Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm 3: Gia đình - Chủ đề: Gia đình bé

A. ĐÓN TRẺ:

 1. Đón trẻ: Trẻ biết lễ phép chào cô giáo, bố mẹ, biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

2. Hoạt động tự chọn: chơi với đồ chơi ở các góc chơi với các bạn

3. Điểm danh: cô gọi tên theo danh sách trẻ dạ to rõ ràng.

4. Trò chuyện: Các thành viên trong gđ: bé, bố mẹ, anh chị em( họ tên, sở thích), công việc của các thành viên trong gia đình ., họ hàng

 ( ông bà cô, dì, chú, bác )

THỂ DỤC SÁNG

I. Mục đích yêu cầu :

 1. Kiến thức: Trẻ hứng thú tham gia tập thể dục, tập đúng các động tác thể dục cùng cô

2. Kỹ năng: Trẻ nhanh nhẹn khi xếp hàng, điểm số 1, 2, 1, 2 đến hết hàng, tách dãn hàng

 3. Giáo dục: Trẻ biết tập thể dục giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.

II. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ

 - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.

III. Tiến hành:

1. Hoạt động 1: Khởi động

Cho trẻ đi đội hình vòng tròn đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, đi thường chuyển đội hình

2. Hoạt động 2: Trọng động

Mỗi động tác tập ( 2 lần x 8 nhịp)

 

doc17 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm 3: Gia đình - Chủ đề: Gia đình bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng: Mèo đuổi chuột
3 Chơi tự do: 
I . Yêu cầu: 
- Trẻ được quan sát và nhận xét khu nhà quanh sân trường: nhà xây 1 tầng, nhà 2 tầng
- 100% trẻ tham gia chơi trò chơi vận động
II. Chuẩn bị: 
- Khu nhà quanh sân trường, địa điểm qs
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Hoạt động có mục đích: Quan sát nhà quanh trường
Cô dẫn trẻ đến địa điểm qs thuận tiện cô dàm thoai với trẻ: 
- Có những loại nhà nào? ( Nhà cấp 4, nhà xây 1, 2, 3 tầng, nhà sàn..)
- Trong sân trường mình có mấy lớp học? đếm 1, 2, 3, 4 lớp
- Những ngôi nhà này do ai xây dựng?
- Nhà sàn được làm bằng nguyên vật liệu gì?
2. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Luật chơi: -“Mèo” chỉ cần chạm vào người “chuột “coi như là đã bắt được chuột..
- Cách chơi: Trẻ cầm tay nhau đứng vòng tròn giơ cao tay lên làm cổng cho chuột chui qua, khi mèo đuổi bắt được chuột thì chuột phải ra nhẩy lò cò.
 Cô cho trẻ chơi 3-4 lần . sau mỗi lần chơi cô đổi các vai cho nhau.
3. Chơi tự do: Cô chú ý bao quát trẻ trong khi chơi.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
	- Chơi với lô tô dân số.
	- Chơi tự do.
	- Vệ sinh, nêu gương
	- Trả trẻ.
---------------------------------------------------------------------
Ngày soạn 20/10/2010 	Ngày dạy thứ 3 ngày 26/10/2010
A. ĐÓN TRẺ: ( Như thứ 2)
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG:
Thể dục:
BÒ THẤP - CHUI QUA CỔNG
I. Mục đích - Yêu cầu.
 	1. Kiến thức.
 	 - Trẻ biết bò bằng bàn tay, cẳng chân, phối hợp chân tay nhịp nhàng và chui qua cổng không chạm cổng.
 	 - Trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Đi cầu đi quán”.
 	2. Kỹ năng.
 	 - Rèn sự khéo léo, dẻo dai của tay và chân.
 3. Giáo dục.
 	 - Giáo dục trẻ tính kỷ luật khi luyện tập.
II. Chuẩn bị.
 	 1. Cô.
 	- Cổng thể dục.
 	 - Xắc xô.
 	2. Trẻ.
 	- Vui vẻ, thoải mái.
III.Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1: Khởi động.
 - Các con ơi! Hôm nay trời rất đẹp, chúng mình cùng đến thăm nhà bà ngoại bạn Mai nhé.(Cho trẻ đi thường, đi gót chân, đi mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm).
 2. Hoạt động 2: Trọng động.
 * Bài tập phát triển chung.
( Mỗi động tác tập 2 lần x 4nhịp)
+ ĐT hô hấp 2: thổi bóng bay
+ ĐT tay 1: Hai tay đưa lên cao , ra trước
+ ĐT bụng 1: Nghiêng người sang 2 bên 
+ ĐT Chân 2: Đứng đưa chân ra trước lên cao
+ ĐT bật 2: Bật tách chân khép chân
 * Vận động cơ bản. 
 - Đường đến nhà bà ngoại bạn Mai rất khó đi nên chúng mình sẽ phải bò thấp và chui qua cổng có gai nhọn thì mới vào nhà được. 
 - Bây giờ các con cùng xem cô thực hiện trước nhé. 
 - Cô làm mẫu 2 lần cho trẻ quan sát và phân tích động tác: Bò phối hợp chân nọ, tay kia nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng. Bò tới cổng thì chui nhẹ nhàng qua cổng, không chạm người vào cổng, bò xong đứng dậy đi về đứng ở cuối hàng của mình.
 - Trẻ thực hiện: Cho 1 trẻ khá lên thực hiện trước rồi lần lượt 2 trẻ lên thực hiện 1 lần
 (Cô quan sát, sửa sai và động viên trẻ)
 - Củng cố: Cô hoặc 1 trẻ khá lên thực hiện.
 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng kết hợp đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán”.
 - Chúng mình đã đến được nhà bà ngoại bạn Mai rồi và bây giờ chúng mình cùng giúp bà chăm sóc vườn cây nào.
Hoạt động của trẻ
- Trẻ đi và chạy các kiểu.
- Trẻ tập cùng cô
 Trẻ quan sát cô tập.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ đi nhẹ nhàng và đọc đồng dao.
Trò chơi chuyển tiếp: lộn cầu vồng
TẠO HÌNH: DI MÀU HÌNH NGƯỜI THÂN
I. Mục đích - Yêu cầu.
1. Kiến thức.
 	- Trẻ biết cách di màu và thể hiện tình cảm đối với người thân qua sản phẩm của mình.
 	 - Trẻ trò chuyện về gia đình (Các thành viên trong gia đình, công việc của mỗi người trong gia đình)
 	 2. Kỹ năng.
 	 - Luyện kỹ năng di màu.
 	 3.Giáo dục.
 	- Giáo dục trẻ biết yêu thương người thân của mình.
II. Chuẩn bị.
 	1.Cô.
 	 - Tranh về gia đình.
 	- Tranh mẫu.
 	 2.Trẻ.
 	- Bút màu, tranh vẽ gia đình chưa tô màu.
III.Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1: Nghe cô kể chuyện
 - Lắng nghe.Lắng nghe.
 - Nghe cô kể chuyện: 
 Mai năm nay vừa tròn 3 tuổi và bố mẹ cho Mai đi học ở trường mầm non Hoạ Mi. Mai rất thích đến trường vì có nhiều bạn, có cô giáo và được vui chơi, học bài nữa. Hôm nay cô giáo bảo mỗi bạn hãy kể về gia đình của mình. Mai vui vẻ mang ảnh của gia đình mình ra và kể về gia đình: “Gia đình Mai có bố, mẹ, và Mai. Bố mẹ Mai là giáo viên nên bố rất thích đọc báo và mẹ thì thường cùng Mai chơi đồ chơi đấy.”
 * Thế còn gia đình của các bạn thì như thế nào?(Cô gợi ý cho trẻ nói về gia đình của mình có những ai? Bố làm gì? Mẹ làm gì?...)
 * Mai còn có rất nhiều ảnh về gia đình của mình nhưng lại chưa có màu nên Mai muốn nhờ các con di màu hình người thân giúp Mai đấy, các con có đồng ý không?
 - Bức ảnh này đã được Mai di màu, các con thấy trong ảnh thì bố Mai mặc quần áo màu gì? Mẹ Mai mặc quần áo màu gì? Mai mặc váy màu gì?...)
 - Các con thấy bạn Mai di màu như thế nào?(Hỏi 2-3 trẻ về kỹ năng di màu)
 - Các con ạ! Muốn di màu hình người thân đẹp thì phải ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn, cầm bút bằng tay phải rồi di màu tóc và quần áo cho phù hợp, di màu gọn trong hình.
 2.Hoạt động 2: Trẻ thực hiện.
 - Trong quá trình trẻ thực hiện thì cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút đúng, chọn bút màu phù hợp và di màu gọn trong hình.
 * Trưng bày sản phẩm.
 - Cho trẻ treo tranh lên giá treo tranh.
 - Cho trẻ nhận xét tranh di màu đẹp.
 - Trẻ có bài tô đẹp nói cách di màu.
 - Cô nhận xét chung và giáo dục: Ai cũng có gia đình thân yêu của mình nên các con phải biết yêu thương mọi người trong gia đình, biết làm những công việc vừa sức và ngoan ngoãn, học giỏi đúng không nào?
 3. Hoạt động 3: ra sân chơi
 - Bây giờ chúng mình cùng ra sân chơi nhé.
Hoạt động của trẻ
- Nghe gì? Nghe gì?
- Trẻ lắng nghe cô kể.
- Trẻ kể về gia đình của mình theo gợi ý của cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nói màu sắc quần áo của từng thành viên trong gia đình.
- Di màu gọn trong hình.
-Trẻ di màu hình người thân
- Trẻ treo tranh.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ nói cách di màu.
- Vâng ạ!
- Trẻ đi ra ngoài
C. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Góc phân vai: bế em, nấu ăn.
2. Góc xây dựng: xếp hình người, xếp và xây nhà.
3. Góc học tập: chơi bộ lô tô dân số
4. Góc nghệ thuật: dán, tô màu người thân trong gđ.
D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
	1. Hoạt động có mục đích: Quan sát xe đạp
	2. Trò chơi vận động: Tung bóng
	3. Chơi tự do:
I. Yêu cầu: 
- Trẻ được quan sát xe đạp biết một số bộ phận chính của xe
 100% trẻ tham gia trò chơi vận động hứng thú đúng luật.
II. Chuẩn bị: 	
- Xe đạp cho trẻ quan sát
- 4- 6 quả bóng nhựa
III. tiến hành
1. Hoạt động 1: Hoạt động có mục đích: quan sát xe đạp
Cho trẻ ra sân đứng xung quanh xe đạp: Kể tên các bộ phận trẻ biết: Khung xe, ghi đông, yên xe, bánh xe, nan hoa, bàn đạp.
- Xe đạp đi được nhờ đâu? ( con người đạp)
- Xe đạp là phương tiện gì? (giao thông đường bộ)
- Xe đạp cũng là 1 đồ dùng trong gia đình
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Tung bóng
Cô cho trẻ chơi theo nhóm: 1 bạn đứng giữa vòng tròn tung cho các bạn
3.Hoạt động 3: Chơi tự do: Cô chú ý bao quát trẻ .
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Sử dụng cuốn “ bé làm quen với toán”
- Chơi tự do
- Vệ sinh, nêu gương
- Trả trẻ.
-------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn 25/10/2010	 Ngày dạy thứ 4 ngày 27/10/2010
A. ĐÓN TRẺ: ( như thứ 2)
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG:
Toán: 
SO SÁNH CAO THẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH.
 	 I. Mục đích yêu cầu.
	1. Kiến thức:
- Trẻ biết so sánh 3 đối tượng người cao nhất, thấp hơn, thấp nhất. Biết đếm số lượng người trong gia đình.
	2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng so sánh và tư duy: Cao nhất, thấp hơn, thấp nhất.
	3. Giáo dục: 
 - Trẻ cẩn thận chính xác, yêu quý người thân trong gia đình.
 	 II. Chuẩn bị.
	- Cô: Tranh lô tô cắm que (có số người khác nhau).Thẻ số 1-2-3.
	- Trẻ: Tranh lô tô, bảng con.
 III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1. Hoạt động 1: Lớp hát: Cháu yêu bà.
 - Các con vừa hát bài gì?
 - Bài hát nói về ai?
 - Đàm thoại về gia đình trẻ.
 + Giáo dục: Yêu quý người thân trong gia đình.
 2. Hoạt động 2: dạy trẻ
 * Phần 1: Ôn tập so sánh chiều cao 2 đối tượng.
 - Cô mời hai trẻ không cao bằng nhau lên đứng cạnh nhau, cho trẻ nhận xét chiều cao của hai bạn đó, 2-3 cặp trẻ so sánh.
 * Phần 2: So sánh sắp xếp thứ tự chiều cao 3 đối tượng.
 - Cô cho trẻ quan sát người mẹ người bố.
 - Sau đó cho trẻ so sánh.
 - Người bố và người mẹ này ai cao hơn? 
 ai thấp hơn?
 - Cô thêm một người con và hỏi trẻ
 - Trong một gia đình còn có ai nữa đây.
 - Trong gia đình này ai cao nhất?
 Ai thấp hơn?
 Ai thấp nhất?
 - Cô cùng trẻ đếm số lượng người trong gia đình.
 Tất cả là 3 thành viên.
 - Thành viên nào cao nhất?
 - Thành viên nào thấp hơn?
 - Thành viên nào thấp nhất?
 - Cao nhất gắn thẻ số 1.
 - Thấp hơn gắn thẻ số 2.
 - Thấp nhất gắn thẻ số 3.
 * Phần 3: Luyện tập.
 - Chơi trò chơi: Về đúng nhà.
 + Cô có 3 tấm thẻ cùng với 3 tấm hình bố, mẹ, con.
 + Cô phát cho mỗi trẻ 1 tấm hình bố, mẹ, con, khi cô cho trẻ hát trẻ đi chơi khi có hiệu lệnh trời mưa to thì trẻ chạy về nhà có số tương ứng với thành viên trên tay mình.
 - Trẻ chơi.
 - Cô quan sát và đổi vai chơi cho trẻ.
 3. Hoạt động 3: Trẻ đọc đồng dao: 
 “Công cha như núi thái sơn
 Nghĩa me như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. 
 Ra chơi.
- Trẻ hát 1 lần.
- 1 trẻ trả lời
- Nói về bà
- Mỗi câu hỏi gọi 2-3 trẻ.
- Bố cao nhất. 
- Mẹ thấp hơn.
- Con ạ.
- 1, 2 , 3- tất cả là 3 người- gia đình nhỏ
- Bố ạ.
- Mẹ ạ.
- Con ạ.
- Trẻ gắn cùng cô và đọc.
- Chơi 4-5 lần.
cả lớp đọc 2 lần và ra chơi
C. HOẠT ĐỘNG GÓC.
	1. Góc phân vai: Bế em, nấu ăn.
	2. Góc xây dựng: Xếp hình người, xếp nhà.
	3. Góc nghệ thuật: dán, tô màu người thân trong gđ
4.Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh trong lớp. 
 D . HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
1. Hoạt động có mục đích: Quan sát các vật chìm nổi trong nước
2. Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột
3. Chơi tự do:
I. Yêu cầu:
- Trẻ quan sát và nói được các vật chìm nổi trong nước
- Chơi đúng luật và hứng thú.
II. Chuẩn bị : 
	- 1 Chậu nước, sỏi, nam châm. thuyền

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_diem_3_gia_dinh_chu_de_gia_din.doc