Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Kịch Trung Thu: Đêm hội trăng rằm

I. Ổn định tổ chức

II. Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu.

III. Đọc thư của Chủ tịch nước:

IV. Chương trình văn nghệ “Trung thu nhớ Bác”: tích trung thu: (chị Hằng, chú Cuội)

Hát múa bài hát Đêm trung thu rước đèn đi chơi 1 lời

1) Chú Cuội chị Hằng xuất hiện:

* Tiếng vọng từ bên trong: (dõng dạc)

Loa ! Loa ! Loa ! Loa

Bạn nhỏ chúng ta

Lắng nghe thiên chỉ

ở trên thiên đỉnh

Chú Cuội, chị Hằng

Thấy dưới hạ giới

Trẻ nhỏ đùa vui

Ca hát tươi cười

Múa lên phá cỗ

Bỏ cả chăn trâu

Chẳng biết đi đâu

Ngọc Hoàng tìm mãi

Loa ! Loa ! Loa ! Loa

Loa ! Loa ! Loa ! Loa

 

docx8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Kịch Trung Thu: Đêm hội trăng rằm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mây
Thấy ngay các bạn
Rước đèn, họp bạn
Phá cỗ, múa lân
Tiếng trống thùng thình
Rộn ràng ngõ xóm.
Toàn thể hát múa bài “Chị Hằng”
2. Sự tích trung thu:
* Chị Hằng: Bây giờ chị hỏi các em này, em nào cho chị biết tại sao lại có Tết Trung thu ?
* Chú Cuội: Có bạn nào biết không nào?
* Thiếu nhi: Không ạ!
* Chị Hằng: Vậy bây giờ chị Hằng, chú Cuội kể cho các em nghe tại sao lại có tết trung thu và có tục múa hát ngắm trăng nhé:
Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là “Tết trông trăng”. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, đèn kéo quân...rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này nhân dân thường bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. ở một số nơi còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
Ngoài ý nghia vui choi cho trẻ em và ngươờilớn Tết Trung Thu cũng là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. 
Bởi vậy dân gian có câu:
Muốn ăn lúa tháng năm,. Trông trăng rằm Tháng tám. 
	* Chị Hằng: Câu truyện về Sự tích trung thu đến đây là hết rồi. Bây giờ thì tất cả chúng ta đã hiểu tại sao lại có tết trung thu và có tục múa hát ngắm trăng rồi chứ. 
* Tốp Văn nghệ thiếu nhi hát múa bài “Chị Hằng”, các em vỗ tay theo.
3. Văn nghệ, đố vui, trò chơi:
* Chị Hằng: Các em biết không, Chị Hằng thấy các em vui Tết Trung, chị thấy vui quá nên vội mua quà để góp vui cùng mâm cỗ đêm rằm cùng các em đấy (Hai nhân vật đóng thiên nữ mang quà ra đặt ở giữa sân khấu).
* Chú Cuội: Quà gì vậy?
* Chị Hằng: Bí mật đó, chú Cuội biết đấy!
- Nhưng để có quà, đầu tiên chị xin đố các em nhé!
* Chú Cuội: Chị Hằng, chú Cuội có ý kiến!
* Chị Hằng: Cuội nói đi.
* Chú Cuội: Cuội có được giải câu đó không?
* Chị Hằng: 
	- Được chứ! Nào, hãy nghe đây.
	Cái gì năm cánh
	Mà chẳng biết bay
	Em cầm trên tay
	Đêm rằm tỏa sáng.
* Chú Cuội: Ôi cái gì nhỉ? Chú Cuội chịu thua, có bạn nào biết cái gì không? Nếu bạn nào giải được, chú cuội cũng có quà tặng ngay bạn ấy.
* Chú Cuội và Chị Hằng: Gọi 2-3 em học sinh ở dưới lên sân khấu trả lời.
- Các em học sinh trả lời đúng.
* Chú Cuội: - Đúng không các em? Nói to lên, Chị Hằng ơi, các bạn nhỏ này xứng đáng được trao quà chưa này! (Trao quà)
* Thiếu nhi: Vỗ tay.
* Chị Hằng: Trong đêm rằm, tỏa sáng trên tay các em đó chính là chiếc đèn ông sao đấy?
* Chú Cuội, chị Hằng cùng Tốp văn nghệ hát, múa bài “Chiếc đèn ông sao”.
* Chú Cuội: Cảm ơn các bạn nha, các bạn hát hay quá, đấy là câu đố của chị Hằng, còn chú Cuội cũng có câu đố nhé?
	Cái gì lơ lửng
	Trên tận trời cao
	Bên các vì sao
	Không ai lâý được.
	- Nào các bạn ơi! cái gì nào? đố các bạn đấy!
* Chú Cuội và Chị Hằng: Gọi 2-3 em học sinh lên trả lời câu đố và phát quà.
	* Chú Cuội: Các bạn ơi hôm nay các bạn được các anh chị đoàn viên thanh niên tổ chức vui tết trung thu, các bạn có thấy vui không!
	* Thiếu nhi: Có ạ!
	* Chú Cuội: Nếu các bạn thấy vui xin mời hát theo chú Cuội nhé:
	“Vui là vui quá, vui là vui ghê, vui không chỗ nào chê ý a.
	Vui là vui quá, vui là vui ghê, vui không chê chỗ nào”.
	* Chị Hằng: Các em thấy có hay không?
	* Thiếu nhi: Hay ạ!
* Chị Hằng: Nếu các bạn thấy hay xin mời hát theo chị nhé:
	“Hay là vui quá, hay là vui ghê, hay không chỗ nào chê ý a.
	 Hay là hay quá, hay là hay ghê, hay không chê chỗ nào”.
* Chú Cuội: Các em thấy có thích không?
	* Thiếu nhi: Thích ạ!
* Chú Cuội: Nếu các bạn thấy thích xin mời hát theo Chú Cuội nhé:
	“Thích là thích quá, thích là thích ghê, thích không chỗ nào chê ý a.
	Thích là thích quá, thích là thích ghê, thích không chê chỗ nào”.
	* Chú Cuội, chị Hằng: Xin cám ơn các em1 
* Chị Hằng: 
	- Các em ơi! Các em có muốn chơi trò chơi nữa không? 
- Bây giờ chị Hằng và chú Cuội lại có mấy câu đố vui hỏi các em nhé! Để chị Hằng hỏi trước nhé.
	Con gì mào đỏ
	Lông mượt như tơ
	Sáng sớm tinh mơ
	Gọi người thức dậy.
* Chị Hằng: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu.
* Chú Cuội: Các em ơi! Cuội đố các em nhé!
	Con gì mới nở
	Như cục tơ vàng
	Hễ có quạ sang
	Núp vào cánh mẹ
* Chú Cuội: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu.
 	* Chị Hằng: Các em ơi, đến lượt chị đố nè:
	Con gì ăn no
	Bụng to, mắt híp
	Ngủ thì khìn khịt
	Miệng thở phì phò
* Chị Hằng: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu.
 	* Chú Cuội: Các em nghe chú Cuội đố nhé.
	Con gì có cánh
	Mà lại biết bơi
	Ngày xuống ao chơi
	Đêm về đẻ trứng.
* Chú Cuội: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu.
 	* Chị Hằng: Các em chú ý nghe thật kỹ nhé:
	Con gì lông mượt
	Bắt chuột hộ ta
	Thích chèo cau, na
	Thích ăn cơm, cá.
* Chị Hằng: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu.
 	* Chú Cuội: uhm, để chú nghĩ xem còn câu đố nào không nhỉ? 
* Chị Hằng: (Nói thật to)- Các em ơi, chú Cuội không nghĩ được câu đố nào nữa rồi, chúng ta cùng đếm từ 1 đến 10 để xem chú Cuội có đưa được ra câu đố không nhé.(Chị Hằng cùng các em nhỏ đếm thật to).
* Chú Cuội: (Khi nghe đếm đến 9 thì chú nghĩ được ra câu đố)- Ah, chú nghĩ ra câu đố cho các em rồi.
	Con gì giữ nhà
	Hay hỏi “đâu, đâu”
	Thấy em ở đâu
	Là đuôi mừng vẫy.
	(con gì nào, con gì nào).
* Chú Cuội: Gọi 1 em trả lời và mời lên sân khấu.
* Chú Cuội: Bây giờ các em hãy nghe xem bạn nào bắt chước tiếng con vật do mình đoán ra, giống nhất nhé.
* 6 em thiếu nhi: Bắt trước tiếng con vật của mình vừa trả lời.
* Chú Cuội và Chị Hằng cùng nói: Các em thấy bạn nào bắt chước tiếng con vật giống nhất nhỉ?
* Thiếu nhi: (Nói to)- Bạn nào cũng giống ạ!
* Chú Cuội và Chị Hằng: Vậy thì tất cả các bạn đều rất xứng đáng được nhận thêm quà.
* Chị Hằng: Chị Hằng ở trên cung trăng thấy các em ngoan, cố gắng học giỏi lại còn thích hát nữa, bạn nào có thể hát cho chị Hằng, chú Cuội và cac bạn nghe nào.
* Thiếu nhi: 01 tiết mục ( Bài hát đã được chuẩn bị từ trước).
* Chị Hằng và Chú Cuội: Phát quà cho từng em sau khi hát xong bài hát.
* Chú Cuội: Vừa rồi chị Hằng và chú Cuội thấy các em thiếu nhi tỉnh Nam Định ta rất vui vẻ, thông minh giải câu đố, lại còn hát hay nữa. Chú Cuội đề nghị tất cả chúng ta cùng nổ một tràng pháo tay hoan ngênh các bạn nhỏ nào.
3. Trò chơi vận động và các trò chơi khác.
V. Trao thưởng:
VI. Phá cỗ - Bế mạc:
* Chị Hằng: Các em ơi, các em có đoán được chương trình tiếp theo là chương trình gì không? 
* Học sinh đồng thanh: “phá cỗ đón trăng”
* Chị Hằng: - Đúng, đó chính là phá cỗ đón trăng.
- Ôi, các em ơi, Chú Cuội của chúng ta đâu rồi nhỉ, có bạn nào biết không, à ! chị đã nhìn thấy Chú Cuội rồi, chú Cuội của chúng ta đang bận chuẩn bị quà bánh cho các em phá cỗ đêm rằm đấy ! Chị đã nhìn thấy những mâm quà trung thu với thật nhiều bánh kẹo, hoa quả. Nhiều quà quá. Nào các em, chúng ta hãy cùng chung phá cỗ, xin mời các vị đại biểu cùng toàn thể các em chúng ta ra ngoài khu vực tiền sảnh để cùng dự phá cỗ.
(Đi ra trong nền nhạc bài "Tết trung thu")
Bế mạc Phần I: 
Chị Hằng: Kính thưa các vị đại biểu, chương trình vui Trung thu “Đêm hội trăng rằm” đến đây kết thúc. Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu khách quý, các bậc phụ huynh đã tới dự, động viên.
(Nhạc bài “Tết trung thu” bật lên)
2/ SỰ TÍCH TRUNG THU:
Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu.
Tết Trung Thu 
Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.
Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ." 
Nguồn Gốc Tết Trung Thu 
Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc. 
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. 
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. 
Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu. 
Ý Nghĩa Tết Trung Thu 
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. 
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến c

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mau_giao_lop_la_kich_trung_thu_dem_hoi_trang_ram.docx