Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Đề tài: Một số nguồn nước trong tự nhiên

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết một số nguồn nước trong thiên nhiên: Hồ, sông, suối, nước biển, nước mưa.

- Biết lợi ích của nước: cần thiết cho cuộc sống con người và các loài động thực vật; là môi trường sống của một số loài động thực vật;

- Biết một số hành động không nên để bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên.

- Biết vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được các nguồn nước trong tự nhiên: Nước ngọt – nước mặn.

- Kỹ năng hoạt động theo nhóm

- Mạnh dạn, tự tin, nghe và trả lời câu hỏi của cô mạch lạc.

- Phản xạ nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.

3. Thái độ:

- Trẻ có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nguồn nước; tiết kiệm khi sử dụng nước.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Đề tài: Một số nguồn nước trong tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục & đào tạo quận cầu giấy
Trường mầm non mai dịch
-------o0o-------
Giáo án
Hoạt động Khám phá khoa học
 Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
 Đề tài: Một số nguồn nước trong tự nhiên
 Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
 Giáo viên: Lê Phương Hằng
 Năm học 2010 – 2011
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số nguồn nước trong thiên nhiên: Hồ, sông, suối, nước biển, nước mưa.
- Biết lợi ích của nước: cần thiết cho cuộc sống con người và các loài động thực vật; là môi trường sống của một số loài động thực vật; 
- Biết một số hành động không nên để bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên.
- Biết vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
2. Kỹ năng: 
- Phân biệt được các nguồn nước trong tự nhiên: Nước ngọt – nước mặn.
- Kỹ năng hoạt động theo nhóm
- Mạnh dạn, tự tin, nghe và trả lời câu hỏi của cô mạch lạc.
- Phản xạ nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nguồn nước; tiết kiệm khi sử dụng nước.
II. Chuẩn bị:
- Kể cho trẻ nghe truyện “ Giọt nước tí xíu”.
1. Đồ dùng của cô:
- Đàn ghi sẵn các bài hát: Cho tôi đi làm mưa với; Vì nguồn nước sạch Việt Nam; Mưa đến từ đâu?
- Máy tính và màn chiếu.
- Tranh ảnh về một số nguồn nước trong tự nhiên.
- Bảng treo tranh và biểu đồ.
- Đồ dùng làm thí nghiệm nước bốc hơi: Một âu nhựa có nắp, phích đựng nước nóng.
- Que chỉ, khay inox, 14 cốc nước biển đun sôi để nguội và 7 cốc nước lọc đun sôi để nguội.
2. Đồ dùng của trẻ:
- 4 tranh khổ A0.
- Các sản phẩm tạo hình trong chủ đề do cô và trẻ cùng làm.
III. Phương pháp tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
I. ổn định tổ chức: 
 Cô và trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với”.
=> Giới thiệu bài.
II. Nội dung:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tên gọi và lợi ích của một số nguồn nước trong tự nhiên:
* Trò chuyện về một số nguồn nước trong tự nhiên:
 - Cô cho mỗi trẻ lấy 1 tranh vẽ hình ảnh 1 nguồn nước trong tự nhiên mà trẻ đã sưu tầm ở nhà theo yêu cầu của cô.
-> Cho trẻ ngồi theo nhóm trao đổi với các bạn những hiểu biết của mình về nguồn nước mà trẻ sưu tầm được.
-> Lần lượt mời trẻ giới thiệu về nguồn nước mà trẻ sưu tập được qua các câu hỏi gợi ý:
- Con đã sưu tầm được bức tranh về nguồn nước gì?
=> Cô chốt lại về tên gọi của một số nguồn nước trong tự nhiên
- Con hãy giới thiệu về nguồn nước mà con sưu tầm được?
=> Cô chốt lại về nguồn nước đó.
*Lập biểu đồ về kết quả sưu tập tranh về một số nguồn nước:
- Cô đặt câu hỏi để trẻ phân biệt được tính chất mặn, ngọt của các nguồn nước trong tự nhiên:
+ Nước biển còn được gọi là nước gì? Vì sao?
=> Cho trẻ nếm thử nước biển đun sôi để nguội.
+ Nước hồ, ao, sông, suối, nước mưa được gọi là nước gì?
=> Cho trẻ nếm nước lọc đun sôi, để nguội và giải thích cho trẻ hiểu vì sao nước hồ, ao, sông, suối, nước mưa được gọi là nước ngọt.
- Cô cho trẻ dán tranh trẻ đã sưu tập lên từng cột biểu đồ và so sánh nhận xét kết quả phát hiện trẻ sưu tầm được tranh về nguồn nước nào nhiều nhất.
* So sánh: 
- Theo các con nước mặn và nước ngọt có điểm gì khác nhau và giống nhau?
* Mở rộng và trò chuyện về lợi ích của nước đối với cuộc sống của con người, con vật, cây cối.
+ Ngoài các nguồn nước tự nhiên còn có nước nhân tạo là nước do con người lấy nước tự nhiên làm sạch để sử dụng trong cuộc sống. Theo các con nước có lợi ích gì?
+ Nếu không có nước thì chuyện gì sẽ xảy ra?
-> Vừa cho trẻ xem đoạn băng tư liệu và vừa nghe cô kết luận: Nước có rất nhiều trong tự nhiên và tạo thành một số nguồn khác nhau như nước ở hồ, ao, sông, suối; nước biển; nước mưa Tuy tên gọi và đặc điểm, tính chất của các nguồn nước không giống nhau nhưng dều có chung lợi ích: phục vụ cho cuộc sống con người ( cung cấp nước uống hàng ngày; phục vụ sinh hoạt: tắm rửa, giặt giũ; phục vụ sản xuất: tưới cây cối, đồng ruộng, làm muối, nuôi trồng thủy hải sản; tạo ra nguồn năng lượng tại các trạm thủy điện); là môi trường sống của một số loài động thực vật và góp phần điều hòa khí hậu. Đó là những lợi ích rất quan trọng, không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách bảo vệ nguồn nước:
- Cho trẻ xem một đoạn băng về hình ảnh các nguồn nước đang bị ô nhiễm.
=> Trò chuyện với trẻ:
+ Vừa rồi, các con con đã xem đoạn băng về các nguồn nước bị ô nhiễm. Các con thấy thế nào?
+ Làm thế nào để bảo vệ nguồn nước?
=> Cô chốt lại: Để bảo vệ nguồn nước mọi người phải có ý thức không vứt rác, không đổ nước thải. Và nước rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày vì thế các con cần phải làm gì để tiết kiệm nước?=> Giáo dục trẻ.
- Cô và trẻ hát bài “ Vì nguồn nước sạch Việt Nam”.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước:
- Cho trẻ xem thí nghiệm “ Sự bốc hơi của nước”: Đổ nước nóng vào âu và lấy nắp đậy lại. Sau một thời gian nhất định, cô mở nắp âu và cho trẻ thấy có những giọt nước nhỏ đọng trên nắp âu.
=> Kết luận: Nước nóng bốc hơi ngưng tụ lại tạo ra những giọt nước nhỏ đọng trên nắp âu. Và nếu để thêm một thời gian nữa thì các giọt nước sẽ đọng lại nhiều hơn và rơi trở lại âu. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên cũng gần giống thế đấy các con ạ.
 - Cô cho trẻ thảo luận :
+ Tại sao lại có mưa?
+ Mưa do đâu mà có?
=> Khái quát: Cho trẻ xem đoạn băng về vòng tuần hoàn của nước.
=> Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Chung sức”
- Cách chơi: Chia trẻ về 4 nhóm. Các bạn trong nhóm sẽ cùng bàn bạc để sắp xếp vòng tuần hoàn của nước.
- Nhận xét sau khi chơi.
III. Kết thúc: 
Cô cùng trẻ hát bài “Mưa đến từ đâu?!”
- Trẻ hát và vận động
- Trẻ lấy tranh và về chỗ ngồi.
- Trẻ thảo luận theo các nhóm. 
- Trẻ lần lượt giới thiệu về nguồn nước mình tìm được.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xem.
- Trẻ xem.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát.
- Trẻ quan sát thí nghiệm, dự đoán và giải thích kết quả.
- Trẻ thảo luận và đưa ra các câu trả lời.
-Trẻ xem băng.
- Trẻ về nhóm và làm tranh về vòng tuần hoàn của nước.
- Trẻ hát
Phụ lục bài hát: “ Vì nguồn nước sạch Việt Nam”
Nguồn nước Việt Nam trong vắt
Có sạch và mát được không?
Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn
Chỉ thuộc vào bạn và tôi.
Cùng giữ giữ vệ sinh cho nước
Vớt bèo, nhặt rác, trồng cây
Điều đó thể hiện hành động của bạn
Góp phần bảo vệ nguồn nước Việt Nam.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_la_de_tai_mot_so_nguon_nuoc_trong_tu_nh.doc
Giáo án liên quan