Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Truyện: Cậu bé mũi dài - Vi Thị Giang

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên truyện “Cậu bé mũi dài”.

- Trẻ biết và nhớ tên các nhân vật trong truyện: Cậu bé Mũi Dài, chú Ong, Chim hoa mi, các cô hoa.

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Tất cả các bộ phận trên cơ thể như: mắt, mũi, miệng, lưỡi.đều rất quan trọng và không thể thiếu được. Cần phải yêu quý, bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

2. Kĩ năng

- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển ngôn ngữ : Bước đầu trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô to, rõ ràng.

- Trẻ trật tự lắng nghe truyện.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Truyện: Cậu bé mũi dài - Vi Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAM GIA HỘI GIẢNG NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: Văn Học
Chủ đề: Bản thân
Đề tài : Truyện “Cậu bé mũi dài”
Loại tiết : Cung cấp kiến thức.
Độ tuổi : 4 – 5 tuổi
Thời gian : 25 – 30 phút
Người dạy : Vi Thị Giang
Ngày dạy : 10/10/2011
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện “Cậu bé mũi dài”.
- Trẻ biết và nhớ tên các nhân vật trong truyện: Cậu bé Mũi Dài, chú Ong, Chim hoa mi, các cô hoa.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Tất cả các bộ phận trên cơ thể như: mắt, mũi, miệng, lưỡi...đều rất quan trọng và không thể thiếu được. Cần phải yêu quý, bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ : Bước đầu trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô to, rõ ràng.
- Trẻ trật tự lắng nghe truyện.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học.
- Trẻ biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ
- Lớp học thoáng mát, tạo tâm thế tốt cho trẻ trước khi vào giờ học.
- Đồ dùng: + Powerpoint hình ảnh truyện “Cậu bé Mũi Dài”.
+ Đĩa truyện “Cậu bé Mũi Dài”.
+ Đàn có ghi nhạc bài “Cái mũi”.
+ Máy vi tính, máy chiếu.
+ Một bó hoa hồng tươi.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú
- Cô gọi trẻ lại gần giới thiệu đại biểu.
- Cô tạo tình huống: Hôm nay là sinh nhật một bạn trong lớp, mời bạn đến gần cô và yêu cầu bạn nhắm mắt lại, cô đưa bó hoa hồng ra. Hỏi trẻ:
+ Con có biết cô tặng con món quà gì không?
+ Vì sao nhắm mắt lại mà con vẫn biết món quà của cô là bó hoa nhỉ?
+ Nhờ cái gì mà con ngửi thấy mùi thơm của hoa?
+ Các con thấy mũi có quan trọng không?
- Mũi rất quan trọng, vậy mà có 1 bạn nhỏ lại không biết quý trọng cái mũi của mình, cậu còn có ý định vứt bỏ cái mũi của mình đi.
2. Hoạt động 2: Kể truyện diễn cảm
- Để biết đó là ai, trong câu truyện nào thì các con hãy chú ý lắng nghe cô kể nhé.
- Cô kể lần 1:Kể diễn cảm, kết hợp điệu bộ cử chỉ.
+ Cô kể đến: “Ước gì cái mũi của tôi biến mất...tay cũng chẳng để làm gì cả”. Hỏi trẻ:Nếu mũi, tai và tay bị biến mất thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?
+ Để biết chuyện gì sẽ xảy ra, các con hãy lắng nghe cô kể tiếp nhé. (Cô kể tiếp đến hết).
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Cô kể lần 2: Kết hợp hình ảnh trên máy tính.
Đàm thoại, trích dẫn:
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Vì sao mọi người lại gọi cậu là “Bé Mũi Dài” nhỉ?
(Ngày xưa có một cậu bé có một cái mũi rất dài, vì vậy mọi người gọi chú là “bé Mũi Dài”).
+ Trong câu chuyện “Cậu bé Mũi Dài” có những nhân vật nào?
+ Vào một buổi sáng mùa thu đẹp trời, tiếng gió thổi vi vu lay động những chiếc lá, tiếng chim hoạ mi hót véo von. Bé Mũi Dài ra vườn và nhìn thấy một vườn hoa. Bỗng bé mũi dài nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả. Những quả táo chín đỏ thơm lừng. Chú vội vàng trèo lên cây để hái những quả táo chín. Nhưng bé Mũi Dài có trèo được lên cây táo không nhỉ?
+ Vì sao Mũi Dài không trèo được lên cây táo?
+ Chú không tài nào trèo lên được vì vướng cái mũi của mình. Bực quá, bé Mũi Dài đã nói gì nhỉ?
+ Gần đấy có chú ong đang đậu trên một cành hoa, nghe thấy Mũi Dài nói, Ong rất ngạc nhiên. Và chú Ong đã nói gì với Mũi Dài?
+ Vừa lúc đó chim họa mi hót véo von bay đến. Chim họa mi đã nói gì với Mũi Dài?
+ Ở gần đấy, các cô hoa rung rinh cánh cũng đua nhau gọi Mũi Dài. Các cô hoa đã nói gì với Mũi Dài nhỉ?
+ Sau khi nghe xong ,Mũi Dài ngẫm nghĩ một lát rồi hốt hoảng đưa tay sờ lên đầu, lên mặt, lên tai, mắt, mũi, miệng của mình. Cậu muốn gọi to để nói lời xin lỗi nhưng run quá cậu không thể nào gọi được. Các cô hoa, chú ong, chim họa mi cùng gọi giúp cậu. Còn các con, các con có đồng ý gọi giúp chú bé không nào?
Nào chúng ta hãy cùng gọi giúp cậu bé nào.
+ “Từ đó, cậu bé luôn nghe lời người lớn giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ gìn đôi mắt, cái mũi của mình và không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa”.Các con thấy các bộ phận trên cơ thể mình có quan trọng không?
* Giáo dục: Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều rất quan trọng. Mắt để nhìn này, tai để nghe, mũi để thở và ngửi này... Vậy các con cần phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể của mình?
Ngoài ra, các con cần phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Sáng đi học sớm để tập thể dục này. Như vậy cơ thể của chúng ta sẽ luôn khỏe mạnh.
+ Có một bài hát cũng nói về cái mũi mà cô đã dạy cho lớp mình rồi, các con có nhớ đó là bài hát gì không? Bây giờ cô và các con sẽ cùng hát và vận động theo bài hát này nhé.
- Lần 3: Cho trẻ xem đĩa truyện “Cậu bé Mũi Dài”.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương. Chuyển hoạt động.
- Trẻ xúm xít lại gần cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời và vận động cùng cô.
- Trẻ chú ý xem đĩa truyện.
- Trẻ lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_truyen_cau_be_mui_dai_vi_th.doc