 
+ Bật 4: Bật luân phiên chân trước – chân sau, tay kết hợp vỗ theo nhịp.
˜ Vận động cơ bản: 
◘ Cô giới thiệu nội dung động tác “Bật – đi – ném (trúng đích) – chạy theo trò chơi “Ai nhanh hơn”. 
◘ Cô làm mẫu cho trẻ xem một lần 
◘ Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: “Bật liên tục qua 5vòng tròn - đi 5m đến nhặt túi cát – ném trúng đích – chạy nhanh về hàng chạm vào tay bạn và đứng cuối hàng, bạn thứ 2 được chạm tay tiếp tục bật – đi –ném – chạy như vậy cho đến hết. Đội nào làm đúng và nhanh thì đội đó chơi giỏi.
◘ Cô cho cháu lên làm thử 
◘ Cô tổ chức cho trẻ tập theo tổ, nhóm, cá nhân cô chú ý theo dõi nhắc nhỡ kịp thời sữa sai cho trẻ. 
◘ Cô cho trẻ làm đúng, đẹp thực hiện lại một lần cho lớp xem.
- Cô nhận xét tuyên dương cháu làm đúng đẹp, động viên trẻ làm chưa đúng 
˜ Hồi tĩnh: Cô cho trẻ chơi TC: Uống nước hoặc làm vài động tác điều hòa hô hấp.
- Trẻ làm theo hướng dẫn của cô 
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x à à x x x x x x 
x x x x x x x x x x x x 
- Trẻ thực hành theo cô.
- Trẻ xem cô giới thiệu động tác và làm mẫu.
	--Bật--	--đi--	--ném--
	--chạy về hàng--
- Trẻ thực hiện theo cô.
- Trẻ chơi theo cô sinh động, vui.
- Trẻ chơi hồi tĩnh.
Thứ tư 13/05/09	LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: DẠY TRẺ ĐO CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC NHAU BẰNG 1 ĐỐI TƯỢNG DÙNG LÀM THƯỚC ĐO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Cô giúp trẻ đo các đối tượng khác nhau bằng 1 đối tượng khác dùng làm thước đo.
Trẻ biết sử dụng thao tác đo theo ý thích của mình.
Giáo dục trẻ ham thích học toán và biết tham gia vào hoạt động tích cực mạnh dạn
II. CHUẨN BỊ:
Mỗi trẻ có 1 thước đo.
10 hình chữ nhật có kích thước bằng nhau.
Lô tô từ số 5 – 10
Băng giấy và hình chữ nhật cho cô.
Các băng giấy màu dài 5 và 8 cm.
Kéo, hồ dán, giấy màu.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
- Cô và trẻ cùng hát bài “Cháu vẫn nhớ trường MN” và thoại nội dung bài hát, nội dung chủ điểm. 
* Cô cho trẻ so sánh chiều dài băng giấy:
+ So sánh băng giấy nào dài nhất – băng giấy nào ngắn nhất.
* Cô cho trẻ thực hiện cách đo của chiều dài băng giấy qua chiều dài hình chữ nhật: 
+ Đặt liên tiếp các hình chữ nhật lên 1 băng giấy xem chiều dài băng giấy đó bằng mấy hình chữ nhật, chọn thẻ số tương ứng với số lượng hình chữ nhật đó.
+ Tương tự với các băng giấy còn lại và so sánh các băng giấy với nhau xem băng giấy nào được xếp bằng nhiều hình chữ nhật (ít hình chữ nhật) nhất? Băng nào dài nhất, băng nào ngắn nhất?
* Cô cho trẻ cắt thêm các băng giấy màu bằng kích thước cô chuẩn bị sẵn (5 và 8 cm) và dán làm dây xúc xích trang trí lớp chuẩn bị ngày ra trường của bé.
+ Cô yêu cầu trẻ dán xen kẻ băng giấy 5 cm – 8 cm – 5 cmSau đó đo chiều dài của dây. Tìm dây dài nhất, ngắn nhất.
* Cô cho trẻ chơi đo chiều dài lớp học bằng bước chân của cô, trẻ. Chơi đếm gạch  Đo chiều dài bàn,ghế,
- Cô nhận xét – đánh giá khen ngợi - động viên trẻ.
- Cô cho trẻ hát cho trẻ thu dọn đồ dùng. Kết thúc hoạt động./.
- Trẻ hát và đàm thoại cùng cô.
- Trẻ chơi so sánh chiều dài băng giấy.
- Trẻ thực hiện cách đo của chiều dài băng giấy qua hình chữ nhật.
+ Trẻ đo và so sánh, chọn số tương ứng với số lượng hình trên lôtô.
+ So sánh băng giấy nào dài nhất và ngắn nhất?
- Trẻ cắt băng giấy màu bằng kích thước của cô và dán làm dây xúc xích trang trí lớp.
- Trẻ chơi đo chiều dài của lớp học bằng bước chân, đo chiều dài của bàn, ghế 
- Trẻ hát bài “Tạm biệt búp bê”. Cho trẻ thu dọn đồ dùng và kết thúc hoạt động./.
Thứ năm 14/05/09	LÀM QUEN VĂN HỌC
Thơ: ĐI HỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Cô giúp trẻ hiểu được nội dung và ý nghĩa nội dung bài thơ: Đi học. Trẻ cảm nhận được những vất vã của trẻ em các vùng Tây nguyên đi học,
Trẻ nhớ nội dung bài thơ và đọc tương đối thuộc, trẻ tập thể hiện giọng đọc trân trọng khi đọc thơ.
Giáo dục trẻ biết chia sẽ, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
II. CHUẨN BỊ: Tranh có chứa nội dung bài thơ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
- Cô và trẻ hát bai “Tạm biệt búp bê”. Đàm thoại nội dung bài hát.
 ó Bài hát nói về ai? Các con sắp tạm biệt trường MN đi học ở trường nào? 
- Cô giới thiệu bài thơ: Đi học và đọc cho trẻ nghe hai lần kết hợp cho trẻ xem tranh.
- Cô giảng nội dung và đàm thoại nội dung bài thơ.
 ó Nội dung: Bạn thiếu nhi ở vùng Tây nguyên hàng ngày đi học phải lội suối, trèo đèo, đi qua những tán cây cọ trong rừng. Những ngày đầu đi học bạn đó có mẹ đưa đi học, những ngày sau mẹ lên nương nên bạn phải đi học một mình. Trường học thì nghèo và nhỏ nằm ở dưới hàng cây, có cô giáo trẻ dạy em hát rất hay. Bài thơ này cho các con thấy còn nhiều bạn đi học vất vã những vẫn chăm học cho ba mẹ an lòng làm việc.
 ó Đàm thoại cùng trẻ:
+ Bài thơ đã viết về ai ? 
+ Con hãy đọc câu thơ nói về bạn nhỏ đi học phải lội qua suối, qua rừng ?
+ Tròng bài thơ bạn nhỏ ấy đi học được ai đưa đi học ?
+ Câu thơ nào thể hiện bạn biết tự đến trường để mẹ an lòng đi lên nương? (Lên nương: lên rẫy trồng lúa, khoai..)
+ Trường của bạn ấy như thế nào?
* Cô giáo dục trẻ tình yêu trường lớp, yêu cô giáo, biết chăm chỉ học tập.
- Cô dạy từng câu cho trẻ đọc theo.
- Cô cho trẻ vẽ, cắt hoa trang trí trường tiểu học của bé.
- Cô nhận xét và cho trẻ hát bài “Cháu vẫn nhớ Trường MN”
- Cô nhận xét và giáo dục trẻ tính mạnh dạn, siêng năng luôn được mọi người yêu mến, biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng và kết thúc hoạt động ./.
- Trẻ hát theo cô và trả lời câu hỏi đàm thoại. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_la_tuan_34_chu_diem_lam_quen_voi_mot_so.doc