Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tuần 2: Một số nghề quen thuộc phổ biến ở địa phương

MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

- Dạy trẻ biết lăn bóng liên tục không chạm bóng.

- Cháu phân biệt và gọi đúng tên hình tròn , hình vuông & hình tam giác.

- Luyện kỹ năng phân biệt , so sánh hình tròn , hình vuông và hình tam giác

- Giáo dục cháu tính tích cực trong hoạt động và biết làm việc theo nhóm

- Trẻ biết cách chuyền bóng và không làm rơi bóng.

- Trẻ biết cách phối hợp nhịp nhàng với bạn để chuyền bóng.

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm theo nội dung của bài thơ, sự mạnh dạn thể hiện trước đông người.

 - Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân đã làm ra sản phẩm, khi sử dụng phải biết giữ gìn nâng niu

 

doc11 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tuần 2: Một số nghề quen thuộc phổ biến ở địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vai cô giáo dạy học sinh 
Xây dựng: nhà của tôi ,nhà của bạn,
Nghệ thuật : Vẽ, năn, xé dán tặng cô giáo.
Âm nhạc :Hát múa về chủ đề cô giáo... 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chung : LQVT
Đề tài : NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT HÌNH TRÒN ,VUÔNG, TAM GIÁC.
Lĩnh vực phát triển : phát triển nhận thức.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
	- Cháu phân biệt và gọi đúng tên hình tròn , hình vuông & hình tam giác.
	- Biết đặc điểm đặc trưng của hình: Hình tròn không có cạnh , không có góc và lăn được; hình vuông và hình tam giác đều có cạnh , có góc và không lăn được.
	- Luyện kỹ năng phân biệt , so sánh hình tròn , hình vuông và hình tam giác
 - Giáo dục cháu tính tích cực trong hoạt động và biết làm việc theo nhóm
II. CHUẨN BỊ :
	 - Không gian tổ chức : Trong lớp
	 - Đồ dùng phương tiện : 
	 + Đĩa các dạng về hình tròn , hình vuông và hình tam giác..
	 + Bảng nĩ , rổ đựng hình , các loại hình , dây thun.
	 + Đồ dùng và đồ chơi có dạng hình tròn , hình vuông và hình tam giác .
III. CÁCH TIẾN HÀNH :	
 a/ HHoạt động mở đầu :
	- Cho cháu cùng hát bài: “ Vòng tròn tâm ” 
	- Các con vừa mới hát bài gì? 
	- Bài hát nói về một dạng hình gì vậy các con ?
	- À ! đúng rồi đấy, thế bây giờ các con cùng xem từ những hình tròn , hình vuông và hình tam giác sẽ cho ta những điều kỳ diệu gì nhé! (cháu xem các dạng hình từ Đĩa).
 - Các con đã xem xong và bây giờ cho cô biết các con đã thấy những gì nào?
 - Bây giờ cô muốn mỗi bạn hãy lấy cho mình một rổ đồ chơi và cùng về chổ ngồi nhé!
 b/ Hoạt động trọng tâm :
	 * Ôn nhận biết hình tròn , hình vuông và hình tam giác :
	- Trong rổ của các con có gì nào?( hình tròn , hình vuông và hình tam giác).
 - Các con hãy chọn hình lăn được cho cô xem nào?	
	- Hình gì vậy các con?
	- Các con sờ đường bao quanh xem thấy như thế nào?
 - Hình tròn có lăn được không? Tại sao hình tròn lại lăn được? ( vì hình tròn không có cạnh và không có góc).
 - Các con ơi , hình gì có 4 cạnh bằng nhau , các con lấy ra cho cô xem nào?
 - Hình này gọi là hình gì? ( hình vuông)
 - Hình vuông có lăn được hay không ?
	- Vậy bạn nào cho cô biết tại sao hình vuông không lăn được ? ( vì hình vuông có cạnh có góc ) 
	- Các con cùng đếm xem hình vuông có mấy cạnh ? 
	- Để biết bốn cạnh có bằng nhau hay không các còn cùng nhìn lên xem cô đo.
	+ Cô đọc câu đố: 
	3 que tính nhỏ..Là hình gì nhỉ ?
	- Các con đếm xem hình tam giác có mấy cạnh? ( cho trẻ đếm các cạnh của hình tam giác)
	- Vậy hình tam giác có lăn được không? Tại sao?
	 * Phân biệt hình tròn , hình vuông và hình tam giác:
	- Cô gắn hình vuông và hình tam giác lên bảng:
	+ Bạn nào có thể cho cô biết hình vuông và hình tam giác có điểm gì giống nhau? ( Đều có cạnh , có góc và không lăn được) .
 	- Cô gắn hình tròn lên bảng và hỏi trẻ:
	+ Vậy giữa hình tròn với hình vuông (hình tam giác) khác nhau ở điểm nào? ( Hình vuông ( hình tam giác) có cạnh, có góc và không lăn được , còn hình tròn không có cạnh , không có góc , lăn được).
	- Cho cháu lấy dây ở trong rổ và cất rổ đi rồi về tổ của mình đứng thành hình chữ U . 
	* Luyện tập:
 - Với sợi dây này, các con xem cô sẽ tạo được những hình gì ? ( Cô tạo thành hình vuông rồi hỏi cháu xem cô có hình gì đây )
	- Các con có muốn tạo được các hình giống như cô không nào ?
	- Thế các con hãy dùng sợi dây của mình tạo thành các hình theo yêu cầu của cô : 	
 + Các con hãy tạo hình vuông cho cô xem nào? 
	 + Để xem hình tam giác thì như thế nào? Thì chúng ta cùng tạo hình tam giác nhé !
	 + Vậy để có được hình tròn thì các con sẽ làm như thế nào?
	- Cô cho cháu thực hiện 2 lần.( trong khi cháu luyện tập cô quan sát và giúp cháu biết cách tạo thành các hình mà cô yêu cầu )
	* Trò chơi : “ Ai nhanh nhất”
	+ Cách chơi: 
	- Cô chia trẻ thành 3 hàng , 3 bạn đứng đầu hàng sẽ lên chọn cho tổ của mình một bức thư rồi về cho cả tổ mình cùng xem trong đó có hình gì?. Sau đó các tổ lần lượt đi tìm đồ dùng , đồ chơi trong lớp có dạng hình tròn , hình vuông và hình tam giác. Tổ nào tìm đúng hình giống như với nội dung có trong bức thư và tìm được nhiều hình là tổ đó sẽ thắng.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
Hoạt động khác :
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chung : TD
Đề tài : CHUYỀN BÓNG BÊN PHẢI,BÊN TRÁI
Lĩnh vực phát triển : phát triển thể chất.
I-Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết cách chuyền bóng và không làm rơi bóng.
- Trẻ biết cách phối hợp nhịp nhàng với bạn để chuyền bóng.
-Giáo dục trẻ tính tích cực kỉ luật tuân thủ nội quy.
-Tạo cho trẻ tư thế nhanh nhẹn khi chuyền bóng.
II-Chuẩn bị :
- Cô : hai quả bóng.
- Bóng cho trẻ chuyền : 3
- Đội hình giờ học phù hợp.
 - Bài tập phát triển chung.
 III-Các bước tiến hành
 a.Khởi động: Cho trẻ chuyển thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi cơ bản ( đi nghiên bàn chân, đi nhón gót chân, đi nhanh , đi chậm)
 b.Trọng động :Bài tập phát triển chung
° Tay 2: hai tay ra tröôùc, leân cao
° Chaân 4: böôùc khuî 1 chaân ra tröôùc, chaân sau thaúng° Buïng 2: tay choáng hoâng, xoay ngöôøi sang hai beân
 ° Baät 4: baät luaân phieân, chaân tröôùc, chaân sau.
 Cho chaùu tap caùc ñoäng taùc 2 laàn 8 nhòp.
 *Vận động cơ bản
 - Cho trẻ chuyển thành hai hàng ngồi đối diện nhau.
 - Cô làm mẫu lần 1.
 - Cô làm mẫu lần hai kết hợp phân tích: Đứng tư thế chuẩn bị.chân rộng bằng vai,cháu đứng đầu hàng cầm bóng bằng hai tay,chuyền sang bên trái cho bạn phía sau bắt bóng và tiếp tục chuyền cho bạn cuối cùng,bạn cuối cùng cầm bóng,chạy lên đầu hàng và chuyền sang bên phải dần dần đến hết hàng không làm rơi bóng
 *: Trẻ thực hiện
 - Cho trẻ thực hiện thử một lần.
 - Sau đó cô cho trẻ thực hiện,cô theo dõi sữa sai trẻ.
 - Cho trẻ thi đua tổ xem đội nào chuyền nhanh.
 - Cô nhận xét sửa sai trẻ.
 - Cho cả lớp thực hiện lại.
 * Trò chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi “ kéo co”
-Cô giải thích cách chơi và luật chơi
- Trẻ chơi cô bao quát lớp và nhận xét.
 -Hồi tỉnh:Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
Hoạt động khác :
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chung : LQVH
Đề tài : CÁI BÁT XINH XINH
Lĩnh vực phát triển : phát triển ngôn ngữ.
I.Mục đích yêu cầu
 - Trẻ thuộc thơ, nói đúng tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, thể hiện tình cảm ngữ điệu khi đọc thơ.
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm theo nội dung của bài thơ, sự mạnh dạn thể hiện trước đông người.
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân đã làm ra sản phẩm, khi sử dụng phải biết giữ gìn nâng niu.
 II. Chuẩn bị:
 Các hình ảnh minh họa nội dung bài thơ cài trong máy - Máy tính. 
 Nội dung câu hỏi đàm thoại.
 Cô đọc diễn cảm bài thơ.
 Cái bát to cho cả nhóm trang trí( 3 cái)
 III. Tổ chức thực hiện 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 Hoạt động mở đầu : 
Cho trẻ lắng nghe 2 câu thơ đầu của bài thơ “ cái bát xinh xinh”
 Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe.
 Đọc thơ cho trẻ nghe, kết hợp minh họa động tác. Hỏi bài thơ nói về gì?
 Cô đọc diễn cảm lần 2
 Đọc lần 2 minh họa hình ảnh. ( Cho trẻ quan sát hình minh họa trên máy).
 Trích dẫn đàm thoại: 
 - Bài thơ có tên là gì? Ai là tác giả của bài thơ?
 - Bài thơ nói gì? Bố mẹ công tác ở đâu?
 - Bé được ba,mẹ mang về cho cái gì?
 Cái bát được làm từ gì? Câu thơ nào nói nên điều đó?...
 Tiếp tục đàm thoại về nội dung của bài thơ rồi trích dẫn lại khổ thơ đó
* Giảng từ : 
+Nhà máy Bát Tràng : là tên của một nhà máy gốm ở miền ngoài.
+ Cái bát : là cái chén.
 Giáo dục: Để có được cái bát bố mẹ và các cô chú công nhân làm gốm đã rất vất vả sớm hôm, trải qua rất nhiều công đoạn mới làm ra được cái bát mầ hàng ngày chúng mình vẫn thường ăn đấy, khi dùng phải như nào? Tại sao phải cẩn thận nâng niu
 Hoạt động 3: Cho trẻ đọc thơ.
 Còn bây giờ các bạn hãy đọc với cô bài thơ này nhé.
 Cho trẻ đọc thơ nhiều lần với các hình thức: Cả lớp, tổ nhóm, cá nhân, nhóm bạn trai bạn gáisau khi tổ nhóm đọc yêu cầu trẻ nhận xét tổ nhóm của bạn
 Hoạt động 4: Cho trẻ chia nhóm làm công nhân ngành gốm trang trí cái bát.
 Nhận xét sản phẩm.Kết thúc.
 Trẻ đoán tên bài thơ.
 Lắng nghe và trả lời câu hỏi.
Nghe cô đọc thơ
Quan sát tranh minh họa.
Trả lời theo nội dung câu hỏi.
Đọc thơ cùng cô và bạn.
 Về góc nặn cái bát.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
Hoạt động khác :
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2011
Hoạt động chung : TH
Đề tài : NẶN CÁI BÁT
Lĩnh vực phát triển : phát triển thẩm mỹ.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Cháu nặn được cái bát từ đất nặn.
Rèn kĩ năng xoay tròn, đều tạo thành cái bát.
Hứng thú tham gia học yêu quý sản phẩm làm ra.
II/ CHUẨN BỊ :
Đội hình giờ học phù hợp.
Đất nặn , bảng con ,khăn lau cho trẻ
Nơi trưng bày sản phẩm.Mẫu nặn cái bát của cô.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động mở đầu :
Cô cho trẻ chơi trò chơi : trời tối trời sáng.
Cô cho xuất hiện cái bát .
Cô cho cháu quan sát nhận xét cái bát.
* Hoạt động trọng tâm :
* Hoạt động 1: giới thiệu bài “ nặn cái bát”.
Cô thực hiện mẫu lần1.
Cô giải thích cách nặn : làm mềm đất , sau đó xoay tròn và ấn dẹt xuống, rồi từ từ nhẹ nhàng dùng tay kéo đất ở xung quanh lên cho tròn đều.Tạo đế chén ở phía dưới.
Cô thực hiện mẫu lần 2.
* Hoạt động 2 :Luyện tập :
Cô cho cả lớp thực hiện cô quan sát sữa sai động viên nhắc nhở cháu hoàn thành sản phẩm.
Cô báo hết giờ .
* Hoạt động 3 :Cháu trưng bày sản phẩm.
Cô cho cháu nhận xét sản phẩm bạn,cô nhận xét sản phẩm cháu.Chọn một vài sản phẩm đẹp tuyên dương.Giao dục cháu yêu quí sản phẩm làm ra.
* Kết thúc.
Cháu tham gia chơi.
Quan sát.
Nhắc lại tên bài cùng cô.
Chú ý quan sát cô thực hiện và lắng nghe cô giải thích động tác.
Cháu lắng nghe cô.
Cháu trưng bày sản phẩm
Lắng nghe
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
Hoạt động chung : GDAN
Đề tài : Vỗ tay theo nhịp “ CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN”
Lĩnh vực phát triển : phát triển thẩm mỹ.
1/ Mục đích:
 - Trẻ hát bài “cháu yêu cô chú công nhân” thể hiện niềm vui và lòng biết ơn cô c

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_tuan_2_mot_so_nghe_quen_thuoc_pho.doc
Giáo án liên quan