Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu về nước và sự bốc hơi của nước

I. Mục đích yêu cầu

 - Trẻ biết được lợi ích của nước đối với đời sống con người cũng như đối với mọi vật xung quanh: Nước dùng để tắm, giặt, uống, tưới cây.

 - Trẻ biết được khi nóng nước có hiện tượng bốc hơi

 - Trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để nói lên hiểu biết của mình về nước

 - Luyện kỹ năng hát qua bài “Cho tôi đi làm mưa với”

 - Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm nước, biết bảo vệ nguồn nước sạch.

II. Chuẩn bị

- 2 chậu nước: Mầu xanh, mầu đỏ

- 4 âu nhựa (2 nắp màu xanh, 2 nắp màu đỏ)

- 1 phích đựng nước nóng

- 3 chai đựng nước lạnh

- 1 chai nước đục lỗ để phun giả làm mưa

- Tranh vẽ vòng tuần hoàn của nước

- 18 xô nước nhỏ, 3 bình nhỏ đựng nước

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 4148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu về nước và sự bốc hơi của nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
 Đề tài: Tìm hiểu về nước và sự bốc hơi của nước
 Thời gian : 30 phút
 Đối tượng : Trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi (lớp đổi mới)
 Giáo viên dạy : Lê thị Thơ
 Trường Mầm non 7-5 TP Điện Biện Phủ
I. Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết được lợi ích của nước đối với đời sống con người cũng như đối với mọi vật xung quanh: Nước dùng để tắm, giặt, uống, tưới cây...
 - Trẻ biết được khi nóng nước có hiện tượng bốc hơi
 - Trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để nói lên hiểu biết của mình về nước
 - Luyện kỹ năng hát qua bài “Cho tôi đi làm mưa với”
 - Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm nước, biết bảo vệ nguồn nước sạch.
II. Chuẩn bị
2 chậu nước: Mầu xanh, mầu đỏ
4 âu nhựa (2 nắp màu xanh, 2 nắp màu đỏ)
1 phích đựng nước nóng
3 chai đựng nước lạnh
1 chai nước đục lỗ để phun giả làm mưa
- Tranh vẽ vòng tuần hoàn của nước
18 xô nước nhỏ, 3 bình nhỏ đựng nước
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức – Đàm thoại chủ điểm – Trò chuyện về ích lợi của nước.
- Cô đi từ ngoài vào trò chuyện với trẻ
- Cô phụ phun nước giả làm mưa (gây bất ngờ cho trẻ)
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về 1 số nguồn nước:
 + Nước dùng để làm gì?
Cô nhấn mạnh : Nước dùng để nấu cơm, tắm, giặt, uống... nước còn để tưới cây.
 + Trên trái đất nếu không có nước thì chuyện gì sẽ sảy ra?
- Cô: Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá và cần thiết đối với đời sống con người và mọi vật xung quanh chúng ta. Nếu thiếu nước cỏ cây, con vật sẽ chết dần chết mòn và thiếu nước thì con người sẽ khôngsốngđược)
 + Theo các con chúng mình cần sử dụng và bảo vệ nguồn nước ntn?
Cô nhấn mạnh: “ Sử dụng nguồn nước tiết kiệm và đủ lượng nước cần dùng, không làm tràn nước ra ngoài, không múc nước đổ đi, không được làm bẩn nguồn nước và sử dụng nước sạch. Khi các con uống nước phải uống nước đun sôi...
ngoài ra còn rất nhiều điều thú vị về nước, hôm nay cô con mình cùng nhau khám phá.
Cô dẫn dắt cho trẻ kể những bài hát nào nói về nước.
 Cô: Có 1 bài hát nói về nước giúp cho con người, cây cối được tốt tươi đó là bài “Cho tôi đi làm mưa với” trẻ hát và vận động theo bài hát sau đó cho trẻ về ổn định chỗ ngồi.
2. Hoạt động 2: Cho trẻ cảm nhận sự khác biệt giữa 2 chậu nước
- Chuẩn bị: Chậu nước màu xanh ( nước lạnh )
Chậu nước màu đỏ ( nước ấm)
Cho trẻ sờ vào chậu nước màu xanh 
Cho trẻ sờ vào chậu nước màu đỏ
(Sau đó đổi chỗ cho nhau)
Hỏi trẻ: 
+ Con có nhận xét gì về nước ở trong 2 chậu?
+ Khi sờ vào chậu nước màu xanh con cảm giác da tay thế nào?
+ Khi sờ vào chậu nước màu đỏ con cảm giác da tay thế nào?
Cô củng cố lại: Chậu nước màu xanh lạnh, mát...chậu nước màu đỏ ấm, dễ chịu.
Cô hỏi trẻ:
 + Nước lạnh thì phù hợp khi chúng ta tắm vào mùa nào? (mùa hè tắm bằng nước lạnh rất mát sảng khoái)
+ Nước ấm thì phù hợp khi tắm vào mùa nào ? ( Mùa đông tắm bằng nước ấm rất tốt cho sức khỏe)
3. Hoạt động 3: Cho trẻ khám phá sự bốc hơi của nước.
* Thí nghiệm : Nước bốc hơi
( Giới thiệu về dụng cụ làm thí nghiệm)
Cô chuẩn bị 4 cái âu (2 âu nắp màu xanh, 2 âu nắp màu đỏ)
Cô hỏi trẻ: Cô đố các con những cái âu này cô để đựng gì?
Cho trẻ chuyền tay sờ vào 2 nắp âu 
 ( Màu xanh, màu đỏ)
- Cô hỏi trẻ: Con có nhận xét gì về 2 cái nắp âu này ?
Cô phát cho mỗi tổ 1 chai (đựng nước lạnh) yêu cầu trẻ sờ, quan sát chai nước và đưa ra nhận xét về nước trong chai.
Mời 3 trẻ : (ở 3 tổ) lên rót nước vào âu nắp màu xanh.
 + ? Các bạn đang làm gì?
 + ? Các con có nghe thấy tiếng gì không?
- Cô đậy nắp âu lại xem có điều gì sảy ra trong ít phút nữa.
Cô đưa phích nước hỏi trẻ:
Đây là cái gì?
+ Theo các con trong phích cô đựng gì?
+ Khi thấy phích nước nóng các con phải làm gì?
Cô rót nước nóng vào âu trẻ quan sát quá trình rót nước.
+ Các con thấy hiện tượng gì sảy ra?
Cô đậy nắp màu đỏ lên và chờ xem có hiện tượng gì sảy ra sau ít phút nữa.
- Cô cùng trẻ dự đoán xem khi mở âu nước lạnh, âu nước nóng xem có hiện tượng gì sảy ra.
* Nhận xét:
- Cô mở âu nước lạnh và âu nước nóng: Cho trẻ chuyền tay nhau sờ vào nắp âu và hỏi.
+ Con có nhận xét gì về nắp âu màu xanh? con thấy trên nắp âu có gì? 
(Âu nước lạnh ko có hiện tượng gì sảy ra, nắp âu vẫn khô, nước vẫn lạnh).
 + Con có nhận xét gì về nắp âu màu đỏ? con thấy trên nắp âu có gì? 
(Âu nước nóng có khói bay lên, nước đọng lại trên nắp âu) ( sự bốc hơi)
 + Vì sao lại có nước đọng trên nắp âu?
Cô giải thích: “Vì khi đổ nước nóng vào âu, nước nóng sẽ bốc hơi gặp nắp âu lạnh hơi nước sẽ ngưng tụ thành giọt đọng lại trên nắp âu”
* Liên hệ thực tế:
Cô hỏi trẻ: Ở nhà các con nhìn thấy hiện tượng nước bốc hơi ở đâu?
Để hiểu rõ hơn về sự bốc hơi của nước cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện“ Giọt nước tí xíu”
Mở rộng: Giải thích vòng tuần hoàn của nước.
Cho trẻ quan sát tranh và giải thích:
 “ Nước ở ao, hồ, sông, nước, cây xanh...khi bốc hơi tạo thành hơi nước, hơi nước tụ nhau lại thành mây, mây lên cao gặp không khí lạnh sẽ tạo thành mưa rơi xuống. Hiện tượng nước bay hơi – thành hơi nước – từ hơi nước ngưng tụ thành nước. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời mưa”
* Củng cố lại kiến thức:
Cô và các con vừa khám phá sự thú vị về nước đó là khi nước lạnh nước không bốc hơi, khi nước nóng nước sẽ bốc hơi.
4. Hoạt động 4: Trò chơi “chơi chuyển nước”
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội các đội xếp thành hàng dọc. Mỗi trẻ cầm 1 xô nước cầm phía tay phải của mình, lần lượt từ bạn thứ nhất múc nước ở xô rồi chuyển nước khéo léo lên đổ vào bình của đội mình sau đó chạy về cuối hàng đứng, bạn thứ 2 lại tiếp tục múc nước chuyển lên...cứ như thế cho đến bạn cuối cùng. Thời gian tính là 1 bản nhạc. Khi bản nhạc kết thúc thì dừng cuộc chơi ... trong thời gian đó bình nước của đội nào nhiều hơn đội đó thắng cuộc .
- Luật chơi: Trong quá trình chuyển nước không làm đổ nước ra ngoài
- Tổ chức chơi: Tiến hành chơi 1 lần.(Cô bao quát động viên trẻ chơi)
Nhận xét kết quả chơi : Cho trẻ nhận xét mực nước của 3 bình có bằng nhau không, mực nước của đội nào nhiều nhất, mực nước của đội nào ít nhất.
+ Vì sao con biết ?
( Cho trẻ ước lượng bằng mắt và đếm số vạch trên mỗi bình).Tuyên dương đội thắng cuộc, động viên những đội còn lại. 
* Kết thúc tiết học:
Củng cố kiến thức bằng cách hỏi trẻ :
+ Hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về điều gì?
Cô “Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về nước và sự bốc hơi của nước đây là 1 điều hết sức thú vị và còn được cùng nhau chơi các trò chơi thật là vui. Sau bài học này cô và chúng mình cùng nhau thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước của chúng mình”
Nhận xét giờ học tuyên dương trẻ
Cho trẻ mang nước ra tưới cây.
Hoạt động của trẻ
Trẻ thấy nước reo lên vui sướng 
- Trẻ kể nước máy, mưa, sông, biển, ao, hồ, giếng...
- Trẻ kể về ích lợi của nước
( uống, tắm, tưới cây, nấu cơm ...)
- Con người, cây cỏ, con vật không sống được
- Sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và giữ nguồn nước luôn sạch
- trẻ kể 
- Trẻ hát và vận động theo lời bài hát.
+ Trẻ nói: thấy lạnh, mát sảng khoái
Trẻ nói ấm, dễ chịu
- Mùa hè ạ!
Mùa đông ạ !
Để đựng nước ạ !
Trẻ nói nắp âu vuông, khô ráo, sạch sẽ...
Trẻ sờ vào chai nước và nhận sét: nước trong chai lạnh, nước rất trong, nước rất sạch...
- Đang rót nước
- Tiếng nước chảy róc rách
- Đây là cái phích ạ !
Đựng nước nóng, nước sôi 
Phải tránh xa, không được nghịch (nếu cần sử dụng phải cẩn thận).
Con thấy có khói bay lên.
Trẻ đoán: 
+ Âu nước màu đỏ có khói bay lên nắp.
+Âu nước màu xanh nước vẫn lạnh, không có gì sảy ra. 
- Trẻ nhận xét: 
+ Nắp âu vẫn khô, nước vẫn lạnh.
+ Nắp âu ướt, có nước đọng lại trên nắp âu.
+ Vì có khói bay lên
- Ở nồi cơm sôi, nước sôi, nồi canh sôi, tắm bằng nước nóng...
- Trẻ nghe cô kể chuyện
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe cô giải thích
- Trẻ tham gia vào trò chơi
- Trẻ tự phát hiện nước ở trong bình của từng đội bằng cách so sánh và đếm số vạch trong mỗi bình, tìm ra bình nhiều nước nhất, bình ít nước nhất
- Vì con ước lượng bằng mắt
- Tìm hiểu về nước và sự bốc hơi của nước.
Nhật ký:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_la_de_tai_tim_hieu_ve_nuoc_va_su_boc_ho.doc