Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Một số đồ dùng trong gia đình

I/ Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức

-Trẻ gọi được đúng tên và nói được công dụng, chất liệu, cấu tạo, màu sắc của 1 số đồ dùng trong gia đình

2. Kĩ năng

- Trẻ so sánh, nhận xét được những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 loại đồ dùng (về màu sắc, công dụng, cấu tạo, chất liệu)

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

3. Thái độ

- Giaùo duïc treû bieát giöõ gìn baûo quaûn ñoà duøng moãi khi söû duïng

II/ Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô

- Chuẩn bị tiết dạy dưới hình thức 1 cuộc thi

- Một số đồ dùng gia đình: 1 bát sứ, 1 thìa inox, 1cốc nhựa, 1 nồi nhôm

- Cánh cửa và để các đồ dùng ở đằng sau cánh cửa

- Mỗi câu đố là 1 câu hỏi để trẻ bốc thăm

- Câu đố về các loại đồ dùng trong gia đình

* Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ 1 bô tranh lô tô về đồ dùng trong gia đình

* Nội dung tích hợp: - Thơ: Câu đố về các loại đồ dùng

 - Toán: đếm số lượng đồ dùng, có dạng hình gì ?

 - Tạo hình: hỏi màu sắc của đồ dùng

 

docx4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Một số đồ dùng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG CẤP TRƯỜNG
Môn: MTXQ
Bài dạy: “MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH”
Chủ điểm: gia đình
 Lớp: 5 tuổi B
 Thời gian: 25 – 30 phút
 Ngày soạn: 28/10/2011
 Ngày dạy: 31/10/2011
 Giáo viên: Phạm Thị Dung - Phụ trách lớp: 4 tuổi B 
 Trường Mầm non thị trấn Bảo Lạc
I/ Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
-Trẻ gọi được đúng tên và nói được công dụng, chất liệu, cấu tạo, màu sắc của 1 số đồ dùng trong gia đình 
2. Kĩ năng
- Trẻ so sánh, nhận xét được những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 loại đồ dùng (về màu sắc, công dụng, cấu tạo, chất liệu)
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
3. Thái độ
- Giaùo duïc treû bieát giöõ gìn baûo quaûn ñoà duøng moãi khi söû duïng 
II/ Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- Chuẩn bị tiết dạy dưới hình thức 1 cuộc thi
- Một số đồ dùng gia đình: 1 bát sứ, 1 thìa inox, 1cốc nhựa, 1 nồi nhôm
- Cánh cửa và để các đồ dùng ở đằng sau cánh cửa
- Mỗi câu đố là 1 câu hỏi để trẻ bốc thăm
- Câu đố về các loại đồ dùng trong gia đình
* Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 bô tranh lô tô về đồ dùng trong gia đình
* Nội dung tích hợp: - Thơ: Câu đố về các loại đồ dùng
	 - Toán: đếm số lượng đồ dùng, có dạng hình gì ?
	 - Tạo hình: hỏi màu sắc của đồ dùng 
III/ Cách tiến hành
HĐ của cô
HĐ của trẻ
1. Ổn định – gây hứng thú
- Xin chào mừng các bé đến với chương trình “Ô cửa diệu kì”. Trong chương trình hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thi khám phá về những đồ dùng quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những đồ dùng trong gia đình
- Đến với chương trình của chúng ta hôm nay rất vinh dự có sự góp mặt của các vị BGK và đội chơi. Mời tất cả các bạn cho 1 tràng pháo tay thật lớn nào
- Trong chương trình hôm nay chúng ta sẽ phải trải qua 3 phần thi: phần thi hiểu biết, phần thi bé thông minh nhanh trí và phần thi bé thử tài
- Sau đây ô cửa sẽ được mở ra đội chơi cùng hướng vào ô cửa và xem có những đồ dùng gì đằng sau ô cửa (cô mở ô cửa ra), hỏi trẻ:
+ Chúng mình nhìn thấy gì sau ô cửa ?
+ Trong gia đình chúng mình có những loại đồ dùng đó không ?
- Ngoài ra gia đình chúng mình còn có những đồ dùng gì nữa ? (gọi 2 -3 trẻ kể)
- Để sinh hoạt hàng ngày mỗi gia đình cần rất nhiều loại đồ dùng, bây giờ đội chơi sẽ bước vào phần thi hiểu biết để khám phá những loại đồ dùng đó nhé !
2. Vào bài
a/ Phần thi hiểu biết: “Quan sát 1 số đồ dùng trong gia đình”
- Cách chơi như sau: 1 bạn lên bốc thăm câu hỏi, câu hỏi là các câu đố về đồ dùng trong gia đình, mỗi thành viên trong đội phải nêu được tên gọi, đặc điểm, công dụng và chất liệu của đồ dùng đó
- Gọi 1 trẻ lên bốc câu hỏi, cô đọc câu hỏi mà trẻ bốc được và cho trẻ quan sát từng loại đồ dùng
* Quan sát cái bát
- Cô đọc câu đố: 
 “Miệng tròn, lòng trắng phau phau
 Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày” ?
- Là cái gì ?
- Cô đưa cái bát ra hỏi trẻ:
- Cô có cái gì đây ?
- Cái bát dùng để làm gì ?
- Cái bát có cấu tạo như thế nào ? (nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý cho trẻ biết)
- Miệng bát có dạng hình gì ?
- Cái bát này làm bằng chất liệu gì ?
- Chúng ta phải giữ gìn như thế nào ?
-> Giáo dục: vì làm bằng sứ nên rất dễ vỡ, vì vậy chúng ta phải thật cẩn thận và nhẹ nhàng khi cầm
- Khi ăn cơm chúng ta cầm bát bằng tay nào ?
- Cho 1 trẻ lên sờ vào cái bát và hỏi: “Con thấy thế nào ? Nhẵn hay sần sùi ?”
- Ngoài cái bát này, chúng mình còn biết có những loại bát nào ?
=> Cô chốt: cái bát là đồ dùng trong gia đình dùng để ăn. Cái bát này được làm bằng sứ, miệng bát tròn, lòng bát sâu, nền bát màu trắng có hoa trang trí xung quanh, khi sờ vào bát chúng ta thấy bát rất nhẵn. Có rất nhiều loại bát như bát to để đựng canh, bát để đựng nước chấm và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: nhựa, sứ, gốm, thủy tinhKhi ăn cơm các con cầm bát bằng tay trái, ăn xong chúng ta phải rửa để cho bát luôn sạch sẽ.
- Mời 1 bạn khác lên bốc thăm câu hỏi
* Quan sát cái thìa:
- Cô đọc câu đố: 
 “Tôi thường làm bạn 
 Với bé mà thôi 
 Khi ăn cầm tôi
 Dễ hơn cầm đũa”.
 Là cái gì ?
- Cô đưa cái thìa ra hỏi trẻ:
- Cái gì đây ?
- Cái thìa dùng để làm gì ?
- Cái thìa này được làm bằng chất liệu gì ? (nếu trẻ không biết thì cô giới thiệu)
- Cho 1 trẻ lên sờ vào cái thìa và hỏi trẻ thấy thế nào ? Nhẵn hay sần sùi ?
- Khi ăn chúng ta cầm thìa bằng tay nào ?
- Ăn xong phải làm gì để giữ cho thìa sạch sẽ ?
=> Cô chốt: Cái thìa là đồ dùng trong gia đình dùng để xúc cơm, canh khi ăn. Cái thìa này được làm bằng inox, 1 số thìa khác được làm nhôm, nhựa, khi sờ vào thì nhẵn. Khi ăn các con cầm thìa bằng tay trái, ăn xong phải rửa cho sạch
- Mời 1 bạn khác lên bốc thăm câu hỏi
* Quan sát cái cốc:
- Cô hỏi trẻ: Cái gì để uống nước ?
- Cô đưa cái cốc ra hỏi: “đây là cái gì ?”
- Cái cốc này có màu gì ?
- Miệng cốc có dạng hình gì ?
- Cô chỉ vào quai cốc hỏi trẻ: “cái gì đây ? Để làm gì ?”
- Cái cốc này được làm bằng chất liệu gì ?
- Cái cốc dùng để làm gì ?
=> Cô chốt: Cái côc là đồ dùng trong gia đình dùng để uống. Cái cốc này có màu hồng,miệng cốc có dạng hình tròn, có quai để cầm được dễ, được làm bằng nhựa. Có rất nhiều loại côc khác nhau và được làm bằng nhiều chất liệu như: thủy tinh, gốm, sứKhi dùng hàng ngày chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ
- Mời 1 bạn khác lên bốc thăm câu hỏi
* Quan sát cái nồi:
- Cô đọc câu đố:
 “Cái gì mắt mũi biến đâu
 Có mũ đội đầu lại có hai tai
 Mình tôi chịu lửa rất tài
 Đến khi nấu nướng ai ai cũng dùng ?”
- Là cái gì ?
- Cô đưa cái nồi ra hỏi:
+ Cái gì đây ?
+ Miệng nồi có dạng hình gì ?
+ Cô chỉ vào quai nồi hỏi: “Đây là cái gì ? Để làm gì ?”
+ Có mấy cái quai nồi ?
+ Cô chỉ vào vung nồi hỏi: “Đây là cái gì ? Để làm gì ?”
+ Cái nồi này làm bằng chất liệu gì ?
+ Ngoài ra các con còn biết cái nồi được làm bằng những chất liệu gì nữa ?
=> Cô chốt: Cái nồi là đồ dùng trong gia đình dùng để nấu thức ăn. Cái nồi có vung nồi, có 2 cái quai để cầm cho dễ, cái nồi này được làm bằng nhôm, 1 số nồi khác còn được làm bằng inox và nó là đồ dùng cần thiết cho gia đình đấy các con ạ.
- Vậy là phần thi đã kết thúc, xin chúc mừng các bé, các con đã hoàn thành phần thi hiểu biết của mình. Trước khi bước vào phần thi thứ 2 chúng ta sẽ chơi 1 trò chơi. Đó là trò chơi: “Cái gì biến mất”
- Trò chơi: “Cái gì biến mất”
+ Các con vừa được quan sát những loại đồ dùng nào ? (trẻ kể đến đồ dùng nào cô đưa đồ dùng đó ra)
+ Các con đếm xem chúng mình được tìm hiểu mấy loại đồ dùng ?
+ Cho trẻ nhắm mắt cô cất dần cái bát và cái thìa, sau mỗi lần cất hỏi trẻ cái gì biến mất và đếm xem còn mấy loại đồ dùng
+ Còn cái nồi và cái côc cô để lại cho trẻ so sánh. 
b/ Phần thi bé thông minh nhanh trí: “So sánh cái nồi và cái côc”
- Các con quan sát kĩ cái cốc và cái nồi xem 2 đồ dùng này giống nhau ở điểm nào ?
- Cái cốc và cái nồi khác nhau ở những điểm nào ?
 Củng cố : Hôm nay các con được tìm hiểu cái gì ?
-> Cô kết luận: bát, thìa, cốc, nồi tuy có cấu tạo, chất liệu, công dụng khác nhau nhưng chúng đều là đồ dùng để ăn, uống trong gia đình và rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình.
Mở rộng: Ngoài những loại đồ dùng các con được tìm hiểu, trong gia đình chúng mình còn có những loại đồ dùng nào ? Những đồ dùng đó dùng để làm gì ?
-> Cô kết luận: ngoài đồ dùng để ăn, uống trong gia đình chúng mình còn có đồ đồ dùng để giải trí như ti vi, đài, đồ dùng phục vụ nhu cầu đi lại: xe máy, xe đạp
Giáo dục: Người lớn đã phải lao động vất vả mới làm ra được. Vì vậy khi dùng chúng mình phải giữ gìn thật cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ
c/ Phần thi bé thử tài: chơi trò chơi
* Trò chơi: “thi xem ai nhanh”
- Cách chơi: khi cô nói tên đồ dùng, các con tìm tranh giơ lên nói công dụng của đồ dùng đó. Ngược lại khi cô nói công dụng, các con tìm tranh giơ lên nói tên đồ dùng đó
VD: Cô nói: “Cái bát” hoặc “cái thìa”các con giơ tranh cái bát và nói đồ dùng để ăn 
Cô nói: đồ dùng để uống, nấu ăn các con giơ tranh đồ dùng đó và gọi tên cái cốc, cái nồi
- Cho trẻ chơi 2– 3 lần, cô quan sát
* Trò chơi: “kể đủ 3 thứ”
- Cách chơi: Khi cô nói tên công dụng các con phải kể đủ 3 thứ có công dụng đó lên
VD: Cô nói: “đồ dùng để ăn” các con kể: cái bát, cái thìa, cái đĩa
- Cho trẻ chơi 2– 3 lần
3. Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương
- Cho trẻ về góc tạo hình vẽ 1 số đồ dùng trong gia đình
- lắng nghe
- vỗ tay
- lắng nghe
- hướng mắt vào ô cửa
- bát, thìa, nồi, cốc
- có ạ
- trẻ kể
- lắng nghe
- trẻ lên bốc thăm câu hỏi
- lắng nghe
- trẻ đoán cái bát
- Cái bát
- ăn cơm
- trẻ trả lời
- hình tròn
- sứ
- cầm bát cẩn thận không làm vỡ
- lắng nghe
- tay trái
- trẻ sờ và nói cái bát nhẵn
- bát to, bát đựng nước chấm
- lắng nghe
- trẻ lên bốc câu hỏi
- lắng nghe
- trẻ đoán cái thìa
- cái thìa
- ăn cơm
- inox
- trẻ sờ và trả lời
- tay phải
- rửa sạch
- lắng nghe
s- trẻ lên bốc câu hỏi
- trẻ đoán cái cốc
- cái cốc
- màu hồng
- hình tròn
- cái quai cốc, để cầm
- làm bằng nhựa
- uống nước
- lắng nghe
- trẻ lên bốc câu hỏi
- lắng nghe
- trẻ đoán cái nồi
- Cái nồi
- hình tròn
- cái quai nồi, để cầm
- có 2 cái quai nồi
- cái vung nồi, để đậy
- làm bằng nhôm
- inox
- lắng nghe
- cái bát, cái thìa, cái cốc, cái nồi
- trẻ đếm: 1,2,3,4. Tất cả 4 loại đồ dùng
- trẻ chơi trò chơi cái gì biến mất
- đều là đồ dùng trong gia đình
- Khác tên gọi. Cái nồi dùng để nấu ăn – cốc để uống nước, nồi làm bằng nhôm – cốc làm bằng nhựa, nồi có 2 quai – cốc có 1 quai, nồi có vung – cái cốc không có vung
- 1 số đồ dùng trong gia đình
- lắng nghe
- trẻ kể
- lắng nghe
- lắng nghe
- lắng nghe cách chơi
- chơi trò chơi
- lắng nghe cách chơi
- chơi trò chơi
- lắng nghe
- đi về góc

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_mot_so_do_dung_trong_gia_di.docx