Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Rau, củ, quả và những bông hoa đẹp

*Vận động

-Trẻ phát triển các cơ thông qua các môn học ,dán ,vẽ, di màu

-Trẻ hình thành khả năng phối hợp và thực hiện các vận động theo yêu cầu của cô vào bài học một cách khéo léo :Đi theo đường hẹp. Chạy theo đường thẳng .Đi theo đường gấp khúc,

- Trẻ Biết chơi các trò chơi vận động Gieo hạt. Hái quả. Gà trong vườn rau.

*Sức khoẻ sinh dưỡng

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh bản thân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh , giữ gìn vệ sinh lớp.

- Trẻ biết rau củ quả có nhiều chất vitamin cần thiết cho con người.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Rau, củ, quả và những bông hoa đẹp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 về phía trước.(Nhạc bài: Bé đi học”
- Cô làm mẫu: 3 lần
+ Lần 2: Giải thích: TTCB: Hai tay chống hông, khi có hiệu lệnh dùng sức chân nhún bật lên cao, khi tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân trên, bật tại chỗ 3 lần liền, sau đó bật về phía trước đến đích thì dừng lại.
- Gọi 1-2 trẻ khá lên thưc hiện.
- Cho trẻ nhận xét kỹ thuật của trẻ vừa thưc hiện.
+ Lần 1: Từng trẻ lên thực hiện
+ Lần 2: Thi đua 
* Củng cố: Cô cho 1 trẻ lên làm lại vận động 1 lần)
c. TCVĐ: Cho trẻ chơi “Tung cao hơn nữa”, 5-6 trẻ một quả bóng, chơi tung và bắt bóng khoảng 5-6 lần.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng tròn.
3. Kết thúc: Nhận xét.
Thứ 5 ngày 24 tháng 02 năm 2011
Tên hoạt động
MĐ- YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
GDTC;
BTPTC:Tập với nơ
VĐCB:Bật qua vạch kẽ 
-TC:Đi một hai
* Kiến thức:
-Trẻ biết vận động cơ bản Bật qua vạch kẽ thành thạo
* Kỹ năng:
-Biết nhún lấy lực bật qua vạch kẽ không chạm vạch
* Thái độ:
- Trẻ ngoan hứng thú học bài
*Cô: Đàn Vạch kẽ 30 cm chuẩn bị 
Quần áo gọn gàng 
1. ổn định: Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Mưa xuân”Cô đàm thoại và dẫn dắc vào bài.
2. Bài học
 *BTPTC:Tập với nơ
*VĐCB: Bật qua vạch kẽ
-Cô giới thiệu tên vận động 
-Lần 1 :Cô làm mẫu không giải thích 
-Lần 2 :Cô làm và giải thích :Cô đứng ở vạch định sẵn khi có hiệu lệnh 2 tay chống hông cô nhún lấy lực bật qua vạch kẽ không chạm vào vạch kẽ ,bật song cô về cuối hàng đứng
-Cô mời 1 trẻ lên tập 
-Cô cho lần lượt trẻ lên tập 
-Cô cho từng tổ thi đua 
(Cô động viên và sửa sai cho trẻ)
-Cô cho trẻ tập nâng cao theo nhạc nếu nhạc to thì các con bật nhanh hơn ,nếu nhạc nhỏ thì các con bật chậm.
-GD:khi tập các con không được xô đẩy bạn nhé.
*TCVĐ:Đi một hai
Cô giới thiệu tên trò chơi cách chơi 
(cô cho trẻ chơi 2-3 lần )
3 Kết thúc:
Cô cho trẻ làm chim mẹ chim con nhẹ nhành ra sân chơi
Thứ 6 ngày 25 tháng 02 năm 2011
Tên hoạt động
MĐ- YC
Chuẩn
bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thơ :
Mưa xuân
+ Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên thơ ,tên tác giả 
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ mưa xuân là mưa phùn bay
+ Kỹ năng:
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô mạch lạc rõ ràng không ngọng
+ Thái độ:
-Trẻ ngoan hứng thú khi cô kể truyện
- Đàn, Tranh minh hoạ thơ mưa xuân
1. ổn định :Cô cho trẻ quan sát cây hoa đào “Cô đàm thoại và dẫn dắc trẻ vào bài.
2. Bài học
-Cô giơí thiệu tên bài thơ ,tên tác giả .
-Lần 1 .Cô đọc lần 1 không tranh 
-Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ?.Tác giả của ai?
-Lần 2 .Cô đọc thơ cùng tranh minh hoạ
*Đàm thoại nội dung bài thơ 
-Mưa xuân là mưa như thế nào?
-Nhè nhẹ trên tóc của ai?
-Như hạt sương gì?
-Bạn nhỏ chào đón mưa rơi như thế nào?
-Xuân sang như thế nào có đẹp không?
*GD: Các con ạ ! mưa xuân là mưa nhè nhẹ ,mưa để cây cối đâm chồi nẩy lộc 
Khi mưa xuân là mùa của ngày tết nên bạn nhỏ rất háo hức đón xuân về đấy.
-Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ 
-Trẻ đọc cùng cô 2-3 lần 
Cô tổ chức cho tổ nhóm cá nhân lên đọc ( cô chú ý sữa ngọng cho trẻ)
 -Cô cho trẻ nghe nghệ sĩ kể lại cho các con nghe câu truyện cây táo
-Kết thúc :
Cô cho trẻ hát bài “:ra vườn hoa “
Thứ 7 ngày 26 tháng 02 năm 2011
Tên hoạt động
MĐ- YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Luyện kĩ năng di màu hoa quả
* Kiến thức: 
- Trẻ biết tô màu trên giấy theo một chiều.
* Kỹ năng: 
- Trẻ chọn màu theo ý thích và tô đều tay.
* Thái độ: 
- Có ý thức giữ gìn và bảo quản sản phẩm của mình làm ra.
* Trẻ:
- Mỗi trẻ một tờ giấy 
- Bút màu cho trẻ.
* Cô:
- Giấy, bút sáp màu.
- Bảng.
- Giá treo sản phẩm.
- Cô hướng dẫn, gợi ý cho trẻ biết cách tô: Tay trái giữ giấy, tay phải cầm bút, cầm bút bằng 3 ngón tay,..tô theo chiều ngang của tờ giấy, tô từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, đều tay,..Khi tô chú ý các mép giấy hay bị tì vào và bị quăn mép,
- Phải làm gì để giữ cho sản phẩm của mình được bền và sử dụng được lâu không bị hỏng ?
* Giáo dục trẻ cách giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
* Cho trẻ thực hiện: (Bao quát nhắc nhở trẻ cách tô)
* Nhận xét sản phẩm.
Kế hoạch hoạt động ngày: (Tuần 2)
Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2010
Tên hoạt động
MĐ- YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Vẽ thêm cho hoàn chỉnh bức tranh Trung thu
* Kiến thức: 
-Trẻ biết vẽ thêm một số chi tiết cho bức tranh và lựa chọn màu để tô màu cho bức tranh hài hoà.
* Kỹ năng:
- Trẻ có kĩ năng cầm bút khéo léo để vẽ thêm những chi tiết mà trẻ thích..
- Trẻ tô màu mịn, đều tay, không chờm ra ngoài.
* Thái độ:
- Biết chia sẻ với các bạn hoàn cảnh khó khăn.
* Cô: Tranh mẫu
- Bút sáp.
* Trẻ: Bút sáp, vở vẽ, giá treo sản phẩm.
1. ổn định: Hát: “Chiếc đèn ông sao” 
2. Quan sát + Đàm thoại: 
- Quan sát tranh về trung thu. 
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Các bạn đi đón trăng đã có đồ chơi chưa?
- Cô yêu cầu trẻ vẽ thêm đồ chơi cho các bạn.
+ Con định vẽ đồ chơi gì cho bạn? (Hỏi nhiều trẻ) 
– Cô vẽ gợi ý qua cho trẻ.
+ Muốn tô được bức tranh đẹp cần phải làm gì? 
- Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi cho trẻ.
* Trẻ thực hiện: Khi trẻ thực hiện cô bao quát, gợi ý hướng dẫn trẻ. (Gợi ý vẽ đèn ông sao, đèn cù,..)
* Nhận xét sản phẩm:
Trưng bày sản phẩm của trẻ trên giá tạo hình.
+ Ai có thể giới thiệu về bài của mình ?
+ Con thích bài nào ? Vì sao con lại thích bài này? 
+ Bạn nào có nhận xét gì về bài của bạn L ?.....
- Cô nhận xét chung.
3. Kết thúc:- Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm bạn thân”
Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010
Tên hoạt động
MĐ- YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
KPKH:
Tết trung thu
* Kiến thức:
- Trẻ biết ngày tết trung thu vào ngày rằm tháng 8 hàng năm. Mọi người đón tết trung thu bằng mâm cỗ cõ bánh kẹo, hoa quả,..Các bạn nhỏ tay cầm đèn ông sao, đèn cù,..đi đón trăng phá cỗ.
* Kỹ năng:
- Trẻ biết cách sắp xếp trang trí mâm cỗ ngày tết trung thu
* Thái độ:
- Biết cùng với các bạn vui đón trăng phá cỗ. 
- Các tranh có nội dung đón tết trung thu: Mâm quả, các cháu đang cầm đèn ông sao,.. Múa sư tử, rước đèn dưới trăng,
- Đàn
- 3 lẵng để bày quả, bánh, kẹo
- Bảng gắn kết quả của 3 đội.
1.Hát: “Chiếc đèn ông sao”
2. Quan sát đàm thoại: 
+ Ngày tết trung thu là ngày nào?
+ Tết trung thu mọi người thường chuẩn bị những gì để đón trăng? 
- Cho trẻ xem tranh có nội dung về ngày rằm trung thu.
* Đàm thoại: 
+ Vào đêm trung thu khi nhìn lên bầu trời thấy trăng ngày rằm như thế nào?
+ So với những ngày khác trong tháng ánh trăng như thế nào?
+ Gia đình các con đã chuẩn bị được những gì để đón tết trung thu?
+ Các con sẽ đón trăng ở đâu?
* Cô khái quát hoạt lại hoạt động ngày rằm trung thu.
* Luyện tập củng cố: Trò chơi “Tổ nào khéo” 
- Cho trẻ chia thành 3 đội.
- Nhiệm vụ của 3 đội là xắp xếp và bày mâm quả, bánh sao cho đẹp, nhanh.
3: Kết thúc: Hát và vận động: “Cô và mẹ”
Thứ 4 ngày 22 tháng 9 năm 2010
Tên hoạt động
MĐ- YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thơ: Trăng
+ Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ,tên tác giả,thuộc bài thơ.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ:
Trăng tròn như vành nón, như miệng giếng, như bông hoa cúc, như trái bóng hơi. Khi đứng giữa biển trời trăng như ngọn đèn hải đăng soi sáng cho những con tàu đi lại trên biển cả bao la. Và những khi trăng khuyết trông trăng lơ lửng giữa trời như chiếc thuyền thoi. Những hôm không có trăng trời tối tác giả lại càng cảm thấy yêu trăng tròn thiết tha
+ Kỹ năng:
.- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô một cách rõ dàng, đủ ý, mạch lạc.
+ Thái độ:
- Yêu cảnh đẹp đêm trăng
- Tranh minh họa bài thơ 
- Đàn.
1. ổn định: Đọc câu đố về trăng
2. Bài học
- Cô giới thiệu tên bài thơ.
- Cô đọc diễn cảm lần 1.
 + Hỏi trẻ tên bài thơ. 
- Cô đọc diễn cảm lần 2 kết hợp tranh
- Đàm thoại+ Trích dẫn: 
 + Tác giả miêu tả trăng tròn như những gì?
+ Giữa biển trời sâu thẳm, trăng đứng làm gì ở đó?
+ Các con có biết vì sao trên biển có ngọn đèn hải đăng không?
+ Những khi trăng khuyết trông trăng lơ lửng giống như cái gì?
+ Vì sao những đêm tối trời tác giả lại yêu trăng tròn tha thiết?
+ Còn các con, các con có yêu quý trăng không? Vì sao?
* Giáo dục: Yêu quý trăng, vì nhờ có trăng sáng soi đường cho chúng ta có thể nhìn thấy và đi lại dễ dàng khi đi trên đường.
- Cô đọc diễn cảm 1 lần.
* Dạy trẻ đọc thơ: 5-6 lần
* Trẻ đọc thơ: + Tổ: 1, tổ 2, tổ 3.
+ Nhóm: 2-3 nhóm (mỗi nhóm 6-7 trẻ)
* Củng cố: - Cô hát cho trẻ nghe bài hát do cô phổ nhạc từ bài thơ “Trăng”
* Kết thúc: Cùng cô vận động bài “Chiếc đèn ông sao”
- Tung và bắt bóng.
- TC: Lộn cầu vồng
* Kiến thức:
- Trẻ biết dùng sức của 2 bàn tay tung thẳng bóng lên cao, mắt nhìn theo bóng và đón bắt bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống.
 * Kỹ năng:
- Trẻ khéo léo bắt đươc bóng, không để bóng rơi.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú với bài tập 
- Sơ đồ sân tập
- 7-8 quả bóng.
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ
1.ổn định: Tổ chức hội thi chào đón 1000 năm Thăng Long, Hà Nội.
 2. Bài học: 
* Khởi động: (Nhạc: Những em bé ngoan)
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn, sau đó thực hiện các kiểu đi. Khi về hàng ngang dãn hàng để chuẩn bị tập bài tập phát triển chung.
* Trọng động
a. BTPTC: (Nhạc: Chiếc đèn ông sao)
+ Tay: Hai tay đưa trước, lên cao.
+ Chân: Ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục.
+ Lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
 + Bật: Bật tại chỗ.
b. VĐCB: - Tung và bắt bóng. ( Nhạc: Cô và mẹ)
- Giới thiệu vận động.
- Cô làm mẫu: 3 lần
+ Lần 1: Không giải thích.
+ Lần 2: Giải thích: Cầm bóng bằng 2 tay tung thẳng lên cao (40 -50 cm), mắt nhìn theo bóng và đón bắt bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống.
+ Lần 3: nhấn mạnh những điểm chính.
- Gọi 1-2 trẻ khá lên thưc hiện.
- Cho trẻ nhận xét kỹ thuật của trẻ vừa thưc hiện.
- Lần lượt cho trẻ lên thưc hiện (Khi trẻ thực hiện cô nhắc trẻ tung thẳng bóng lên cao (không tung ra phía trước hoặc sau)
- Lần 2 cho trẻ lên thi đua theo tổ.
* Củng cố: Cô cho 1 trẻ lên làm lại vận động 1 lần)
c. TCVĐ: Cho trẻ chơi “Lộn cầu vồng: Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng tròn.
3. Kết thúc: - Nhận xét, tuyên dương.
Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010
Tên hoạt động
MĐ- YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
- Dạy trẻ so sánh, nhận biết sự khác nhau về số lượng của 2 nhóm đồ vật
* Kiến thức:
- Trẻ biết so sánh nhận biết sự kh

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_diem_rau_cu_qua_va_nhung_bong.doc
Giáo án liên quan