Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tháng 11

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc có cân nặng, chiều cao hợp lý

- Thực hiện các VĐCB đúng tư thế và theo hiệu lệnh của cô: Trèo qua ghế dài 1,2  30cm, bật nhảy từ trên cao xuống (30cm), đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn, ném xa bằng 1 tay

- Có khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể trong vận động

- Phối hợp tốt các cử động của bàn tay, ngón tay để gấp giấy làm thiệp, sử dụng kéo, cầm viết vẽ và tô màu,

- Nhận biết 1 số thực phẩm thông thường, nhận biết dạng chế biến đơn giản của 1 số món ăn và lợi ích các món ăn trong ngày

- Nhận ra 1 số đồ dùng, nơi làm việc có thể gây nguy hiểm, không đùa nghịch và chơi gần nơi đó. Có 1 số khả năng tự phục vụ: cài, cởi cút áo, gấp quần áo

2. Phát triển nhận thức:

- Thích đặt câu hỏi và tìm hiểu về các ngành nghề, giải thích được 1 số nguyên nhân đơn giản trong cuộc sống.

- Biết sử dụng các giác quan, quan sát và thảo luận về tên gọi, đặc điểm của các nghề

- Có khả năng so sánh, nhận ra sự khác nhau về kích thước của 3 đồ dùng dụng cụ nghề. Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 1 – 2 dấu hiệu

- Biết diễn đạt sự hiểu biết bằng hành động, cử chỉ, lời nói qua các hành động chơi: đóng vai các nghề. Biết được ý nghĩa của ngày hội cô giáo (20/11)

- Có 1 số khái niệm ban đầu về toán: Nhận biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 3. Gộp hai nhóm đối tượng trong phạm vi 3 và đếm. So sánh, phát hiện qui tắc sắp xếp của ít nhất 3 đối tượng và sắp xếp theo qui tắc. Biết kể tên công việc, công cụ, sản phẩm, lợi ích của 1 số nghề. Chắp ghép các hình hình học thành 1 hình mới

 

doc25 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Tháng 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa người bán hàng và mua hàng
TCXD: 
+ Giúp trẻ mở rộng ý tưởng chơi.
+ BP: Cô cùng trẻ chuẩn bị cho buổi chơi gợi cho trẻ nêu ý kiến sẽ thêm bớt gì? + Tập cho trẻ biết hợp tác với nhau khi chơi..
+ BP: Cho trẻ tự chọn công việc trong khi thỏa thuận.
TCHT:
+ Giúp trẻ biết chơi với nhau các trò chơi gắn tranh lô tô, lập bảng 
+ BP: Khuyến khích trẻ yếu cùng chơi cùng với trẻ khá.
Hoạt động chiều
- Giáo dục lễ giáo: Chào hỏi khi có khách đến lớp, nhà
- Hướng dẫn trẻ biết tránh xa các nơi có thể gây nguy hiểm
- Làm Album ảnh ở các góc
- Chơi kidsmart, làm bài tập
- Xem sách, tranh ảnh theo ý thích. 
- Giao cho trẻ những công việc chuẩn bị cho hoạt động hôm sau.
- Làm album về các dụng cụ nghề
- Vẽ các dụng cụ nghề theo ý thích
- Vào góc thực hiện các bài tập trong góc
- Chơi kidsmart 
- Tổng kết chủ đề nhánh
- Nêu gương cuối tuần
 Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2011.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
1/ MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH
CÂU HỎI TẠO HỨNG THÚ: 
Cô và trẻ cùng nhau hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát: “Cả nhà thương nhau”
Cô và trẻ cùng đàm thoại:
+ Nhà các con có đẹp không?
+ Nhà con có mấy tầng?
+ Nhà xây bằng gì?
+ Vậy các con có biết ai đã xây nhà cho các con không?
Vậy là chúng ta ai cũng có nhà và đều do các chú thợ xây xây nên. Vậy bây giờ cô cháu chúng mình cùng khám phá xem các chú thợ xây như thế nào nhé.
CÂU HỎI TẠO NHU CẦU KHÁM PHÁ:
+ Bạn nào biết chú thợ xây xây nhà bằng gì?
+ Có nhiều dụng cụ cho chú thợ xây không?
+ Cần những dụng cụ nào?
2/ KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
YÊU CẦU :
Trẻ biết được 1 vài điểm nổi bật của nghề xây dựng
Phát triển kỹ năng: Quan sát, phán đoán, mô tả bằng lời...
Trẻ có ấn tượng sâu sắc về nghề xây dựng và 1 số nghề khác
CHUẨN BỊ:
Cô: - 1 số hình ảnh về các ngành nghề
 Giấy báo, dụng cụ tạo hình 
Trẻ: - Trò chuyện trước với ba mẹ về nghề nghiệp của ba mẹ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
- Thế các cháu có biết chú công nhân xây dựng làm ra cái gì? Cô cho trẻ xem hình ảnh chú công nhân xây dựng đang làm việc.
- Quá trình bắt đầu xây từ đào móng, dựng trụ đổ xi-măng, cột sắt thép, trộn hồ, xếp gạch qua từng công đoạn đến khi hoàn thành công trình. 
Khi làm việc chú cần những dụng cụ gì?
- Cái xẻng, cái cuốc, cái bay, cái xô, xe rùa, máy trộn bê tông
Chú cần những vật liệu gì để xây?
- Gạch cát, đá, xi-măng, sắt, thép ..
- Lần lượt cô cho trẻ xem tranh, dụng cụ để làm việc của nghề xây dựng.
- Các cháu biết không khi chú công nhân xây dựng được nhà cửa, thì cần phải dựa trên bản vẽ của kiến trúc sư.
Chính vì vậy nghề nào cũng liên quan với nhau và không thể thiếu được.
+ Giáo dục: các cháu phải biết yêu quý và kính trọng các cô chú công nhân và phải biết giữ gìn sản phẩm, lớp học không được vẽ bậy lên tường.
+ Trò chơi : chọn đúng dụng cụ nghề
 2 đội bật vòng đi chọn dụng cụ nghề xây dựng
- cô đếm số lượng – tuyên dương đội thắng.
+ Trò chơi: trẻ chia làm 2 nhóm vẽ thêm để hoàn thành ngôi nhà vào bức tranh: Vẽ, tô màu dụng cụ của nghề , thợ xây, kiến trúc sư.
3/ THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
GÓC XÂY DỰNG: 
Hình mẫu các kiểu xây nhà bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: Hộp giấy, lõi giấy, khối gỗ, chai nhựa, lon bia...
2, 3 mẫu lắp ráp, xếp các kiểu hàng rào, nhà cao tầng
Bổ sung thêm: Đồ chơi lắp ráp que, lắp ráp mảnh, hộp giấy, chai nhựa, lõi giấy vệ sinh...
GÓC SÁCH:
Sách tranh, hình ảnh về các ngành nghề
Sách truyện tranh, thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”; “Em là thợ xây”
Làm album, làm sách về dụng cụ các nghề à Bổ sung các loại báo tạp chí có nhiều hình ảnh về gia đình, bé những quyển album rỗng, kéo, hồ, sách đóng bằng giấy 1 mặt. 
GÓC TẠO HÌNH:
Tranh vẽ, tranh cắt dán, tô màu tranh nghề nghiệp, dụng cụ nghề
Bổ sung: Các mảnh giấy màu, các mẫu giấy cứng hình tròn to nhỏ, màu nước, nhiều hộp đất nặn và các dụng cụ nặn.
Nhiều mẫu vẽ chân dung và nặn
GÓC HỌC TẬP:
Các bài tập: tranh lô tô về các dụng cụ nghề
à Các rỗ đựng thẻ số, tranh lô tô, viết màu, giấy 1 mặt
4/ ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH (Thứ sáu 04/11/2011)
CHUẨN BỊ:
Sắp xếp bàn, ghế, các sản phẩm tạo được trong tuần ,những nơi trưng bày sản phẩm..
Phân công các nhóm trẻ sẽ đảm nhận công việc cho buooit tổng kết
Bàn ghế thiệp mời, đĩa nhạc, 1 số mủ mão
Nhờ PH hổ trợ bánh ngọt, kẹo
TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 
Giới thiệu lý do của buổi hoạt động à Cô giới thiệu. 
Cả lớp hát và vận động bài “cháu yêu cô chú công nhân” à Đội hình các hàng ngang sử dụng nhạc cụ để gõ.
Nhóm và các nhân đọc thơ
Nhóm giới thiệu sản phẩm, đồ chơi tự tạo từ vỏ hộp, tranh vẽ. 
Cùng xem triễn lãm các sản phẩm trẻ đã thực hiện trong tuần.
Liên hoan nhẹ: Những bánh mà các trẻ được giải thưởng.
Thứ ba, ngày 01 tháng 11 năm 2011
ÂM NHẠC
VĐTN: CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN
I/ Mục đích yêu cầu: 
Trẻ biết vỗ đệm nhịp nhàng theo nhịp với bài hát
Rèn kĩ năng hát đúng nhịp, hát vui tươi, kết hợp vỗ đệm nhịp nhàng bằng trống lắc
Trẻ chú ý tập trung khi nghe hát
II/ Chuẩn bị:
Bài giảng powerpoint, máy hát, trống lắc, mũ mãoDĩa nhạc, nhạc cụ các loại. 
III/ Tổ chức hoạt động:
1/ Ổn định, trò chuyện giới thiệu bài.
T/C : Chào mừng quý vị và các bạn đến với “vườn âm nhạc” ngày hôm nay với chủ đề “hát về một số nghề”.
- Thành phần không thể thiếu đó là sự tham dự của 2 đội chơi đến từ lớp chồi 2, đó là: táo vàng – táo xanh lá. Cô cho trẻ xem màn hình một số nghề - sản phẩm của nghề. 
- Chương trình xin được bắt đầu, chúng ta sẽ đến với phần thi thứ nhất “nghe nhạc đoán tên bài hát” 
- Cô cho trẻ nghe bài hát (cháu yêu cô chú công nhân) - hỏi tên bài hát ? (gọi 1 trẻ)Đúng rồi,đó là bài hát “cháu yêu cô chú công nhân”của nhạc sỹ “Hoàng Văn Yến” bây giờ cô và các con cùng hát nhé!. Cả lớp cùng thể hiện bài hát 1 lần 
2/ Vận động bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các đội thích vận động bài hát này như thế nào?
- Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau vận động vỗ theo nhịp bài hát nhé!
- Vỗ nhịp là như thế nào bây giờ các con hãy nhìn lên xem cô vỗ nhé!. Cô vỗ mẫu, sau đó cho trẻ phân tích .
- Vỗ nhịp thì vỗ 1 phách mạnh, sau đó nghĩ một phách nhẹ lại tiếp tục vỗ tiếp phách mạnh, cứ thế luân phiên 1 phách mạnh ta ngưng ra 1 phách nhẹ cho đến kết thúc bài hát. 
- Cho lớp vỗ, tổ vỗ, cá nhân vỗ theo nhịp. Cô sửa sai cho trẻ
- Bây giờ cô cháu mình hãy cùng vỗ tay theo nhịp và hát bài hát nhé.
- Mở nhạc cho lớp hát vỗ tay theo nhịp 1 lần.
- 2 tổ thi đua hát vỗ tay theo nhịp. Thay đổi nhiều hình thức khác nhau
- Một nhóm nam, nữ lên hát vỗ tay theo nhịp, cá nhân lên hát, 2 trẻ vỗ tay theo nhịp.
- Cô gợi ý, ngoài cách vỗ tay, các con còn thấy kiểu vận động nào khác trên cơ thể của mình?
- Minh họa đập vai, dậm gót chân
- Cho trẻ đọc thơ “bé làm bao nhiêu nghề” đi vòng tròn chọn dụng cụ về nhóm ngồi. Cho mỗi nhóm cầm dụng cụ mình đã chọn hát gõ đệm theo nhịp bài hát.
3/ Nghe Hát: “Cô đi nuôi dạy trẻ”, 
- Cô cho nghe giai điệu.
- Mở băng không lời cô hát nghe 1 lần. 
4/ Trò chơi âm nhạc: hát theo hình vẽ.
- Luật chơi:
- 2 đội chọn nốt nhạc click ra hình gì hội ý cả đội sẽ hát bài hát đó
Kết thúc hoạt động: 
Kết thúc: nhận xét - tuyên dương.
Lưu ý
Thứ tư ngày 02 tháng 11 năm 2011
VĐCB
NÉM XA BẰNG 1 TAY
I/ Mục đích yêu cầu: 
Trẻ đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau
Trẻ biết đưa tay từ trước xuống dưới, ra sau lên cao rồi ném mạnh túi cát đi xa
Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất, giữ vệ sinh để cơ thể khỏe mạnh
II/ Chuẩn bị: 
Sân, túi cát.
Đồ dùng đồ chơi cho trẻ và cô đủ
III/ Tổ chức hoạt động:
1/ Mở đầu hoạt động: 
Cô cùng trẻ trao đổi về công việc của các chú công nhân ngoài công trình 
2/ Hoạt động trọng tâm:
a) Khởi động: Cho trẻ đi, chạy theo đội hình vòng tròn: đi, chạy, đi chậm sau đó chuyển thành đội hình 2 hàng dọc theo tổ.
b)Trọng động: 
- Bài tập phát triển chung : theo nhạc bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”. Tập các động tác tay, chân, bụng, bật của bài TDS (tập 3 lần 8 nhịp)
- VĐCB: Ném xa bằng 1 tay 
Cô làm mẫu kết hợp phân tích: bây giờ cô cũng tập làm chú công nhân . Đứng chân trước chân sau , tay cầm túi cát đưa từ trước ra sau khi cao lên đầu thì ném. Sau đó đi về cuối hàng.
Cho 2 trẻ khá lên thực hiện.
Lần lượt cho 4 trẻ lên thực hiện 2 – 3 lần liền và đi về cuối hàng.
Cho 2 tổ thi đua ném xem tổ nào ném nhanh và xa nhất
Cô cho trẻ yếu ném lại cô quan sát sửa sai trẻ
- TCVĐ: Ai ném bóng vào rổ.
	Cho trẻ thành 2 đội mỗi đội có 1 rổ đựng bóng. Từng trẻ lấy bóng ném vào rổ, ném đến hết hàng tổ nào ném được nhiều bóng vào rổ nhất tổ đó thắng
4. Hồi tĩnh: đi nhẹ nhàng, hít thở
Lưu ý:
Thứ năm, ngày 03 tháng 11 năm 2011
THƠ
BÉ LÀM BAO NHIÊU NGHỀ
I/ Mục đích yêu cầu: 
Trẻ đọc thuộc thơ và hiểu được nội dung bài thơ
Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, rõ lời và trả lời câu hỏi mạnh lạc
GD cháu biết yêu quí sản phẩm lao động của nghề
II/ Chuẩn bị: 
Máy vi tính, bài soạn trên máy, 1 số đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ đủ
III/ Tổ chức hoạt động:
a) Ổn định tổ chức:
- Cả lớp hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân.
- Các cháu vừa hát bài nói về ai? Thế chú công nhân làm gì? Cô công nhân làm gì? 
b)Hoạt động trọng tâm:
- Thế các cháu có biết trên đây cô có bức tranh gì không? Cô cùng trẻ xem tranh và trò chuyện.
- Các cháu có biết những bức tranh này có trong bài thơ nào không?
.- Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ “bé làm bao nhiêu nghề” là bài thơ nói lên một bạn nhỏ được đến trường mầm non và bạn được cô giáo hướng dẫn bạn chơi bao nhiêu là trò chơi mô phỏng lại một số nghề trong xã hội.
Trò chơi: bé thông minh 
Chia làm 2 đội chọn ô số trả lời câu hỏi 
Các cháu vừa đọc bài thơ gì?
Bạn nhỏ làm nghề gì? Xây dựng lên công trình gì?
bạn làm nghề gì? đào được những gì? 
Tiếp theo bạn làm nghề gì?
Nghề gì chữa bệnh cho mọi người?
Ước mơ sau này của các con là gì? Vì sao?
+ Dạy thơ: 
- Cả lớp đọc thơ kết hợp chỉ vào hình ảnh .
- Cả lớp đọc thơ chỉ vào chữ to.
- Cả lớp đọc thơ minh họa 
- Tổ nhóm thi đua nhau đọc thơ.
- Đọc theo ký hiệu tay cô, đọc theo tay cô chỉ
- Cá nhân đọc thơ qua nhiều hình thức .
- Giáo dục: Các con phải biết yêu mến, quý trọng các nghề và học tập thật giỏi để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.
- Trò chơi: chọn đồ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_thang_11.doc