Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Chủ đề: Các nghề phổ biến - Chủ đề nhánh 3: Nghề dịch vụ

1. Phát triển thể chất:

- Rèn cho trẻ có thói quen ăn uống hợp vệ sinh và tập thể dục hàng ngày.

- Biết tập theo cô các động tác phát triển: Tay, chân, bụng, bật

- Tập các vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang. Ném xa bằng một tay.

- Hứng thú tham gia vận động và các trò chơi vận động.

- Phát triển sự khéo léo của các cơ ngón tay thông qua hoạt động tạo hình.

2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết 1 số loại nghề dịch dụ trong xã hội.

- Khám phá, tìm hiểu công việc, đồ dùng ích lợi của nghề dịch vụ trong xã hội.

- Biết được tầm quan trọng của nghề dịch vụ đối với cuộc sống.

3. Phát triển ngôn ngữ:

- Biết phát âm chuẩn tiếng việt khi đọc thơ, kể chuyện.

- Đọc và hiểu nội dung câu chyện, bài thơ: Bác cấp dưỡng, bàn tay đẹp.

- Tập kể chuyện theo tranh về công việc của bác cấp dưỡng.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Lá - Chủ đề: Các nghề phổ biến - Chủ đề nhánh 3: Nghề dịch vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghề đó làm ra những sản phẩm gì cho xã hội ? 
=>Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề đều đem lại cho xã hội những lợi ích khác nhau, song nghề nào cũng quan trọng, nghề nào cũng cao quý... Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu 1 số nghề dịch vụ trong xã hội xem nghề dịch vụ là những nghề như thế nào ? Họ làm gì những công việc gì phục vụ xã hội nhé. 
2. Hoạt động 2: Trò chuyện tìm hiểu về một số nghề dịch vụ.
- Bạn nào biết những nghề nào trong xã hội được gọi là nghề dịch vụ ?
- Trong các con bạn nào có bố, mẹ, ông, bà làm nghề dịch vụ ?
- Nghề dịch vụ họ thường làm những công việc gì ?
- NGhề dịch vụ đem lại nguồn lợi gì cho gia đình ?
- Nghề dịch vụ góp phần gì đem lại lợi ích cho xã hội ?
=> Cô chốt lại cho trẻ nghe về một số nghề dịch vụ và công việc, lợi ích của nghề dịch vụ đem lại cho gia đình và xã hội . 
3. Hoạt động 3: Quan sát tranh và đàm thoại.
a. Tìm hiểu về nghề thợ may. 
- Cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại với trẻ về nội dung của từng bức tranh.
+ Tranh vẽ về nghề gì ? ( Nghề thợ may )
+ Các cô chú thợ may đang làm gì ? ( Đang đo, vẽ, cắt, may, là quần áo)
+ Các cô chú thợ may làm ra sản phẩm gì cho xã hội?(Quần, áo, chăn, màn, ga)
+ Để làm ra được những sản phẩm đó các cô chú thợ may cần những đồ dùng gì ? 
+ Nếu không có nghề thợ may thì cuộc sống sẽ như thế nào ?
=> Cô chốt lại: Công việc, đồ dùng, sản phẩm và tầm quan trọng của nghề thợ may đối với xã hội cho trẻ nghe. 
b. Tìm hiểu về nghề bán hàng, nghề uốn tóc( TIến hành tương tự như nghề thợ may) 
=> Cô chốt lại cho trẻ hiểu: Nghề dịch vụ là tất cả những nghề kinh doanh, giao dịch như: Thợ may, bán hàng, uốn tóc, làm bánh bán, buôn bán hoa quả đem lại lợi ích cho bản thân người làm nghề, phục vụ cho nhu cầu của xã hội và đồng thời họ cũng đem lại nguồn thu nhập cho xã hội. Những nghề đó gọi là nghề dịch vụ.
* Giáo dục: Trong xã hội mỗi nghề nghiệp khác nhau, làm ra những sản phẩm khác nhau, nhưng đều phục vụ cho những lợi ích chung của cuộc sống, nghề nào cũng có tầm quan trọng riêng của mình, nếu thiếu 1 nghề nào đó thì xã hội sẽ rất thiếu thốn và vất vả. Vì vậy nghề nào đối với xã hội đều cao quí và đáng kính trọng. Các con phải biết yêu quí, kính trọng các cô chú, bác công nhân làm các nghề khác nhau, gắng chăm ngoan, học giỏi, rèn luyện sức khỏe vâng lời cô giáo, ông bà, bố mẹ để sau này lớn lên trở thành những người làm các nghề có ích phục vụ cho xã hội. 
4. Hoạt động 4: Trò chơi
a. Giải câu đó về một số nghề. 
- Cô cho trẻ giải câu đố về 1 số nghề trong quyển 100 câu đố mà cô đã chuẩn bị.
b. Trò chơi: Thi xem ai nhanh.
Cô giới thiệu các bức tranh sản phẩm của nghề thợ may mà cô đã chuẩn bị, giới thiệu nhiệm vụ của cuộc thi tài:"Tô màu sản phẩm của nghề may" Cho trẻ về bàn lấy bút màu và tranh đã chuẩn bị để tô,Thời gian tô màu tranh là 1 bản nhạc khi bản nhạc kết thúc thì thời gian thi cũng kết thúc, thi xem ai tô nhanh nhất và đẹp nhất
- Cô bao quát trẻ tô màu, động viên và khuyến khích trẻ tô nhanh, tô đều.
- Cô cho trẻ dừng tay, cô nhận xét sản phẩm của trẻ, giới thiệu những sản phẩm đẹp, động viên khích lệ trẻ trong không khí thi đua. 
* Kết thúc: Cô và trẻ cùng hát bài " Cháu yêu cô thợ dệt" và kết hợp ra chơi. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
------- *** -------
- Trò chơi: Gieo hạt, Chó sói xấu tính
- Chơi tự do: Xâu vòng, bóng, xếp hình, chơi vơi đồ chơi ngoài trời.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được tắm nắng, tắm gió hít thở không khí trong lành thư giãn sau giờ học.
- Trẻ biết chơi trò chơi, hứng thú chơi, chơi với nhau thân ái và đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân trường, sạch sẽ thoáng mát.
- Đồ dùng, đồ chơi mang theo.Cô và trẻ thoải mái, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động.
1.Hoạt động1: Trò chơi
a. Trò chơi: Gieo hạt . 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nói cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi
b. Trò chơi: Chó sói xấu tính
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi.
2. Hoạt động 2: Ch¬i tù do
- Cô giới thiệu các trò chơi, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt.
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trÎ ch¬i đảm bảo an toàn cho trẻ.
- HÕt giê ch¬i c« cho trẻ vệ sinh vào lớp.
TRÒ CHƠI MỚI 
----- *** ----- 
ĐỀ TÀI : THÊM BỚT VẬT GÌ ?
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi trò chơi. Trẻ biết quan sát diễn tả bằng lời.
- Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển 	khả năng quan sát, ngôn ngữ. 
II. Chuẩn bị
- 1 số đồ chơi của lớp như : Ô tô, búp bê, rau, củ, quả 
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Giới thiệu tên trò chơi 
 - Cô giới thiệu tên trò chơi." Thêm bớt vật gì "Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi 2 lần.
* Cách chơi: Cô có rất đồ chơi, cô cho trẻ quan sát gọi tên các đồ chơi đó. Cô yêu cầu trẻ nhắm mắt lại, sau đó cô đưa thêm hoặc bớt đi 1 đồ chơi nào đó. Cho trẻ mở mắt và nói xem những đồ chơi nào được thêm hoặc bớt đi. Ai đoán đúng sẽ được khen, ai đoán sai sẽ phải nhảy lò cò. 
* Luật chơi : Không ai được mở mắt nhìn lén khi cô cất giấu đồ chơi. 
2. Hoạt động 2: Cô chơi mẫu
- Cô chơi mẫu lần 1: Chơi cùng 1 trẻ, Trẻ giấu đồ chơi cho cô đoán.
- Cô chơi mẫu lần 2 : Cô giấu đồ chơi cho trẻ đoán.
3. Hoạt động 3: Trẻ chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 5, 6 lần ( Các lần chơi sau nếu trẻ chơi thành thạo cô nâng dần độ khó cho trẻ đoán.)
- Cô bao quát, khuyến khích động viên trẻ đoán nhanh và đúng.
* Củng cố: Hỏi lại trẻ tên trò chơi.
* Kết thúc: Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
§¸nh gi¸ cuèi ngµy
--------- *** ---------
Thứ 4 /16/12/2009 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
--------- *** ---------
TOÁN: NHẬN BIẾT HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN, HÌNH CHỮ NHẬT 
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ nhận biết và gọi tên các hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. 
- biết sử dụng một số kỹ năng để chọn hình, tô màu hình theo yêu cầu của cô. 
- Rèn kỹ năng cầm bút tô mầu và phát triển óc thẩm mỹ cho trẻ .
- Trò chuyện giúp trẻ củng cố thêm hiểu biết về nghề dịch vụ . 
- Trẻ ca hát bài " Cháu yêu cô chú công nhân "
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 2 hình vuông, 2 hình tròn, 2 hình chữ nhật. 
- Đồ dùng của cô tương tự của trẻ kích thước hợp lý. 
- Mỗi trẻ 1 tranh phô tô A4 có các loại hình trên, bút mầu, bàn ghế đủ cho trẻ.
III. Tổ chức hoạt động:
1.Hoạt động 1 : Trò chuyện, gợi mở vào bài.
- Cô bắt nhịp cho trẻ cùng cô hát bài " Cháu yêu cô chú công nhân" 1 lần.
- Các con vừa hát ca ngợi về ai ?
- Các cô chú công nhân làm những công việc gì ? 
- Các cô chú công nhân may mặc thuộc nhóm nghề gì trong xã hội ?
- Ngoài nghề thợ may ra nhóm nghề dịch vụ còn có những nghề nào khác nữa ?
- Những nghề đó làm ra sản phẩm gì cho xã hội ?
=> Cô chốt lại 1 số nghề thuộc nhóm nghề dịch vụ cho trẻ nghe, giáo dục trẻ yêu quí, tôn trọng các nghề trong xã hội. 
2. Hoạt động 2: Cho trẻ làm quen với các hình.
- Cô gây hứng thú cho trẻ bằng gói quà trong đó có các hình để khơi dạy trí tò mò của trẻ : Cô có gì đây ? ( Cho trẻ đoán ). Cô mở gói quà và giới thiệu có các hình.
- Cô lần lượt lấy các hình ra cho trẻ quan sát, khuyến khích trẻ gọi tên và nêu màu sắc của hình:
+ Cô có hình gì đây ?
+ Hình . Của cô có màu gì ? 
- Sau mỗi hình cô củng cố lại ( Tên gọi, màu sắc của từng hình ).
3. Hoạt động 3: Chọn hình theo mẫu. 
- Cô cho trẻ lấy rổ hình mà cô đã chuẩn bị cho trẻ.
- Cô hỏi trẻ xem trong rổ có những gì ?
- Cô chọn hình vuông giơ lên cho trẻ xem và yêu cầu trẻ cho cô hình có hình dạng giống như hình của cô đã chọn. Sau đó cô hỏi trẻ:
+ Cô đố các con hình này có tên gọi là hình gì ? Có màu gì ?
- Cô và trẻ cùng nhắc lại tên hình và màu.
* Mở rộng : Cô giới thiệu thêm cho trẻ về 1 số hình vuông có màu sắc khác nhau.
=> Với hình tròn và hình chữ nhật cô hướng dẫn trẻ tương tự như hình vuông.
4. Hoạt động 4: Luyện tập.
a.Trò chơi : Thi xem ai chọn nhanh :
- Cách chơi: Khi nghe cô gọi tên hình nào thì trẻ chọn nhanh hình đó và giơ lên theo yêu cầu của cô đồng thời đọc tên hình.
+ Cô nói: Hình vuông: Trẻ chọn hình vuông giơ lên và đọc : Hình vuông.
 Hình tròn : Trẻ chọn hình tròn giơ lên và đọc : Hình tròn.
 Hình chữ nhật: Trẻ chọn hình chữ nhật giơ lên và đọc : Hình chữ nhật.
- Cho trẻ chơi 5 - 6 lần, sau mỗi lần chơi cô cùng trẻ kiểm tra kết quả, động viên trẻ trong học tập.
b. Thi khéo tay: 
- Cô giới thiệu tranh mẫu các hình và giao nhiệm vụ cho trẻ.
- Cho trẻ tô màu các hình theo ý thích của trẻ.
- Trẻ tô xong cô hỏi trẻ nói xem trẻ đã tô màu những hình gì, tô màu gì ?
- Động viên trẻ trong không khí thi đua. 
* Kết thúc : Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
------- *** -------
Hoạt động có mục đích : Quan sát cái quần
Trò chơi: Nu na nu nống, Mèo đuổi chuột
Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, Chăm sóc cây.
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ được hít thở không khí trong lành, tắm nắng, gió.
- Trẻ biết tên gọi, cấu tạo và lợi ích của cái quần, biết cái quần là sản phẩm của nghề thợ may ( nghề dịch vụ )
- Dạy trẻ cách mặc quần.
- Trẻ biết chơi trò chơi và hứng thú chơi, đoàn kết khi chơi.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trang phục, vệ sinh thân thể.
 II. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát: Sân trường .
- Một số đồ dùng mang theo: Quần: 2 cái ( 1 quần dài, 1 quần cộc ), chiếu, sân chơi sạch sẽ, cô và trẻ trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
1.Hoạt động 1: Quan sát cái quần . 
- Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô, cho trẻ quan sát cái quần và đàm thoại cùng trẻ:
 + Cô có cái gì đây ? ( cái quần )
+ Cái quần dùng để làm gì ? ( để mặc )
+ Cái quần này có những bộ phận nào ? ( Cạp quần, ống quần )
+ Cái quần này là sản phẩm của nghề nào ? ( Nghề thợ may )
+ Nghề thợ may thuộc nhóm nghề nào ? ( Nghề dịch vụ )
+ Nghề thợ may còn làm ra những sản phẩm gì nữa ? ( Trẻ kể )
+ Nếu không có nghề thợ may thì sẽ như thế nào ? ( Không có quần áo mặc )
=> Cô củng cố lại các bộ phận của cái quần và giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của nghề thợ may. Giáo dục trẻ biết ơ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_la_chu_de_cac_nghe_pho_bien_chu_de_nhan.doc