Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Đề tài: Truyện Qua đường

* YÊU CẦU:

1/ Kiến thức:

- Trẻ biết tín hiệu đèn đỏ báo dừng lại, đèn xanh được đi, đèn vàng chuẩn bị

- Trẻ em khi qua đường phải có người lớn dắt.

2/ Kỹ năng:

- Trẻ kể lại từng đoạn truyện theo tranh, cho trẻ làm quen cách thể hiện giọng kể diễn cảm, cách thể hiện giọng điệu nhân vật.

3/ Phát triển:

- Phát triển ở trẻ ngôn ngữ giao tiếp, nói mạch lạc.

- Phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng.

4/ Giáo dục:

 Phải tuân thủ luật lệ giao thông khi đi trên đường.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Đề tài: Truyện Qua đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & Đ T TP CÀ MAU	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	TRƯỜNG MẦM NON 	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN
MÔN: làm quen văn học
ĐỀ TÀI: Truyện Qua đường 
CHỦ ĐỀ: Một số phương tiện và luật lệ giao thông
LỚP: lá
THỜI GIAN: 25->30 phút
NGÀY DẠY: 21/03/2008
NĂM HỌC: 2007-2008
 * YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết tín hiệu đèn đỏ báo dừng lại, đèn xanh được đi, đèn vàng chuẩn bị 
- Trẻ em khi qua đường phải có người lớn dắt.
2/ Kỹ năng:
- Trẻ kể lại từng đoạn truyện theo tranh, cho trẻ làm quen cách thể hiện giọng kể diễn cảm, cách thể hiện giọng điệu nhân vật.
3/ Phát triển:
- Phát triển ở trẻ ngôn ngữ giao tiếp, nói mạch lạc.
- Phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng.
4/ Giáo dục:
 Phải tuân thủ luật lệ giao thông khi đi trên đường.
* CHUẨN BỊ:
- Mô hình minh họa truyện.
- Băng cassett, băng từ ” Qua đường”.
- Nhân vật rời, tranh nền đủ để trẻ gắn thành 3 tranh hoàn chỉnh minh họa nội dung truyện.
- Tín hiệu đèn Xanh, đỏ, vàng.
* Nội dung tích hợp:
 + GDÂN: Đèn xanh đèn đỏ, Đường em đi
 + TH MTXQ: Một số luật giao thông và tín hiệu đèn giao thông.
 + LQCV:	 Chữ cái trong từ: “Qua đường”; chữ cái m, n, l.
 +LQVT: Định hướng phải trái.
* HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
ĐỊNH HƯỚNG
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Cô mở băng cassett bài: “đèn xanh đèn đỏ” cùng trẻ hát và vận động tự do.
* Trò chuyện:
- Bài hát nói về điều gì?
- Con biết gì về tín hiệu đèn giao thông?
 - Vì sao phải tuân thủ theo tín hiệu đèn giao thông?
*GIÁO DỤC: Tín hiệu đèn đỏ báo dừng lại, đèn xanh được đi, đèn vàng chuẩn bị, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông để tránh xảy ra tai nạn.
* Vào bài:
1/ Giới thiệu:
Lắng nghe lắng nghe
Cô làm tiếng còi xe “ bim ..bim.. bim”.
- Tiếng gì thế các con?
Sáng nay, trên đường đến lớp, khi đi ngang qua ngã tư đường phố cô thấy hai chú thỏ chạy sang đường không tuân thủ luật giao thông nên suýt chút nữa xảy ra tai nạn. Để biết hai chị em thỏ gặp chuyện gì trên đường, các con lắng nghe cô kể câu chuyện ” Qua đường ” nha!
Cô kể lần 1 diễn cảm, thể hiện giọng điệu phù hợp nhân vật .
- Câu chuyện nói về điều gì?
- Tóm tắt nội dung: “ câu chuyện kể về hai chị em thỏ vì ham chơi nên khi sang đường không nhìn tín hiệu đèn, suýt chút nữa xảy ra tai nạn. Nhờ chú thỏ xám là cảnh sát giao thông nhắc nhở nên chị em thỏ đã hiểu ra”.
- Cô kể lần 2- kết hợp với mô hình.
* Giới thiệu cho trẻ biết về tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ:“ Đây là tín hiệu đèn giao thông, tín hiệu đèn nằm ngang ở trên dành cho xe, tín hiệu đèn thẳng đứng phía dưới dành cho người đi bộ. Khi đèn đỏ báo hiệu cho xe dừng lại, thì đèn xanh ở phía dưới báo hiệu cho người đi bộ được đi. Khi đèn xanh báo hiệu cho xe chạy, thì đèn đỏ ở phía dưới báo hiệu người đi bộ phải dừng. Ở Cà Mau chưa có tín hiệu đèn dành cho người đi bộ, nhưng ở nhiều nơi đã có như ở Thành Phố Hồ Chí Minh. 
 2) Đàm thoại:
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
 - Hai chị em thỏ sang đường như thế nào? 
 - Trên đường chị em thỏ gặp chuyện gì?
 - Bác Gấu đã nói gì với chị em thỏ?
- Chú thỏ Xám nhắc nhở chị em thỏ như thế nào?
- Nếu là con, khi qua đường sẽ đi như thế nào?
3) Trò chơi: ” nhóm nào tài”
Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên bắt thăm, chọn rổ đồ chơi và tranh mang chữ cáùi giống chữ cái vừa bắt thăm. Sau đó về nhóm mình bàn bạc, tìm những hình ảnh rời gắn vào để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh. Thời gian thực hiện là một bài hát. Nhóm nào gắn nhanh, đúng là thắng cuộc.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi.
 Sau đó, cô nhờ 1 bạn giỏi nhất lớp lên sắp xếp những bức tranh theo trình tự câu chuyện. Lần lược cho trẻ kể lại nội dung truyện theo tranh.
 * Giáo dục:
- Qua câu chuyện con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Qua câu chuyện con học được điều gì?
- Theo con, câu chuyện có thể đặt tên khác được không?
- Con sẽ đặt tên truyện là gì? Vì sao?
- Tác giả viết truyện đặt tên “ Qua đường”.
- Cho trẻ đọc tên truyện.
4) Củng cố: trò chơi ” đi chơi phố”.
Hôm nay, lớp rất ngoan cô sẽ cho lớp đi chơi phố. 
- Con sẽ đi bằng phương tiện gì?
- Người đi xe máy phải làm gì?
- Bạn nào đi bằng xe máy cùng cô đội mũ bảo hiểm nào!
 Cô cùng trẻ đi chơi, trên đường đi cô gợi mở cho trẻ nói về tín hiệu đèn giao thông.
* Kết thúc:
 Cho lớp hát một bài.
-Trẻ cùng cô vận động.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Nghe gì nghe gì!
-Tiếng còi xe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe và xem mô hình.
- Thỏ trắng, Thỏ nâu, bác Gấu, Thỏ xám.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi.
-Trẻ cùng kể lại truyện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đặt tên truyện theo suy nghĩ.
- Trẻ đọc tên truyện
- Trẻ trả lời.
- Đội mũ bảo hiểm.
-Trẻ mô phỏng động tác đội mũ bảo hiểm.
- Trẻ cùng cô đi chơi.
- Trẻ hát cùng cô

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_la_de_tai_truyen_qua_duong.doc