Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Chủ điểm: Các con vật đáng yêu

Phát triển thể chất:

- TDS: Bài đàn gà con.

+ Thở: gà gáy.

+ Tay: đưa lên cao, lên vai.

+ Chân: đưa chân ra trước, lên cao.

+ Bụng: đưa tay lên cao, cúi cho tay chạm chân.

+ Bật: bật tách khép chân tại chỗ.

-HĐNT: chơi các trò chơi: thi đi nhanh, tung bóng, đua vịt, cáo và thỏ, cá sấu lên bờ, chim đổi lồng, ong tìm tổ, nâng bóng vào rổ, tha rắn bỏ thùng

- HĐ học:

+ Bật sâu 25 cm.

+ Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.

+ Chạy chậm 20 m.

-HĐG:

+ Cửa hàng thức ăn gia cầm.

+ XD trại chăn nuôi gia cầm.

+ Cửa hàng bán thú nhồi bông.

+ XD thảo cầm viên.

 

docx81 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Chủ điểm: Các con vật đáng yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với các con vật.
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 bức tranh có nhiều con vật (thỏ, voi) và nhiều loại thức ăn (cỏ, thịt). Cho trẻ nối các con vật với thức ăn của con vật đó. VD: voi nối với cỏ, thỏ nối với cà rốt Nhóm nào nối đúng và nhanh nhất là thắng cuộc.
TC: Đua voi.
+ Luật chơi: Làm động tác giống voi và chạy nhanh nhất là thắng cuộc.
+ Cách chơi: Cô nói: "Các cháu giả làm các con voi. Bây giờ chúng ta chơi đua voi. Khi chạy, các cháu nhớ làm động tác chạy như voi chạy bằng cách đưa tay cao giả làm vòi voi rồi chạy thật nhanh. Thi xem ai làm giống voi chạy nhất và nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc". Sau đó, cho trẻ chạy khoảng 20m rồi quay lại.
4.HOẠT ĐỘNG GÓC.
Bé vui chơi
- Phân vai (Trọng tâm): Gia đình, cửa hàng bán thú nhồi bông. Cô hướng dẫn trẻ chọn vai và nhận vai chơi. Trẻ thể hiện hành động chơi: bé tự chọn vai và thõa thuận vai chơi với bạn, đóng các thành viên trong gia đình, bố đi làm, mẹ đi chợ mua đồ về nấu ăn, bé thì đi học
- XD: XD thảo cầm viên.
- NT: Vẽ, tô màu, nặn, cắt dán con voi. In tranh cát con voi. ÂN: Nghe hát.
- HT: Ghép tranh: con voi. Chiếc nón kỳ diệu, tranh bù chỗ thiếu, tranh so hình, đô mi nô...
- Thiên nhiên: in hình các con voi trên cát.
5.HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
Bé vui đọc thơ
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Con voi” theo cô cho tới khi thuộc.
- Cùng đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ.
- GD trẻ biết yêu quý các con vật và biết bảo vệ chúng. 
- Đọc tiêu chuẩn bé ngoan và cho các bạn trong lớp nhận xét từng thành viên của mỗi tổ, cho các bé ngoan cắm cờ, động viên các bạn chưa được cắm cờ.
- Vệ sinh cuối ngày, trả trẻ.
6.ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Thứ 3, ngày 09/12/2014
BÉ THÔNG MINH
I/ Mục tiêu:
- Kể được các đặc điểm của con voi. Trẻ nhận biết mục đích của phép đo độ dài, suy luận quan sát và nhận xét, phân biệt đúng theo yêu cầu của cô. Hát đúng giai điệu bài hát: “Chú voi con ở Bản Đôn”.
- Rèn khả năng quan sát. Trẻ có khả năng vận dụng kiến thức đã học để chơi tốt các trò chơi và trả lời được các câu hỏi của cô. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ tự tin trong hoạt động và tham gia vào tập thể chia sẽ cùng các bạn.
II/ Chuẩn bị:
- Rắn, hổ, voi bằng nguyên vật liệu mở.
- Bóng, phấn.
- Máy tính, giáo án điện tử.
- Đồ chơi các góc.
- Nhạc một số bài hát về con vật.
III/ Kế hoạch hoạt động:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1.ĐÓN TRẺ.
Bé trò chuyện
- Cô đến lớp vui vẻ đón cháu, cháu lễ phép chào ba mẹ, chào cô.
- Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình học tập sức khỏe của trẻ.
- Cô và trẻ cùng trẻ trò chuyện về con voi.
- Giáo dục trẻ yêu quý và giữ gìn các đồ dùng cẩn thận.
2.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Những hình ảnh đáng yêu
* Xem hình ảnh về con voi:
- Cô cùng trẻ xem hình ảnh và trò chuyện về con voi: những đặc điểm nổi bật, thức ăn, di chuyển, nơi sống...
* Giáo dục trẻ biết yêu quý con voi và biết bảo vệ chúng.
- TCVĐ: “Hái hoa dân chủ”.
+ Luật chơi: hái hoa và trả lời đúng các câu hỏi.
+ Cách chơi: Cho trẻ thi nhau giữa hai đội lên hái hoa theo yêu cầu của cô, mỗi loại hoa chỉ có 1 bông (giữa mỗi bông là 1 câu hỏi về con voi), đội nào nhanh chân sẽ được quyền trả lời các câu hỏi trong bông hoa và nhận phần thưởng.
- TCDG: Chim bay cò bay.
+ Luật chơi: thực hiện đúng theo lời nói của người điều khiển trò chơi.
+ Cách chơi: Mọi người đứng chung quanh tạo thành một vòng tròn, một người điều khiển trò chơi đứng giữa. Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời nhảy bật lên, giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những vật không bay được như “nhà bay” hay “bàn bay” mà người nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt bằng cách lò cò một vòng bên ngoài vòng tròn. Trong lúc người bị phạt lò cò, mọi người có thể vừa vỗ tay vừa hát các câu đồng dao có ý chọc bạn như:
Xấu hổ
Lấy rổ mà che
Lấy nong mà đậy
Lấy chày đâm bóng.
Để lôi cuốn hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn, vịt lặn”để xem kẽ với trò “Chim bay, cò bay”.
- Cho trẻ chơi tự do với nước, chai.
- Cô nhận xét, cho trẻ vệ sinh sạch sẽ.
3.HOẠT ĐỘNG HỌC.
Phát triển nhận thức:
Bé đo giỏi.
* Tránh nắng.
- Chơi trò chơi: “Tránh nắng”.
+ Luật chơi: đứng im khi mặt trời quay về bên mình.
+ Cách chơi: 1 bạn làm mặt trời, 3-4 bạn làm trẻ đi chơi khi gặp mặt trời quay về bên bạn nào thì bạn đó đứng im. Bạn nào dứng gần mặt trời nhất thì thắng cuộc. Đánh dấu vị trí của mặt trời và bạn chơi rồi cho trẻ đo độ dài từ bạn chơi đến mặt trời.
- Để biết được độ dài của các khoảng cách thì chúng ta phải làm gì nào?
* Ta cùng đo.
- Để biết bạn nào thắng hay thua thì chúng ta phải đo mới biết được.
- Phép đo giúp chúng ta biết được độ dài, ngắn, khoảng cách giữa các vật hay chiều dài của một vật.
- Cô đặt vấn đề để trẻ xác định và ước lượng độ dài của vật đo được.
- Cho 1 số trẻ lên đo chiều cao của các con vật: con voi, con thỏ, con hổ và bằng nhiều vật đo khác nhau. Đo chiều dài nhiều con vật bằng 1 vật đo.
- Cho trẻ so sánh và giải thích cho trẻ hiểu rằng dùng 1 vật đề đo thì chúng ta tính độ dài giữa các vật được chính xác hơn.
- Cho trẻ đo độ dài của hai con rắn có chiều dài khác nhau rồi cho trẻ nêu nhận xét. (Cô gợi mở)
 Tại sao rắn màu xanh lại dài hơn rắn màu nâu?
- Vì vậy khi muốn biết kết quả chính xác của một vật nào đó thì chúng ta chỉ dùng 1 vật để đo, nếu dùng nhiều vật đo sẽ không chính xác.
- Cho trẻ lên đo chiều dài con cá sấu, viết kết quả và đọc kết quả cho cả lớp cùng nghe.
* Bé nào giỏi.
- Cho 3 trẻ chơi trò chơi nhảy bật. Trẻ nào bật được xa nhất thì thắng. 
- Cho trẻ nhận xét kết quả của 3 bạn.
- Cô đặt vấn đề cho trẻ nhận xét: tại sao con biết bạn nhảy bật xa nhất? Để so sánh thì chúng ta dùng phép gì?
* Những con vật thông minh.
Trò chơi: “Những chú voi nhanh nhẹn”.
- Luật chơi: đo và ghi kết quả đúng.
- Cách chơi: chia trẻ thành 3 đội, thi đua nhau bật qua suối và đo các con vật, ghi lại kết quả đo. Mỗi bạn chỉ được đo 1 lần rồi đánh dấu, bạn cuối cùng thì ghi kết quả đo. Sau thời gian quy định, đội nào đo được nhiều và đúng là thắng.
Trò chơi: “Ném bóng”.
- Cho 3 trẻ ném bóng, cả lớp nhận xét về kết quả của 3 bạn, dùng phép đo để khằng định kết quả đúng của mình.
Trò chơi: “Đoàn thú thông minh”.
- Luật chơi: đo đúng và nói đùng kết quả đo.
- Cách chơi: Cho trẻ nắm đuôi bạn đi theo từng tổ, so sánh đoàn thú dài đoàn thú ngắn, đo chiều dài của đoàn thú.
4.HOẠT ĐỘNG GÓC.
Bé vui chơi
- Phân vai: Gia đình, cửa hàng bán thú nhồi bông.
- XD: XD thảo cầm viên.
- NT: Vẽ, tô màu, nặn, cắt dán con voi. In tranh cát con voi. ÂN: Nghe hát.
- HT (Trọng tâm): Ghép tranh: con voi. Chiếc nón kỳ diệu, tranh bù chỗ thiếu, tranh so hình, đô mi nô, nhịp cầu tình bạn, nối dúng số lượng. SL chữ số chia nhóm, làm quen xếp SL tiếp theo. Đọc thơ chuyện, làm album về con voi. Hướng dẫn trẻ cách ghép tranh, cách giở sách. GD trẻ khi chơi phải biết đoàn kết, biết giúp đỡ bạn trong khi chơi, không giành đồ chơi của nhau. Chơi xong biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
- Thiên nhiên: in hình các con voi trên cát.
5.HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
Bé vui ca hát
- Cô cho trẻ hát bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn theo cô cho tới khi thuộc.
- Cùng đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát.
- Cho trẻ hát với nhiều hình thức: to-nhỏ, nhanh-chậm, đối-đuổi
- GD trẻ yêu quý và không chọc phá các con vật. 
- Cho trẻ hoạt động tự do.
- Đọc tiêu chuẩn bé ngoan và cho các bạn trong lớp nhận xét từng thành viên của mỗi tổ, cho các bé ngoan cắm cờ, động viên các bạn chưa được cắm cờ.
- Vệ sinh cuối ngày, trả trẻ.
6.ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Thứ 4, ngày 10/12/2014
CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
I/ Mục tiêu:
- Trẻ kể được tên và đặc điểm các con vật. Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát: “Chú voi con ở Bản Đôn” và chơi đúng luật trò chơi âm nhạc, chú ý nghe hát và tham gia chơi trò chơi sôi nổi.
- Rèn cho trẻ sự chú ý lắng nghe khi hát theo nhạc bài hát: “Chú voi con ở Bản Đôn”.
- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật quanh bé.
II/ Chuẩn bị:
- Hình ảnh về các con vật trong rừng.
- Dụng cụ âm nhạc, đĩa, đài.
- Đồ chơi các góc.
- Nhạc một số bài hát về con vật.
III/ Kế hoạch hoạt động:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1.ĐÓN TRẺ.
Bé vui kể
- Cô đến lớp vui vẻ đón cháu, cháu lễ phép chào ba mẹ, chào cô.
- Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình học tập sức khỏe của trẻ.
- Cô cho trẻ kể tên và đặc điểm các con vật sống trong rừng mà trẻ biết.
- Giáo dục trẻ không chọc phá các con vật.
2.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Bé tham quan
* Tham quan những con vật ở trong rừng:
- Cô cho trẻ quan sát mô hình những con vật ở trong rừng: tự do thảo luận và đưa ra ý kiến của mình.
- Hỏi trẻ về tên các con vật, thức ăn, đặc điểm
* GD trẻ yêu quý các con vật và biết bảo vệ chúng.
- TC: Oẳn tù tì.
+ Luật chơi: Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì chùm được cái búa.
+ Cách chơi: Khi cả hai cùng đọc: "Uýnh Sình Sầm mày ra cái gì? tao ra cái này", trong khi bàn tay được dấu sau lưng và khi dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc không được trước sau với dấu hiệu tùy vào mỗi bên, như thế ta biết được bên nào thắng bên nào thua theo luật định, khi hai bên ra cùng một dấu hiệu thì được sình sầm lại.
- TC: Cá sấu lên bờ.
+ Luật chơi: chạy thật nhanh khi bị cá sấu đuổi.
+ Cách chơi: Vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên tùy độ tuổi của nhóm chơi làm bờ. Người “bị” sẽ làm cá sấu đi lại ở giữa 2 vạch đó và tìm bắt người ở dưới nước hoặc có một chân ở dưới nước. (Tức thò 1 chân ra khỏi vạch hay nhảy ra khỏi vạch). Những người còn lại đứng ngoài hai bên vạch, nghĩa là đứng trên bờ vừa chọc tức cá sấu bằng cách đợi các sấu ở xa thì thò một chân xuống nước vừa vỗ tay hát “ các sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu quay lại thì lại nhảy lên bờ. Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm các sấu. Nếu cá sấu bắt được một lúc hai người, thì 2 người đó sẽ xác định ai

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mau_giao_lop_la_chu_diem_cac_con_vat_dang_yeu.docx