Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Cùng bé học đo (Đo đối tượng bằng một đơn vị đo) - Hoàng Thị Thu Hường
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
KT:
- Nhận biết mục đích của phép đo: biểu diễn độ dài của kích thước một đối tượng qua độ dài của 1 vật chọn làm đơn vị đo.
- Biết sử dụng đơn vị để đo, nhận biết độ dài của đối tượng bằng phép đo và diễn đạt được mối quan hệ giữa kích thước của đối tượng đo và đơn vị đo.
KN:
- Tập đo độ dài của đối tượng bằng 1 đơn vị đo. Làm quen với thao tác đo.
- Phát triển tư duy so sánh tổng hợp, chú ý có chủ định, sử dụng đúng thuật ngữ toán học.
TĐ: Trẻ có nề nếp học tập, yêu thích học toán.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Chủ điểm: Nghề nghiệp Nhánh: Nghề dịch vụ Môn: Toán Đề tài: Cùng bé học đo (Đo đối tượng bằng một đơn vị do) Đối tượng: Trẻ MG nhỡ GV: Hoàng Thị Thu Hường I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: KT: - Nhận biết mục đích của phép đo: biểu diễn độ dài của kích thước một đối tượng qua độ dài của 1 vật chọn làm đơn vị đo. - Biết sử dụng đơn vị để đo, nhận biết độ dài của đối tượng bằng phép đo và diễn đạt được mối quan hệ giữa kích thước của đối tượng đo và đơn vị đo. KN: - Tập đo độ dài của đối tượng bằng 1 đơn vị đo. Làm quen với thao tác đo. - Phát triển tư duy so sánh tổng hợp, chú ý có chủ định, sử dụng đúng thuật ngữ toán học. TĐ: Trẻ có nề nếp học tập, yêu thích học toán. II. CHUẨN BỊ : *Cô: - Giáo án PP, bút dạ, băng xôp bitis, thước đo. - Các đoạn đường có số 1, 2, 3, 4 *Trẻ: - Mỗi trẻ một băng xốp bitis, một bút dạ màu - Que tính. - Tích hợp: Âm nhạc, III. TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HĐ CỦA TRẺ HĐ1: Trò chuyện Chào mừng các bạn cùng đến với chương trình “Vui chơi học tập” của lớp 4 tuổi TT Để bắt đầu chương trình xin mời các bạn cùng hát 1 bài nào! - Cho trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân” - Bài hát vừa rồi nhắc đến những nghề gì? - Chú CN xây nhà, cô CN dệt may áo mới, nghề của các cô chú thuộc nhóm nghề gì? - Có rất nhiều nghề dịch vụ, mỗi nghề lại mang lại cho xã hội những sản phẩm khác nhau, nghề nào cũng rất cần thiết và đáng quý. HĐ2: Nội dung chính. P1: Ôn KT cũ Chương trình “Vui chơi học tập” hôm nay xin mời các bạn cùng tham gia phần thứ nhất “Bé nào giỏi hơn” - Có 4 đoạn đường (Số 1, 2, 3, 4) - " Bây giờ cô muốn đo các đoạn đường này bằng bàn chân. Đo bằng cách đi nối gót tiến lên, vừa đi vừa đếm xem được mấy lần bàn chân !" + Gọi 1 trẻ lên bước thử xem đoạn đường số 1, số2 này dài bằng mấy bước chân của trẻ ... >Tại sao đoạn đường số 1 lại ít bước chân hơn đoạn đường số 2? + À! Vì đoạn đường số 1 ngắn hơn số 2 + Gọi 1 trẻ khác lên đi đoạn đường số 3,4 > Tại sao đoạn đường số 4 nhiều bước chân hơn số 3? "Cô nhận xét: đoạn đường có dài hơn sẽ đi được nhiều bước chân hơn; đoạn đường ngắn hơn thì đi được ít bước chân hơn=>Đây chính là cách đo đạc đơn giản ứng dụng trong thực tế, tại sao các thợ may, thợ xây, kỹ sưlại có thể đo được chính xác như vậy; Ngay bây giờ mời các bạn bước sang phần 2 của chương trình “Trổ tài của bé” P2: Bài mới. Phần thứ 2: “Trổ tài của bé” - Hôm nay các cô chú công nhân nhà máy may đã gởi rất nhiều mảnh vải đến nhờ chúng ta đo giúp họ. - Trước tiên các bạn quan sát cô hướng dẫn cách đo: cô hướng dẫn thao tác KN chính " Đo chiều dài của băng giấy" =>Đo trên băng vải ( Kỹ năng mới) + Cô lấy một cái thước hình chữ nhật và cầm một bút dạ: "Tay trái cô cầm thước, tay phải cô cầm bút. Cô đặt thước sao cho cạnh dưới của thước sát với mép dưới của băng vải, đầu phía bên trái của thước sát với đầu trái của băng vải. Cô lấy bút kẻ lên băng vải sát mép phải của thước để đánh dấu, rồi nhấc thước ra. Tiếp tục, cô đặt thước sao cho cạnh dưới sát mép dưới của băng vải, đầu phía trái của thước sát với vạch cô vừa kẻ. Cô kẻ lên băng vải sát mép phải của thước, rồi nhấc thước ra ... Và cô cứ tiếp tục làm như vậy cho đến hết chiều dài của băng vải ". + Các bạn hãy đếm xem trên băng vải cô đã vạch bao nhiêu đoạn? ( viết số bên cạnh ... )=> Như vậy mảnh vải cô đo dài bằng 4 lần thước đo. =>Cô vừa hướng dẫn để do chiều dài của băng vải chúng ta sẽ do như thế nào? => Ứng dụng máy chiếu cho trẻ quan sát > Bây giờ cô mời các bạn cùng tham gia phần “Trổ tài của bé” - Cho mỗi trẻ tự lấy một băng xốp bitis, 1 que tính và một cây bút dạ. - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ cách đặt que tính cho chính xác, và vạch bút dạ ngay đúng cạnh một đầu của que tính. + Đếm số đoạn đã vạch và nói kết quả đo. Chọn thẻ số đánh dấu KQ đo. => Cô nhận xét cách đo của trẻ: Có nhiều bạn rất tài ba đã nắm được cách đo và đo chính xác, tuy nhiên vẫn còn một số bạn còn chậm hơn, các bạn cần cố gắng hơn. - Bây giờ các bạn đứng sang hai đầu bàn và mỗi bạn đo xem chiều rộng của bàn các bạn đang ngồi học dài bằng mấy lần que tính. - Cô hỏi từng trẻ kết quả, cho trẻ so sánh kết quả của nhau. =>Hơn 4 thước. =>Tại sao khi đo chiều rộng của bàn số lần đo lại nhiều hơn băng vải. =>Chiều rộng của bàn rộng hơn chiều dài của băng vải. Cùng một thước đo khi đo trên các vật có kích thước khác nhau thì KQ đo cũng khác nhau. =>Trong thực tế khi đo có thể cho KQ chẵn 4,5 thước nhưng cũng có thể cho KQ lẻ; vd: hơn 4 hoặc hơn 5. P3: Luyện tập (Cùng chung sức) - Cuối cùng là phần “Cùng chung sức” - Các bạn sẽ chia thành 3 đội thi, một đội là “Chỉ xanh”; “Chỉ đỏ”; “Chỉ vàng”; các đội trưởng là ... - Các đội sẽ thi đua đo những chiếc giường giúp các bác thợ may ga đệm. - Thời gian được tính bằng 2 lần bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. - Đội nào đo xong sẽ chọn thẻ số giơ lên đánh dấu KQ đo của đội mình. Đội nào đo chính xác và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét kết quả, đội nào nhanh nhất sẽ được tặng cờ. Động viên trẻ và tặng quà cho cả lớp. HĐ3: Kết thúc: Hướng vào góc chơi - Hát cùng cô - CNXD, nghề May - Nghề dịch vụ - Trẻ thực hành đi nối gót - Trẻ trả lời - Trẻ so sánh và nói kết quả -Quan sát - Đếm nói KQ - Thực hành đo - Đo bàn của trẻ - Trả lời theo ý hiểu - Cùng tham gia đo theo đội
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_cung_be_hoc_do_do_doi_tuong.doc