Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Dạy trẻ so sánh thêm, bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5

I. Mục đích – Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết so sánh, thêm, bớt để tạo nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau trong phạm vi 5.

- Trẻ nhận xét được mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 5.

- Ôn đếm đến 5, nhận biết chữ số trong phạm vi 5.

2. Kỹ năng:

- Luyện đếm đến 5.

- Luyện xếp tương ứng 1-1 để tìm ra sự khác nhau về số lượng trong phạm vi 5.

- Tạo nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau trong phạm vi 5 bằng cách thêm, hoặc bớt nhóm đồ vật.

3. Thái độ:

- Trẻ biết yêu quý đất nước Việt Nam.

- Đoàn kết với bạn bè.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi: 5 con voi, 5 cây mía.

2. Đồ dùng của cô:

- Giống của trẻ, được thiết kế trên powerpoint.

- Máy tính, máy chiếu.

- Đàn.

3. Đồ dùng ôn tập và củng cố, luyện tập:

- Hình ảnh vùng núi Tây Nguyên có nhà rông, cồng chiêng, đàn tơrưng, cô gái Tây nguyên

- Các thẻ số từ 1- 5.

- 4 bức tranh vẽ trang phục dân tôc, các hoa văn trang trí cắt bằng giấy màu là những hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Dạy trẻ so sánh thêm, bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án phát triển nhận thức
____________________
- Đề tài: Dạy trẻ so sánh thêm, bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
- Chủ đề: Quê hương - Đất nước.
- Đối tượng: Lớp 4 tuổi 
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết so sánh, thêm, bớt để tạo nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau trong phạm vi 5.
- Trẻ nhận xét được mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 5.
- Ôn đếm đến 5, nhận biết chữ số trong phạm vi 5.
2. Kỹ năng:
- Luyện đếm đến 5.
- Luyện xếp tương ứng 1-1 để tìm ra sự khác nhau về số lượng trong phạm vi 5.
- Tạo nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau trong phạm vi 5 bằng cách thêm, hoặc bớt nhóm đồ vật.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý đất nước Việt Nam.
- Đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi : 5 con voi, 5 cây mía.
2. Đồ dùng của cô: 
- Giống của trẻ, được thiết kế trên powerpoint.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đàn.
3. Đồ dùng ôn tập và củng cố, luyện tập:
- Hình ảnh vùng núi Tây Nguyên có nhà rông, cồng chiêng, đàn tơrưng, cô gái Tây nguyên
- Các thẻ số từ 1- 5.
- 4 bức tranh vẽ trang phục dân tôc, các hoa văn trang trí cắt bằng giấy màu là những hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
III. Cách tiến hành:
1. Gây hứng thú:
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ cô tự sáng tác:
“Việt Nam quê hương em”
Việt Nam quê hương em
Có miền Nam, Trung, Bắc
Có hàng tre xanh ngát
Đón gió về thân thương
Có đồng lúa, ruộng nương
Đang vào ngày mùa vụ
Có hoa đào chúm nụ
Đón chờ ngày xuân sang
Có biển rộng mênh mang
Rộn ràng đùa sóng vỗ...
Và còn nhiều nhiều nữa
Mời bạn kể tiếp nha
!
+ Các con vừa đọc bài thơ nói về quê hương nào? 
+ Quê hương Việt Nam của chúng mình có rất nhiều cảnh đẹp và đặc biệt có 3 miền Bắc, Trung, Nam với những cảnh vật, con người và bản sắc văn hoá khác nhau. Các con có yêu quê hương Việt Nam mình không?
 	Và hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu về miền Trung, nơi có mảnh đất Tây Nguyên tươi đẹp nhé.
2. Dạy trẻ so sánh thêm, bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5:
a. Ôn đếm số lượng trong phạm vi 5.
- Cho trẻ quan sát màn hình về cảnh đặc trưng của vùng núi Tây Nguyên.
+ Đây là cảnh đẹp núi rừng Tây Nguyên. Tháng 3 cũng là mùa lễ hội của Tây Nguyên và người dân nơi đây đang tập văn nghệ để chào mừng lễ hội đấy!
+ Và họ sẽ cùng nhau biểu diễn bên những ngôi nhà rông, có mấy ngôi nhà rông? ( cô chỉ cho trẻ lên đếm và gọi 1 trẻ lên tìm thẻ số tương ứng: bạn nào giỏi lên tìm thẻ số tương ứng với 3 ngôi nhà nào!).
+ Có mấy cô gái đang biểu diễn? (Cho trẻ lên đếm và tìm thẻ số tương ứng: 4 cô gái – thẻ số 4).
+ Họ sử dụng loại nhạc cụ gì đây? ( Cồng chiêng: 1 chiếc, Đàn tơrưng: 2 chiếc)
+ Và ở Tây nguyên có 1 loài vật rất đặc trưng đó là loài vật nào ? (cho trẻ đếm 5 con voi).
-> Các con có muốn chơi cùng với các bạn voi không ?
b. Dạy trẻ so sánh thêm, bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
- Cô và trẻ cùng thực hiện (cô sử dụng máy vi tính)
+ Các con xếp tất cả các bạn voi ra trước mặt, xếp thành hàng ngang, từ trái sang phải.
+ Tất cả có mấy bạn voi? 
+ Voi thích ăn gì các con ?
+ Nhưng chỉ có 4 cây mía, các con lấy 4 cây mía cho các bạn voi, xếp dưới mỗi bạn voi là một cây mía. (cho trẻ đếm lại)
+ Số bạn voi và số cây mía như thế nào với nhau?
+ Số bạn voi so với số cây mía, số nào nhiều hơn ? nhiều hơn là mấy? Vì sao?
+ Số cây mía so với số bạn voi, số nào ít hơn? ít hơn là mấy? Vì sao?
- Cô khái quát: Số bạn voi nhiều hơn số cây mía là 1, vì thừa ra 1 bạn voi. Số cây mía ít hơn số bạn voi là 1, vì thiếu 1 cây mía
+ Để số cây mía nhiều bằng số voi, các con làm như thế nào? (thêm 1 cây mía)
+ Các con lấy 1 cây mía xếp dưới bạn voi còn lại
+ 4 cây mía thêm 1 cây mía là mấy cây?
(cho trẻ đếm lại số cây mía )
- Cô khái quát: 4 cây mía thêm 1 cây mía là 5 cây mía
+ Như vậy số bạn voi và số cây mía như thế nào với nhau?
+ Và cùng bằng mấy? 
+ Có 2 bạn voi đã ăn hết 2 cây mía rồi, các con cất 2 cây mía, cất từ phải sang trái.
+ 5 cây mía, bớt 2 cây còn lại mấy cây? (cho trẻ đếm lại số cây mía)
- Cô khái quát: 5 cây mía, bớt 2 cây còn lại 3 cây
+ 5 bạn voi và 3 cây mía, số nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy? Vì sao?; Số nào ít hơn, ít hơn là mấy? Vì sao?
+ Để giúp 2 bạn voi đỡ khát nước các con làm thế nào?
( thêm 2 cây mía)
+ Các con lại lấy giúp 2 bạn voi 2 cây mía nào, xếp từ trái sang phải.
+ 3 cây mía thêm 2 cây mía là mấy cây?
- Cô khái quát: 3 cây mía thêm 2 cây mía là 5 cây
+ Bây giờ số bạn voi và số cây mía như thế nào? 
+ Và cùng bằng mấy? (cho trẻ đếm lại 2 nhóm)
+ Lại có 3 bạn voi ăn hết 3 cây mía rồi đấy, các con cất 3 cây mía, cất từ phải sang trái.
+ 5 cây mía bớt 3 cây còn mấy cây?
- Cô khái quát: 5 cây mía bớt 3 cây còn 2 cây
+ 5 bạn voi và 2 cây mía, số nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy? Vì sao?; Số nào ít hơn, ít hơn là mấy? Vì sao?
+ Để số cây mía nhiều bằng số bạn voi, ta làm thế nào?
(Thêm 3 cây mía)
+ Các con lấy giúp 3 bạn voi, mỗi bạn 1 cây nhé.
+ Số bạn voi và số cây mía lại như thế nào với nhau?
+ Có 2 bạn voi lại ăn hết 2 cây mía rồi ! 5 cây mía, bớt 2 cây còn lại mấy cây?
+ Các bạn voi còn lại cũng ăn hết mía rồi ?
+ Còn lại số voi, các con cùng cất vào rổ, cất lần lượt từ phải sang trái( cho trẻ cất nhóm voi)
- Lễ hội tháng 3 Tây Nguyên thật vui phải không các con, 
 Để cổ vũ cho họ các con hãy cùng vỗ tay cho vui nhé: 
+ Cô sẽ vỗ tay trước, các con đếm nhẩm sau đó các con sẽ vỗ tay thêm cho đủ 5 tiếng vỗ tay nhé: cô vỗ 3 tiếng, trẻ vỗ thêm 2 tiếng- vừa vỗ vừa đếm; cô vỗ 2 tiếng, trẻ vỗ thêm 3 tiếng- vừa vỗ vừa đếm. Tương tự cô vỗ 4 tiếng, trẻ vỗ thêm 1 tiếng
c. Luyện tập so sánh thêm, bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
* Chơi trò chơi: “Bé khéo tay” (chia trẻ làm 4 đội, mỗi đội 5 bạn)
- Để biểu diễn được những tiết mục thật hay, thì cần có những bộ trang phục đẹp nữa đấy. Đây là những mẫu váy của người Tây Nguyên nhưng chưa được trang trí xong, các con sẽ chơi TC “bé khéo tay” để trang trí những mẫu váy này nhé. Chúng mình sẽ dùng những hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật để trang trí.
- Mỗi tầng váy đều có gắn thẻ chữ số mấy? (số 5) 
- Như vậy là mỗi tầng váy chúng mình dán thêm cho đủ 5 hình.
VD: Tầng váy có 3 hình tròn, phải dán thêm mấy hình tròn ? (2 hình tròn) 
- Thời gian cho mỗi đội là 1 bản nhạc, các đội hãy cố gắng để trang trí cho những bộ váy thêm đẹp.
* Chơi trò chơi: “Kết bạn”
- Để góp vui cho những tiết mục văn nghệ của các bạn Tây Nguyên nhân dịp lễ hội, cô con mình cùng múa hát bài: “ Múa với bạn Tây Nguyên” và chơi trò chơi “kết bạn” nhé! Các con nghe nhạc và hát, khi nghe cô nói: “ kết bạn, kết bạn” thì chúng mình sẽ tìm nhóm bạn của mình sao cho mỗi nhóm có 5 bạn và phải có đủ cả bạn trai và bạn gái trong 1 nhóm.
Cho trẻ chơi 1-2 lần. Trẻ chơi xong cô cho trẻ cùng NX các nhóm đã tìm đủ 5 bạn có cả bạn trai và gái chưa.
Số bạn gái (trai) thêm với số bạn trai (gái) là 5 bạn.
- GD: Giáo dục trẻ chăm ngoan, đoàn kết với nhau để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
3.Kết thúc hoạt động:
- Bây giờ cô con mình cùng ra sân chơi nào!

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_day_tre_so_sanh_them_bot_de.doc
Giáo án liên quan