Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Bạch Thị Hồng

NỘI DUNG CHÍNH:

1. Hoạt động chính:

- Dạy háy: “Cô giáo miền xuôi” – nhạc sĩ: Mộng Lân

2. Hoạt động kết hợp:

- Nghe hát: “Mùa xuân và cô mẫu giáo”

- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.

I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Giúp trẻ thuộc bài hát, thể hiện tình cảm của mình với bài hát.

- Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát.

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Bạch Thị Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
GIỜ RÈN KỸ NĂNG
Phần giảng viên hoặc giáo viên hướng dẫn duyệt, góp ý
Chủ đề: Nghề nghiệp
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
Lớp: Lớn 3
Trường: Mầm non Cát Linh
Số lượng: 20-25 trẻ
Thời gian: 30-35 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người thực hiện: Bạch Thị Hồng
Sinh viên lớp: 
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Hoạt động chính:
- Dạy háy: “Cô giáo miền xuôi” – nhạc sĩ: Mộng Lân
2. Hoạt động kết hợp:
- Nghe hát: “Mùa xuân và cô mẫu giáo”
- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Giúp trẻ thuộc bài hát, thể hiện tình cảm của mình với bài hát.
- Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
2. Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát “Cô giáo miền xuôi” của nhạc sĩ Mộng Lân, trẻ thuộc bài hát.
- Trẻ hứng thú nghe cô hát.
- Trẻ biết cách chơi và đoán được tên bài hát.
II – CHUẨN BỊ:
- Nhạc không lời, có lời.
- Cô thuộc giáo án, nắm vững phương pháp và các bước tiến hành hoạt động.
- Cô thuộc bài hát, biên đạo các động tác minh họa cho bài hát.
- Tổ chức cho trẻ ngồi xếp hình chữ U.
III – TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1/ Ổn đinh tổ chức:
- Các con ơi! Hôm nay, cô có một câu đố các con lắng nghe và đoán xem câu đố nói về ai nhé?
Ai là người đến lớp
Chăm chỉ sớm chiều
Dạy bảo mọi điều
Cho con khôn lớn.
- Bạn nào trả lời cho cô biết câu đố nói đến ai?
- Các con trả lời đúng rồi! “cô giáo” là người hàng ngày đến lớp dạy chúng mình hát, kể chuyện chúng mình nghe, dạy chúng mình bao điều cho chúng mình khôn lớn.
- Chúng mình có yêu cô giáo không?
2/ Bài mới:
2.1/ Hoạt động chính: Dạy hát “Cô giáo miền xuôi”
Bước 1: Giới thiệu vào bài.
- Bây giờ cô dạy chúng mình hát bài “Cô giáo miền xuôi” của tác giả Mộng Lân chúng mình có thích không?
Bước 2: Cô hát cho trẻ nghe 3 lần
- Lớp chúng mình cùng lắng nghe cô hát nhé!
Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát.
- Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì nhỉ?
- Đúng rồi cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát “Cô giáo miền xuôi”.
- Các con thấy cô hát có hay không?
- Chúng mình vỗ tay khen cô nào.
- Bài hát cô giáo miền có giai điệu thật nhẹ nhàng và tình cảm. 
Lần 2: Cô đọc chậm lời và trẻ nhẩm theo cô.
- Bây giờ cô đọc chậm lời bài hát chúng mình nhẩm lời theo cô để nhớ bài hát nhé.
Lần 3: Cô hát với nhạc nhẻ nhẩm lời
- Lớp chúng mình đã thuộc bài hát này chưa?
- Cô thấy lớp chúng mình khá thuộc bài hát này rồi đấy nhưng để thuộc bài hát và giai điệu hơn chúng mình cùng nhẩm lời bài hát theo cô một lần nữa nhé.
Bước 3: Hướng dẫn thuộc bài
- Hướng dẫn tập thể cô bắt nhịp, đánh nhịp và hát cùng trẻ 2 lần.
- Cô thấy lớp chúng mình cũng thuộc bài hát này rồi đấy. Bây giờ cô bắt nhịp và đánh nhịp cả lớp hát to bài hát “Cô giáo miền xuôi” nhé.
- Luôn phiên hình thức tập luyện: Tổ, nhóm, cá nhân.
Bước 4: Củng cố ấn tượng và ghi nhớ tác phẩm.
- Các con ơi lớp chúng mình vừa hát bài gì vậy?
- Lớp chúng mình vừa được học hát bài “Cô giáo miền xuôi” do Mộng Lân sáng tác đấy.
- Bài hát có giai điệu như thế nào các con?
- Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm và thật là hay. Về nhà chúng mình hát cho gia đình nghe nhé.
2.2/ Hoạt động kết hợp:
2.2.1/ Hoạt động kết hợp 1: Nghe hát “Mùa xuân và cô giáo”
Bước 1: Giới thiệu vào bài.
- Hôm nay chúng mình học rất là ngoan và thuộc bài hát nữa. Bây giờ cô tặng cho cả lớp bài hát “Mùa xuân và cô giáo” chúng mình cùng lắng nghe nhé.
Bước 2: Cô hát cho trẻ nghe 2-3 lần
- Các con thấy cô hát có hay không?
- Cô vừa hát tặng cho chúng mình nghe bài gì?
- Cô vừa hát tặng cho chúng mình nghe bài hát “Mùa xuân và cô giáo”.
Bước 4: Củng cố ấn tượng và ghi nhớ tác phẩm.
2.2.2/ Hoạt động kết hợp 2: Trò chơi âm nhạc “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
Giới thiệu tên trò chơi: 
- Cô thấy hôm nay các con đã rất chú ý lắng nghe cô hát, hát rất là hay, còn có những động tác minh họa rất là sinh động. Để thưởng cho lớp chúng mình cô cho chúng mình chơi một trò chơi đó là “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”. Chúng mình có thích không?
Phổ biến cách chơi, luật chơi:
- Cô bật giai điệu, chúng mình chú ý lắng nghe xem giai điệu đó nằm trong bài hát nào và khi có đáp án chúng mình giơ tay thật nhanh, đội nào trả lời chính xác được nhiều bài hát nhất đội đó dành chiến thắng và nhận được một phần quà đặc biệt.
- Các con đã rõ cách chơi chưa?
- Bây giờ chúng mình cùng tham gia chơi nhé!
3/ Nhận xét, đánh giá, kết thúc, chuyển hoạt động.
- Hôm nay chúng mình đã học hát rất là ngoan, chú ý lắng nghe cô hát, chơi trò chơi rất là vui nữa. Cô khen cả lớp nào.
- Về nhà các con nhớ hát tặng cho ông bà, bố mẹ nghe bài hát “Cô giáo miền xuôi” mà hôm này chúng mình vừa được học nhé.
- Cô giáo.
- Có ạ.
- Có ạ.
- Có ạ.
- Trẻ vỗ tay.
- Rồi ạ.
- Trẻ hát
- Trẻ hát theo hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô giáo miền xuôi.
- Nhẹ nhàng tình cảm.
- Có ạ.
- Mùa xuân và cô giáo.
- Có ạ.
- Rồi ạ.
- Trẻ tham gia chơi trò chơi
- Vâng ạ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_la_chu_de_nghe_nghiep_bach_thi_hong.doc