Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tháng 12

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ tự giác ăn hết suất và ngủ đủ giấc có cân nặng, chiều cao hợp lý

- Thực hiện các VĐCB đúng tư thế và khéo léo: Đi theo đổi theo tốc độ theo vật chuẩn, bò bằng bàn tay và bàn chân 3 – 4m. Bò chui qua ống dài 1,2m0,6m. Ném xa bằng 1 tay

- Biết phối hợp các bộ phận cơ thể và định hướng tốt trong không gian khi vận động

- Có kỹ năng vận động tinh: Tô đồ nét, dán hình vào đúng vị trí không bị nhăn, làm đồ chơi

- Có 1 số hiểu biết về thực phẩm và có kỹ năng lao động tự phục vụ bản thân: giữ gìn quần áo, gấp và xếp quần áo

- Biết các hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân và biết các con vật có ích và có hại

2. Phát triển nhận thức:

- Thích đặt câu hỏi và tìm hiểu về các con vật, giải thích được 1 số nguyên nhân đơn giản trong cuộc sống.

- Trẻ có những kiến thức sơ đẳng khi tìm hiểu thế giới động vật: tên gọi, đặc điểm nổi bật (cấu tạo, thức ăn, nơi sống ). Đặc điểm giống và khác nhau của chúng, ích lợi, nơi sống

- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phán đoán, nhận xét, tính tò mò, ham hiểu biết, biết ích lợi của các con vật

- Có một số kĩ năng đơn giản về chăm sóc 1 số con vật gần gũi

- Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự. Nhận biết số đếm trong phạm vi 4. Đo độ dài 1 vật bằng 1 đơn vị đo. Gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 4 và đếm

 

doc51 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tháng 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi theo nhạc kết hợp các kiểu đi (gót chân, bình thường, mũi chân, bình thường, khuỵu gối, bình thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm về hai hàng dọc
2/ Trọng động:
a/ Bài tập phát triển chung:
Tập bài thể dục sáng số 4
b/ VĐCB: Bò bằng bàn tay bàn chân 3 – 4m
Hôm nay cô dẫn các con đi sở thú nhưng khi đi các bạn phải bò qua 1 cây cầu, các bạn phải bò khéo léo để không bị rớt ra khỏi cầu
Khi bò bàn chân và bàn tay phải đặt sát xuống sàn nhà, mắt nhìn về trước, bò chân tay không được chạm vạch
Cô làm mẫu 1 lần: giải thích “khi bò mắt nhìn thẳng về phía trước, bò tay này chân kia và không được đạp vạch”
Cháu thực hiện: 
+ Lần 1: Từng cháu lên thực hiện vận động 
 + Lần 2: Từng cháu lên thực hiện vận động 
c/ Trò chơi vận động: “tàu hỏa” (Khi đi đến sở thú phải qua cầu, nhưng bây giờ mình sẽ đi tàu hỏa về)
Cách chơi: Trẻ đứng thành hàng một nối đuôi nhau, một trẻ đứng đầu làm bác lái tàu. Cô mở nhạc, trẻ giậm chân đi vòng tròn theo nhịp bài hát (2 – 3l)
 3/ Hồi tĩnh: đi nhẹ nhàng, hít thở
Lưu ý:
Thứ năm, ngày 08 tháng 12 năm 2011
ÂM NHAC
DH: Đố bạn
I/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát “Đố bạn”. Hát kết hợp với vận động theo nội dung bài hát.
- Chú ý nghe hát, hưởng ứng cùng cô khi nghe hát, có thể hát cùng cô bài hát “Vào rừng xanh”.
- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật, có ý thức bảo vệ các con vật.
II/ Chuẩn bị:
Một số dụng cụ: Phách, xắc xô, đài, mũ một số con vật.
III/ Tổ chức thực hiện: 
 1/ Hoạt động 1:
Chơi “Bắt chước tạo dáng”
Cho trẻ xem video clip các con vật
Trò chuyện về đặc điểm nổi bật của các con vật đã tạo được dáng của nó
 2/ Hoạt động 2:
 * Dạy hát: “Đố bạn”
 Cô hát cho trẻ nghe bài hát 1 - 2 lần, nói tên bài hát, tên tác giả.
 Dạy trẻ hát tiếp nối từ đầu đến cuối bài hát.
 Khi trẻ thuộc bắt nhịp cho trẻ hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
 Luân phiên giữa các tổ, nhóm, các nhân biểu diễn. Khuyến khích những nhóm, cá nhân hát kết hợp minh họa.
Hoạt động 3:
 * Nghe hát: “ Vào rừng xanh”.
 Cô đọc câu đố về con voi cho trẻ đoán xem câu đố nói về con gì? 
 Hát cho trẻ nghe toàn bộ bài hát, kết hợp mô phỏng động tác hoặc gõ đệm bằng xắc xô 1 - 2 lần.
 Cho trẻ hát và gõ đệm cùng cô, kết hợp làm một số động tác minh họa theo nội dung của bài hát.
 * Chơi trò chơi: Ai nhanh hơn. Vẽ những vòng tròn ở giữa lớp, số vòng ít hơn số trẻ, khi vỗ xắc xô chậm đi ngoài vòng kết hợp hát về các con vật, khi cô vỗ xắc xô nhanh trẻ chạy nhanh vào vòng, mỗi vòng chỉ dành cho một ngườinếu ai không vào được
vòng sẽ phải nhảy lò cò.
- Nhận xét tuyên dương
Lưu ý 
Thứ sáu ngày 09 tháng 12 năm 2011
TOÁN
 GỘP HAI NHÓM ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẾM
I/ Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết đếm và gộp 2 nhóm đối tượng
Xác định đúng nhóm đối tượng và đếm số lượng của nhóm mới tạo thành
Đếm riêng số lượng của từng nhóm và ghi nhớ kết quả
II/ Chuẩn bị:
Một số đồ dùng cho cô và cháu, lô tô các con vật sống trong rừng
III/Tổ chức hoạt động: 
HĐ 1: 
Ổn định tổ chức:
+ Trò chơi: Nghe tiếng kêu đoán tên con vật (gấu, voi, khỉ, hổ)
+ Cô hỏi: các con đã thấy các con vậy này chưa? Thấy ở đâu? 
Hôm nay cô và các bạn cùng quan sát các con vật và đếm xem có bao nhiêu con nhé
Đếm trên đối tựơng
Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn. Cô lấy tranh có hình ảnh các con vật
Cô hỏi trẻ tranh có những con gì? Có bao nhiêu con vật?
Cô mời trẻ lên đếm số lượng con vật trong tranh (cho trẻ gắn thẻ số lên tranh)
=> Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
HĐ2: Gộp 2 nhóm đối tượng thành 1 nhóm mới
Chơi trò chơi “tạo nhóm bạn gái và bạn trai”
Cô hỏi các bạn vừa tạo nhóm mấy (nhóm 2 bạn nam - 2 bạn nữ)
 Cô cho trẻ lên đặt 2 bức tranh có hình con vật và đặt cạnh nhau và cho trẻ đếm xem có bao nhiêu con vật ở 2 bức tranh
Cho trẻ gắn thẻ số
Cô mời lần lượt trẻ lên thựchiện và cho trẻ gắn thẻ số vào tranh
 Cô luyện nhiều cho trẻ yếu
HĐ 3: Đếm số lượng của nhóm mới tạo thành
- Cô cho trẻ lên đếm và nói kết quả vừa đếm được: Ví dụ: (có tất cả 2 con voi và 2 con hổ là 4 con tất cả)
Kết thúc: nhận xét, tuyên dương
Lưu ý: 
.....................................
Duyệt của HPCM
KẾ HOẠCH TUẦN 3
NHỮNG CON BƯỚM XINH
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại bướm
- Lập bảng phân loại bướm
- Chọn lô tô phân loại những động vật sống trong rừng, côn trùng
- Quan sát con bướm
- Tô màu con bướm
- TCVĐ: Bướm bay
- TCDG: Chi chi chành chành
PV: Cửa hàng bán quà lưu niệm
- Xem phim vòng đời của bướm
(Từ 12/12 à 16/12/2011)
-Xem tranh, xem phim trò chuyện về một số côn trùng
- Khám phá về con bướm
- Mô phỏng vận động của con bướm
- Hát: Kìa con bướm vàng
- Kể chuyện về con sâu háu ăn
- Câu đố một số côn trùng
- Lập bảng phân loại côn trùng 
- Giới thiệu đặc điểm, sở thích của con bướm qua các hình ảnh trên máy
- Sưu tầm các hình ảnh về sở thích của con bướm
- Đọc Thơ: Ong và Bướm
- Xây mô hình sở thú
- Chắp tranh, hình một số con vật 
C
 Sở thích của con bướm
 Vận động của con bướm
Đặc điểm của bướm
Tuần 3: NHỮNG CON BƯỚM XINH ĐẸP
Môi trường sống của bướm
Lợi ích và tác hại của bướm
- Làm album về các loại bướm
- Trò chuyện về lợi ích và tác hại của bướm và các loại côn trùng khác
- Làm môi trường sống cho các con vật, vẽ tranh con vật trẻ thích
- Lập bảng: bé thích con vật nào
Phân biệt to - nhỏ, của các con vật
- So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4.
- Trò chuyện: về môi trường sống của một số con côn trùng
- Xem phim tranh ảnh về môi trường sống của bướm
- Làm album đặc điểm, sở thích môi trường sống của chúng
- XD: Xây sở thú, lắp ráp, ghép hình các côn trùng 
- Làm sách tranh về môi trường sống của côn trùng
Lịch tuần 3: NHỮNG CON BƯỚM XINH
(Từ 12/12 à16/12/2011)
THỜI ĐIỂM
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ 
Thể dục sáng.
- Hướng dẫn trẻ xé dán, xếp gấp 1 số loại côn trùng
- Hướng dẫn trẻ cùng cô lau chùi, dọn dẹp các góc chơi
- Tập cho trẻ tưới vườn hoa và chăm sóc cây
- Phối hợp PH: Trao đổi về sức khỏe, học tập của trẻ, xin vật liệu trang trí
- TDS: Phát triển các nhóm cơ cho trẻ, kỹ năng thực hiện các động tác theo hiệu lệnh
- Chú ý: Tập động tác hỗ trợ VĐCB: ĐT Tay: (4l×8 nhịp)
Điểm danh
- Tìm bạn vắng à Biết quan tâm đến bạn vắng trong tổ
- Trao đổi về kế hoạch trọng tâm trong ngày: Hôm qua chuẩn bị những gì? Để hoạt động gì sáng nay (chiều nay)?
- Trao đổi về sự kiện phát sinh
- Kể về những ngày nghỉ ở nhà (làm gì? Đi đâu?)
- Trao đổi về ND chủ đề “Những con bướm xinh”
- Tìm hiểu về thứ, ngày, tháng.
- Giới thiệu sách mới.
- Dự báo thời tiết.
- Trao đổi về trạng thái cảm xúc.
- Dự báo thời tiết.
- Trao đổi về trạng thái cảm xúc.
- Tìm hiểu về thứ, ngày, tháng.
- Cô nhắc nhở nội qui, qui định của lớp
Hoạt động có chủ định
KPCĐN
 Những con bướm xinh
ÂM NHẠC
Con chuồn chuồn
VĐCB
 Bò chui qua ống
THƠ
Ong và Bướm
TOÁN
So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4 
Hoạt động ngoài trời.
MĐYC: 
+ Trẻ chơi đúng luật, chơi nhịp nhàng với đồng dao, biết sử dụng đúng các đồ chơi ngoài trời.
+ Biết sử dụng các giác quan để quan sát đối tượng từ tổng thể đến các chi tiết, bộ phận đặc trưng.
+ Cùng hợp tác với bạn khi lao động, quí trọng sản phẩm lao động.
CB: Lá cây sạch, ĐC sạch an toàn, các đối tượng quan sát (cây hoa đồ chơi quanh trường) vừa tầm và đủ cho tất cả trẻ đều quan sát được, các dụng cụ lao động vừa tay trẻ 
- QS: 
Con thú trong bồn hoa
-Chơi:
Tìm nhà
Kéo cưa lừa xẻ
Vẽ trên sân
- Lao động tập thể
- Chơi: 
Mèo đuổi chuột 
Nu na nu nống 
-Chơi: Thảy vòng
- QS 
Con thú trong vườn hoa
-Chơi:
Kéo co
Dung dăng dung dẻ
-Chơi với bóng
Chăm sóc vườn rau
-Chơi: 
Cáo và thỏ
Dệt vải 
-Vẽ trên sân
- QS: 
Sân trường
-Chơi:
Lộn cầu vồng
Nu na nu nống 
Chơi: Boling
Chơi ở các góc
TCĐV: 
+ Giúp trẻ phát triển nội dung trò chơi.
+ Biện pháp: Trò chuyện về công việc của người bán hàng và mua hàng
TCXD: 
+ Giúp trẻ mở rộng ý tưởng chơi.
+ BP: Cô cùng trẻ chuẩn bị cho buổi chơi gợi cho trẻ nêu ý kiến sẽ thêm bớt gì? + Tập cho trẻ biết hợp tác với nhau khi chơi..
+ BP: Cho trẻ tự chọn công việc trong khi thỏa thuận.
TCHT:
+ Giúp trẻ biết chơi với nhau các trò chơi gắn tranh lô tô, lập bảng 
+ BP: Khuyến khích trẻ yếu cùng chơi cùng với trẻ khá.
 Hoạt động chiều
- Giáo dục lễ giáo: Biết cám ơn, khi lỗi, chào hỏi khi có khách đến lớp, nhà
- Hướng dẫn trẻ biết tránh xa các nơi có thể gây nguy hiểm, các thú dữ
- Làm Album ảnh ở các góc
- Chơi kidsmart, làm bài tập
- Xem sách, tranh ảnh theo ý thích. 
- Giao cho trẻ những công việc chuẩn bị cho hoạt động hôm sau.
- Vẽ các con vật bé thích
- Làm album về các con vật
- Chơi kidsmart
- Vào góc thực hiện các bài tập trong góc
- Tổng kết chủ đề nhánh
- Nêu gương cuối tuần
Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2011.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
1/ MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH
CÂU HỎI TẠO HỨNG THÚ: 
Cô và trẻ cùng hát bài: “Kìa con bướm vàng”
Cô và trẻ cùng đàm thoại:
+ Bạn nào biết con bướm sống ở đâu?
+ Bướm ăn gì? Bướm có màu sắc gì
Vậy bây giờ cô cháu chúng mình cùng khám phá xem bướm có những đặc điểm gì nhé
CÂU HỎI TẠO NHU CẦU KHÁM PHÁ:
+ Bạn nào biết con bướm có lợi hay có hại cho chúng ta?
+ Các con có thích con bướm không?
+ Bướm bay bằng gì?
2/ KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
MĐYC:
- Trẻ nhớ được các giai đoạn phát triển từ sâu thành bướm. Trẻ hiểu nội dung câu truyện. 
- Phát triển trí nhớ, óc tưởng tượng, quan sát, sáng tạo, ngôn ngữ
- Rèn kĩ năng đếm, ốn thứ tự đếm 1à 5. Rèn kĩ năng dán, vận động cơ ngón tay, bàn tay. 
CHUẨN BỊ
- Bài soạn trên PP
- Các thẻ hình giai đoạn phát triển từ sâu thành bướm
- Giấy xốp dún, viết, keo dán, viết 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Cô kể chuyện
Cô có 1 câu chuyện về 1 chú sâu ham ăn các con có thích nghe không nè?
Cô kể chuyện chú sâu tham ăn trên máy tính. Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô.
Trò chuyện với trẻ về quá trình phát triển từ sâu thành bướm.
Trẻ kể lại thứ tự về vòng đời phát triển của sâu thành bướm:
Trứng > sâu > sâu trưởng thành> tạo kén> thành bướm
2. Hoạt động 2: Sắp xếp thứ tự vòng đời của bướm
Cô cho trẻ chia thành 3 nhóm. Cô mời đại diện nhóm lên lấy bảng và các

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_thang_12.doc