Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Tuần 26

III/ HƯỚNG DẪN

1/ Khởi động:

Cô mở nhạc thể dục sáng, cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp đi chạy các kiểu sau đó xếp thành 3 hàng theo tổ dãn cách đều.

2/ Trọng động:

a) Bài tập phát triển chung

Tập kết hợp với bài hát “Đường em đi”

- Hô hấp: Thổi nơ bay, hai tay khum trước miệng, vung hai tay sang hai bên.

- Tay vai: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay, ngón tay để trên vai (Tập 2l x8 n)

- Chân: Đứng đưa một chân ra trước, lên cao (Tập 2l x 8 n)

- Bụng lườn: Đứng nghiêng người sang hai bên (Tập 2l x 8n)

- Bật: Bật chân sáo; bật đệm trên một chân, sau đó đổi chân (Tập 2l x 8 n)

 

doc12 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cô cho các cháu hát và vân động bài hát “Đi xe đạp”. 
Cô cho các cháu hát vài lần.
Nhận xét – tuyên dương.
Thứ ba, ngà 15 tháng 3 năm 2011
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: VẼ Ô TÔ TẢI (Mẫu)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu xẽ được hình ô tô tải đđơn giản có đủ các bộ phận: đầu xe, thùng xe, bánh xe.
- Phối hợp các đường nét đã học, vẽ tranh có bố cục, phối hợp màu hài hòa.
- Góp phần giáo dục trẻ tôn trọng những người lái xe, và chấp hành tốt khi tham gia giao thông.
Yêu thích giờ học.
II/ CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Tranh mẫu
Giấy vẽ, sáp màu, que chỉ, giá trưng bày sản phẩm
Đầu đĩa, dĩa nhạc không lời
- Đồ dùng của cháu: Giấy vẽ; hộp sáp màu.
III/ HƯỚNG DẪN:
1/ Hoạt động 1: “Hát, trò chuyện”
Cô cùng cháu hát bài “Em tập lái ô tô”
Đàm thoại về nội dung bài hát:
Cho cháu kể tên 1 số phương tiện giao thông đường bộ.
Giáo dục cháu tôn trọng những người lái xe, và chấp hành tốt khi tham gia giao thông.
Giờ hoạt động tạo hình hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con vẽ một phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng nhiên liệu xăng và chở các loại hàng hóa. Các con chờ xem đó là phương tiên nào nhé.
2/ Hoạt động 2: Nhận thức
a) Giới thiệu và phân tích mẫu:
Cô nói úm ba la úm ba la, úm ba la “pin pin” cô treo tranh “Xe ô tô tải” lên bảng cho trẻ nhận xét đặc điểm của xe.
Cô khái quát lại: Xe tải gồm có đầu xe hình vuông, thùng xe hình chữ nhật, bánh xe là hình tròn, xe màu xanh, bánh xe màu đen
b) Cô vẽ mẫu: 
Cô vẽ hình vuông là hỏi trẻ cô vẽ gì đây?(Cục gạch)
Cô vẽ hình chữ nhật nối liền hình vuông
Cô vẽ bánh vẽ nhừng quả bóng tròn dưới hình vuông và hình chữ nhật, các con nhìn xem đó là gì?
Cô đã vẽ xong “Xe tải” bây giờ cô làm gì? Cô tô màu.
* Cho trẻ thực hiện:
Cô cho cháu hát bài “Đi xe đạp” về chỗ ngồi, cô mở nhạc không lời.
Cháu vẽ cô quan sát, giúp đỡ cháu.
3/ Hoạt động 3: Củng cố
Nhận xét sản phẩm của trẻ:
Trẻ vẽ xong mang tranh lên giá trưng bày, cô cho một vài trẻ lên chọn sản phẩm cháu thích hỏi tên họa sỹ? Tuyên dương, cô cũng chọn một bức tranh cô thích nhận xét, hỏi tên họa sỹ khen ngợi, nhận xét một số sp chưa đẹp chưa hoàn thành.
Nhận xét – Tuyên dương
Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: 
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN MTXQ
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (ĐƯỜNG BỘ)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu gọi đúng tên và nhận xét được một số đặc điểm, tính chất: (cấu tạo, tiếng còi, động cơ, tốc độ, nơi hoạt động, ) của một số phương tiện giao thông.
- Nhận xét, so sánh đặc điểm giống và khác nhau của một số phưện giao thông.
- Góp phần giáo dục trẻ chất hành tốt luật lệ khi tham gia giao thông.
 Hứng thú học.
II/ CHUẨN BỊ:
 Đồ dùng của cô: Tranh MTXQ một số phương tiện giao thông; Mô hình đường lộ. Cục hít que chỉ, Bảng đa năng, Phấn
Đồ dùng của cháu: Tranh Lô tô Phương tiện giao thông: Xe máy, xe ô tô con, xe buýt, xe đạp, xích lô, xe kéo.; cục hít.
III/ HƯỚNG DẪN:
1/ Hoạt động 1: “Tổ chức tham quan đường bộ”
Cô cùng cháu hát bài “Bé tập đi xe đạp”
Đàm thoại về nội dung bài thơ:
Xe đạp chạy ở đâu? Xe đạp có mấy bánh? Thuộc loại phương tiện giao thông đường gì?
Để trả lời cho câu hỏi này bây giờ cô sẽ cho các con ra tham quan “Đường lộ”, cũng gần đây thôi nên cô và các con cùng đi bộ nhé, khi đi bộ chúng ta đi bên tay nào? Có đùa giỡn không? Khi đi có xả rác trên đường không? Nào chúng mình cùng chuẩn bị đi nhé. Trước khi ra khỏi phòng ta phải làm gì? Tắt quạt, đèn để làm gì? Cô cùng trẻ hát bài “Đường em đi” đến mô hình. Cô cho trẻ đứng 1 bên lề đường cho trẻ quan sát những phương tiện chạy trên lộ (Mô hình) giáo dục trẻ khi ngồi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, xe ô tô thì không được thò đầu thò tay ra ngoài , các con con nhỏ khi muốn sang đường phải có người lới dẫn sang, giáo dục trẻ không xả rác khi tham gia giao thông. Cho trẻ chơi trò chơi về lớp.
1/ Hoạt động 2: Nhận thức 
a) Nhận biết một số phương tiện giao thông phổ biến
- Cô đố cô đố : “Xe gì 2 bánh 
Đạp chạy bon bon, 
Chuông kêu kính coong ” cho cháu đoán
- Cô treo tranh “Xe đạp» cho chau quan sát, nhận xét đặc điểm cấu tạo?
Cô khái quát lại: Xe đạp có 2 bánh có ghi đông, khung xe, yên gác ba ga, bàn đạp, xe đạp không chạy bằng nhiên liệu mà dùng sức người để đạp, là phương tiện giao thông đường bộ, chở người và hàng hóa, khi ngồi xe đạp chúng ta phải ngồi ngay ngắn, không đua giỡn.
Hằng ngay bố mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì?
Một tay che mắt, hai tay che mắt các con có nhìn thấy gì không?: Cô treo tranh xe máy
Cho cháu đọc từ  «Xe máy »
Cô treo tranh Xe máy cho cháu nhận xét các đặc điểm.
Cô khái quát lại: Xe máy có hai bánh, tay lái, đèn, khung xe, yên xe, xe có gắn máy muốn xe chạy phải có nhiệu liệu xăng, là phương tiện giao thông đường bộ. Khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm...
Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố cô đố cái mà cô đố Xe gỉ xe gi
 “Xe gì 4 bánh
 Chạy bon bon, 
Máy nổ giòn, 
Kêu pip pip”
Cô treo tranh xe ô tô con cho trẻ đọc từ “Ô tô con”
Cô cho trẻ nhận xét đặc điểm, cấu tạo xe ô tô con.
Cô khái quát lại: Xe ô tô con có 4 bánh có đầu xe (có biển số) có buồng lái có 2 ghế ngồi, thân xe cócửa lên xuống, 3 ghế ngồi, có cửa sổ, đuôi xe (cũng có biển số xe) xe chạy bằng nhiên liệu, là phương tiện giao thông đường bộ, chở được 4 người đi từ nơi này đến nơi khác. 
Nhìn xem nhìn xem! Đây là xe gì?
Cô treo tranh “Xe tải” cho trẻ nhận xét đặc điểm cấu tạo?
Cô khái quát lại: Xe tải có đầu xe có bảng số xe, có buồng lái, có thùng xe để chở hàng, đuôi xe có bảng số xe, chạy bằng nhiên liệu là phương tiện giao thông đường bộ, chở hàng hóa, .
Lắng nghe lắng nghe ! Xe gì 4 bánh, chở rất nhiều người, xuống lên tới trạm mới dừng bé ơi?
Cô treo tranh “Xe buýt” cho trẻ quan sát nhận xét đạc điểm?
Cô khái quát lại: “Xe buýt” có đầu xe có buồng lái, thân xe có rất nhiều ghế ngồi chở được nhiều hành khác, có 2 cửa lên xuống, chạy bằng nhiên liệu là phương tiện giao thông đường bộ, khi đến trạm là dừng cho hành khách xuống và lên.
Cô cùng trẻ hát bài “Đi xe đạp”
b) So sánh: Nhóm xe 2 bánh và xe 4 bánh:
 “Xe đạp- xe máy – xe ô tô con – xe buýt – xe tải”
Những phương tiện này có điểm nào giống và khác nhau?
(Xe đạp và xe máy lám xe 2 bánh, xe buýt xe ô tô con thuộc nhóm xe 4 bánh; xe chạy dùng chân để đạp; xe máy xe ô tô con, xe tải xe buýt chạy bằng nhiên liệu)
Cô tóm lại: Giống nhau đếu là phương tiện giao thông đường bộ.
Khác nhau: Xe đạp có bàn đạp dùng sức người đạp không chạy bằng nhiên liệu, xe máy chạy bằng nhiên liệu, chạy nhanh hơn xe đạp, chở được hai ngườ khi ngồi xe máy phải đội mũ bảo hiểmi, xe ô tô 4 bánh chở được nhiều người xe máychạy nhanh hơn xe đạp xe máy, xe buýt chở nhiều người hơn xe ô tô con khi khách lên xuống phải đến trạm mới dừng, xe tải cũng có 4 bánh, có thùng xe không chở người mà chở hàng hóaXe máy xà xe đạp thuộc nhóm xe 2 bán; Xe tải, xe buýt, xe ô tô con thuộc nhóm xe 4 bánh; 
* Cho cháu kể tên thêm một số phương tiện giao thông khác mà cháu biết: Xe ba gác (Xe kéo); Xe xích lô, Xe đông lạnhcô gắn tranh, đàm thoại sơ qua và kể thêm một số phương tiện khác ngoài tranh.
2/ Hoạt động 3: Luyện tập
Cho cháu hát bài “Em tập lái ô tô” chuyển đội hình thành 2 hàng dọc:
Cô nói luật chơi, cách chơi, hướng dẫn chơi
Nhóm trai tìm những phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu
Nhóm gái tìm những phương tiện giao thông không chạy bằng nhiên liệu mà chạy bằng sức người.
Hai nhóm thi đua gắn xong cho trẻ kiểm tra, đếm tranh của từng nhóm, cô viết số tương ứng.
Cô cùng cháu chơi 1 vài lần.
Cô cho cháu tìm tranh phương tiện giao thông thông yêu cầu của cô (Tranh xung quanh lớp)
Kết thúc: Nhận xét – Tuyên dương
Tiết 2:
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
BÀI: EM TẬP LÁI Ô TÔ
Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý
Trọng tâm: chơi vận động minh họa theo bài hát.
Nghe hát: Ví dặm (dân ca Nghệ An)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu thuộc và vận động nhẹ nhàng theo bài hát “Em tập lái ô tô”
- Rèn kỹ năng vận động, luyện tai nghe.
- Góp phần giáo dục trẻ chấp hành tốt luật lệ giao thông đường bộ.
Yêu thích giờ học.
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: Vòng thể dục, tranh nghe hát.
Đồ dùng của trẻ: Vòng, mũ chóp.
III/ HƯỚNG DẪN:
1/ Hoạt động 1: “Trò chuyện”
Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Em tập đi xe đạp”
Đàm thoại về nội dung bài thơ:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bạn nhỏ trong bài thơ tập đi xe gì?
- Xe đạp là chạy ở đâu ? là phương tiên giao thông đường gì?
- Ngoài xe đạp ra đường bộ còn những phương tiện giao thông nào? Cô cho trẻ kể tên một số phương tiện, trẻ phương tiên nào cô treo tranh phương tiện đó lên.
Giáo dục cháu khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành, ngôi trên tàu xe không thò đầu thò tay ra ngoài, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm...
2/ Hoạt động 2: Nhận thức 
a) Ca hát:
Có một bài hát rất hay nói về em bé tập lái xe ô tô các con nghe cô xướng âm la và đoán xem đó là bài hát nào nhé.
“Lá là lá la, la là lá la la, lá là lá la”, cháu đoán
Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả cho cháu nhắc lại 2 lần
Cô đánh nhịp cho cả lớp hát cùng cô 2 lần
Tổ chức thi đua hát giữa nhóm trai và nhóm gái.
b/ Vận động
Các con hát rất hay để cho bài hát hay hơn cô sẽ hướng dẫn cho các con chơi vận động theo bài hát nhé.
- Cho trẻ đọa thơ “Cô dạy con” lấy vòng chuyển đội hình
- Cô làm mẫu 2 lần.
Câu 1 “Pí pò pí po” hai tay cầm vòng đưa qua trái qua phải.
Câu 2 “Em tập lái ô tô” hai tay cầm vòng đi lên phía trước 1 bước.
Câu 3: “Pí pà pí po” thực hiện như câu 1
Câu 4 “Sau này em lớn em lái xe đón cô” đưa vòng lên cao quay một vòng.
- Cho cả lớp vận động 2 lần theo bài hát.
- Tổ, nhóm, vá nhân vận động.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
3/ Hoạt động: Tổ chức nghe hát
Nghe hát: Ví dặm (DC Nghệ An)
Các con tập lái ô tô rất giỏi để thưởng cho các con cô sẽ cho các con về quê cô ở nơi đó có rất nhiều làn điệu dân ca mượt mà đằm thắm, quê cô rất xa lớp mình rất đông bay giờ mình chọn một phương tiện vưa chở được cả lớp mình vừa rẻ tiết kiệm được nhiều xăng nữa các con chọn xe gì? (xe buýt)
Nào mình cùng đi chơi nhé, nào mình cùng đi xe buýt, “buýt, buýt” trẻ cầm vòng tròn đến bên bức tranh, cô nói đến nơi rồi các con ơi.
Cô giới thiệu về miền quê. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_la_tuan_26.doc